Solana là gì? 5 thông tin hữu ích về SOL Token

Solana là một blockchain Layer 1 hoạt động năng nổ và mạnh mẽ nhất trên thị trường thời gian qua. Mặc dù đã trải qua nhiều thăng trầm, tưởng rằng có lúc dự án phải chết đi giống Luna nhưng Solana đã hồi sinh mạnh mẽ trở thành một trong những dự án đáng đầu tư nhất trong thị trường tiền điện tử.

Solana la gi 5 thong tin huu ich ve SOL Token

Solana là gì?

Solana là một blockchain layer-1 sử dụng kết hợp hai cơ chế đồng thuận Proof of History (PoH) và Proof of Stake (PoS) để xử lý hàng nghìn giao dịch mỗi giây với chi phí thấp. Đây là blockchain web-scale đầu tiên trên thế giới, được thiết kế nhằm phục vụ việc áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như thanh toán, NFT, gaming và nhiều ứng dụng khác.

Solana là gì?
Solana là gì?

Solana bắt đầu được phát triển từ năm 2017 và chính thức ra mắt vào năm 2020 với tham vọng giải quyết được bộ ba bất khả thi của blockchain (blockchain trilemma) – một vấn đề mà Bitcoin và Ethereum gặp phải vào thời điểm đó. Bằng cách triển khai đồng thời hai cơ chế đồng thuận PoH và PoS, Solana đã nâng cao khả năng mở rộng và tốc độ xử lý giao dịch lên đến 65,000 TPS với mức phí chỉ 0,00025 USD. Từ đó, Solana được xem như một blockchain hiệu suất cao có tiềm năng thay thế Ethereum trong tương lai và thường được nhắc đến như một “Ethereum Killer” thế hệ mới.

Bên cạnh đó, Solana còn cung cấp một cơ sở hạ tầng mạnh mẽ bao gồm bộ công cụ SDK và smart contract, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà phát triển xây dựng DApp trên hệ sinh thái của mình. Nhờ khả năng xử lý giao dịch nhanh chóng với chi phí thấp, các dự án về DeFi, NFT và gaming trên Solana luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ cộng đồng.

Đọc thêm: Cộng đồng kỳ vọng Target cho Bitcoin, Ethereum, Solana như thế nào?

Cơ chế hoạt động của Solana

Để đạt được hiệu suất cao, Solana đã kết hợp nhiều công nghệ tiên tiến và độc đáo. Dưới đây là 8 công nghệ cốt lõi:

Proof of History (PoH)

Proof of History (PoH)
Proof of History (PoH)

PoH là cơ chế đồng thuận tạo ra một chuỗi thời gian đồng bộ để xác minh giao dịch một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đây là một chuỗi tính toán cung cấp khả năng xác minh bằng mật mã (code) về thời gian trôi qua giữa hai sự kiện giao dịch, sử dụng hàm băm SHA-256 tương tự như trong Bitcoin. Tuy nhiên, khác với Bitcoin, Solana không sử dụng VDF (Verifiable Delay Function) cho việc tạo ngẫu nhiên, mà mỗi node xác thực trong mạng lưới sẽ có VDF riêng.

Khi một giao dịch được gửi đi, các node sẽ bắt đầu chạy VDF của mình và tiếp tục cho đến khi tạo ra một đầu ra có thể xác minh. Solana sử dụng các đầu ra lặp lại của SHA-256 để làm mốc thời gian, giúp các node xác minh giao dịch nhanh hơn so với các blockchain sử dụng PoW hoặc PoS thông thường.

Tower Byzantine Fault Tolerance (BFT)

Tower BFT là một biến thể của thuật toán đồng thuận practical Byzantine Fault Tolerance (pBFT), sử dụng PoH làm đồng hồ mật mã. Tower BFT tối ưu hóa PoH để đạt được sự đồng thuận mà không cần phải gửi nhiều thông tin giữa các node.

Turbine

Turbine là cơ chế chia nhỏ dữ liệu, giúp việc truyền tải dữ liệu đến các node trở nên dễ dàng hơn. Thay vì truyền dữ liệu dưới dạng một khối lớn, Solana chia nhỏ dữ liệu thành các gói nhỏ hơn, giúp tăng tính hiệu quả trong việc truyền tải và giảm băng thông. Turbine sử dụng công nghệ từ Bittorrent và tối ưu hóa để truyền tải dữ liệu qua UDP (User Datagram Protocol), với mỗi gói dữ liệu được truyền qua một đường dẫn ngẫu nhiên bởi các nhà sản xuất khối (block producers).

Gulf Stream

Trong quá trình sản xuất block, network leader (nhà lãnh đạo mạng lưới) tiếp theo được xác định dựa trên số lượng token mà họ đã stake. Các client và validator có thể chuyển tiếp giao dịch cho network leader dự kiến trước thời hạn, cho phép xác nhận giao dịch nhanh hơn, thay đổi nhà lãnh đạo nhanh hơn, và giảm áp lực bộ nhớ từ các giao dịch chưa xử lý.

Sealevel

Sealevel là công cụ xử lý giao dịch song song trên nhiều GPU và SSD, làm cho Solana trở thành blockchain duy nhất hỗ trợ việc thực hiện giao dịch không chỉ xác minh chữ ký mà còn thực hiện song song trên một shard duy nhất. Sealevel có khả năng xác định tất cả các giao dịch không chồng chéo trong một block và thực hiện chúng cùng lúc. Nó cũng xử lý giao dịch trực tiếp trên phần cứng, sử dụng mã bytecode gọi là Berkeley Packet Filter (BPF) để lọc các gói dữ liệu với hiệu suất cao.

Pipelining

Pipelining
Pipelining

Pipelining là một phương pháp tối ưu hóa trong thiết kế CPU, được sử dụng rộng rãi trong quá trình xác thực giao dịch trên mạng Solana. Quá trình này giúp đảm bảo mọi phần của phần cứng luôn hoạt động hiệu quả, từ việc tìm nạp dữ liệu, xác minh chữ ký, đến ghi dữ liệu.

Cloudbreak

Cloudbreak được thiết kế để tối ưu hóa khả năng đọc và ghi đồng thời trên cấu hình RAID 0 của SSD. Trong hệ thống phân tán, việc theo dõi tài khoản có thể gặp khó khăn do hạn chế về dung lượng bộ nhớ và tốc độ truy cập, nhưng Cloudbreak giúp giải quyết vấn đề này bằng cách tăng dung lượng lưu trữ và số lượng đọc, ghi đồng thời của chương trình.

Archivers

Archivers chịu trách nhiệm lưu trữ dữ liệu từ validator và phân phối đến mạng lưới các node khác. Trên Solana, mỗi node có thể sao chép thông tin từ blockchain dựa trên không gian lưu trữ sẵn có trên phần cứng của mình, giúp đảm bảo tính toàn vẹn và khả dụng của dữ liệu trên toàn mạng lưới.

Điểm nổi bật của Solana

Điểm nổi bật của Solana
Điểm nổi bật của Solana
  • Thông lượng và khả năng mở rộng vượt trội: Với khả năng xử lý lên đến 65,000 giao dịch mỗi giây, Solana là nền tảng lý tưởng cho các nhà phát triển cần một blockchain có tốc độ giao dịch nhanh và khả năng mở rộng cao để phục vụ cho các ứng dụng phi tập trung (dApps).
  • Phí giao dịch thấp: Solana nổi bật với phí giao dịch rất thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho cả nhà phát triển lẫn người dùng, đặc biệt là đối với các dApps yêu cầu thực hiện giao dịch thường xuyên.
  • Cơ chế đồng thuận tiết kiệm năng lượng: Sử dụng cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake (PoS), Solana không chỉ bền vững với môi trường mà còn tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu nhu cầu về sức mạnh tính toán.
  • Hỗ trợ hợp đồng thông minh mạnh mẽ: Solana cung cấp khả năng hỗ trợ toàn diện cho các hợp đồng thông minh, cho phép các nhà phát triển xây dựng những dApps phức tạp trên blockchain này, đặc biệt với ngôn ngữ lập trình Rust.
  • Tính cuối cùng nhanh chóng: Solana đảm bảo tính hoàn thiện giao dịch nhanh chóng, đáp ứng tối ưu cho các giao dịch có tần suất cao và các dApps yêu cầu thời gian xác nhận nhanh.

Đội ngũ phát triển 

Đội ngũ phát triển 
Đội ngũ phát triển
  • Anatoly Yakovenko (CEO): Trước khi sáng lập Solana, Anatoly đã từng là kỹ sư phần mềm tại Dropbox và Mesosphere, và giữ vị trí Giám đốc kỹ thuật cấp cao tại Qualcomm Boulder. Ông cũng đồng sáng lập Alescere.
  • Greg Fitzgerald (CTO): Greg từng là kỹ sư phần mềm cao cấp tại Qualcomm Boulder và cũng có kinh nghiệm làm việc tại Alescere với vai trò kỹ sư phần mềm hệ thống.
  • Raj Gokal (COO): Raj từng là nhà đầu tư mạo hiểm tại General Catalyst và đã đảm nhận vai trò Giám đốc Sản phẩm tại Odama Health. Ông cũng là doanh nhân cư trú tại Rock Health và là CEO kiêm đồng sáng lập của Sano.
  • Eric Williams (Chief Scientist): Eric từng là Giám đốc dữ liệu và đồng sáng lập tại Motion, Phó Chủ tịch khoa học dữ liệu và phân tích tại Odama Health, và nhà nghiên cứu tại CERN.
  • Stephen Akridge (Co-Founder): Stephen có hơn 9 năm kinh nghiệm làm việc tại Qualcomm, một tập đoàn hàng đầu về sản xuất chip cho các hãng điện thoại. Tại Qualcomm, ông phụ trách quản lý đội ngũ kỹ sư.

Nhà đầu tư

Theo dữ liệu từ CryptoRank, Solana đã huy động thành công gần 334 triệu USD qua 2 vòng gọi vốn.

  • 30/7/2019: Solana Labs huy động thành công 20 triệu USD với sự tham gia của 9 quỹ đầu tư lớn như Multicoin Capital, Slow Ventures, và các quỹ khác.
  • 09/06/2021: Solana Labs tiếp tục gọi vốn thành công với số tiền kỷ lục 314 triệu USD. Đợt này có sự tham gia của 21 quỹ đầu tư, dẫn đầu là Polychain và A16Z, cùng với sự góp mặt của Multicoin Capital, ParaFi Capital, SeaX Ventures, Jump Trading, Genesis One Capital, và nhiều quỹ khác.

Ngoài ra, Solana cũng đã huy động thêm khoảng 15 triệu USD thông qua các đợt ICO, pre-sale, và private sale.

Hệ sinh thái Solana

Hệ sinh thái Solana
Hệ sinh thái Solana

Trong năm 2023 và 2024, Solana nổi lên như một trong những hệ sinh thái phát triển mạnh mẽ và sôi động nhất. Mặc dù đã trải qua giai đoạn khó khăn sau sự sụp đổ của FTX, khiến nhiều dự án rời bỏ, Solana vẫn không ngừng thu hút các nhà phát triển và dự án mới thông qua các sự kiện Hackathons và Hacker House. Những hoạt động này đã duy trì và khơi dậy ngọn lửa sáng tạo trong toàn hệ sinh thái. Giai đoạn cuối năm 2023 và đầu năm 2024 đã chứng kiến sự đền đáp xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng của Solana.

  • Sự bùng nổ của meme coin $BONK: Meme coin này đã tăng trưởng mạnh mẽ, mở đầu cho xu hướng meme trên Solana.
  • Dự án Depin chuyển sang Solana: Nhờ những lợi thế về nền tảng, nhiều dự án Depin đã chọn Solana làm blockchain chính.
  • Airdrop khổng lồ từ $JTO: Sự kiện airdrop của $JTO đã kích hoạt xu hướng point trên hệ sinh thái, giúp Solana thu hút nhiều giá trị hơn.
  • Solana Mobile hồi sinh: Sau một thời gian dài ế hàng, Solana Mobile đã quay trở lại với thành công lớn. Phiên bản Solana Mobile 2 mới nhận được hơn 100 nghìn đơn đặt hàng chỉ trong một tháng.

Hiện tại, Solana đã hoàn thiện các mảnh ghép cơ bản trong hệ sinh thái của mình. Hệ đang tập trung phát triển những điểm độc đáo chỉ có thể tìm thấy trên Solana, giúp duy trì và củng cố vị thế trên bản đồ blockchain toàn cầu. Tổng giá trị tài sản khóa trên hệ sinh thái đã tăng mạnh từ 500 triệu USD vào tháng 10 năm 2023 lên đến 5,4 tỷ USD vào tháng 8 năm 2024.

Dự án tương tự

Solana là một dự án Layer 1, tương tự như: Ethereum, Avalanche, Near, …

SOL Token là gì?

Sau khi đã tìm hiểu về Solana là gì? Thì dưới đây, Tiền Điện Tử sẽ cung cấp đến bạn đọc 5 thông tin bạn cần phải biết về SOL Token trước khi đầu tư vào Solana.

Thông tin cơ bản về SOL Token

  • Tên Token: Solana
  • Mã Token: SOL
  • Blockchain: Solana
  • Smart Contract: N/A
  • Giá: $160 (ngày 26/8/2024)
  • Vốn hóa thị trường (MC): 74 tỷ USD
  • Giá trị vốn hóa thị trường hoàn toàn (FDV): 92 tỷ USD
  • Tổng cung: 583,041,175 SOL
  • Nguồn cung tối đa: N/A
  • Nguồn cung lưu hành: 466,043,509 SOL

Phân bổ SOL Token

Phân bổ SOL Token
Phân bổ SOL Token

Lịch phát hành SOL Token

Lịch phát hành SOL Token
Lịch phát hành SOL Token

SOL Token đã trải qua giai đoạn lạm phát cao và hiện tại đang duy trì mức lạm phát thấp.

Công dụng của SOL Token

SOL token là native token của hệ sinh thái Solana, với các công dụng chính sau:

  • Thanh toán phí: SOL được sử dụng để thanh toán các loại phí trong mạng lưới blockchain của Solana như phí giao dịch (transactions fee), phí hợp đồng thông minh (smart contract fee),…
  • Phần thưởng: SOL được dùng làm phần thưởng cho các staker và node nhằm đảm bảo hoạt động ổn định của mạng lưới.
  • Quản trị: Trong tương lai, SOL sẽ được sử dụng để bỏ phiếu trong các quyết định quản trị mạng lưới.

Giao dịch SOL Token ở đâu?

SOL token hiện đang được giao dịch trên hầu hết các sàn giao dịch lớn như: Binance, OKX, ByBit,…

Giao Dịch SOL Trên Binance Tại Đây!!!

Nhận định cá nhân về Solana (SOL)

Solana là một dự án đã tồn tại lâu đời, trải qua nhiều biến động thị trường và từng đứng trước nguy cơ bị loại bỏ. Tuy nhiên, Solana vẫn vươn lên mạnh mẽ, trở thành đối thủ đáng gờm của Ethereum. Dự án có cơ hội được phê duyệt ETF trong tương lai khi nhiều quỹ đầu tư đã đề xuất Solana ETF.

Hệ sinh thái của Solana hoạt động rất sôi nổi, đặc biệt là các memecoin, biến nó thành một trong những mảnh đất màu mỡ nhất trong thị trường tiền điện tử hiện nay. Mặc dù SOL token đã đạt mức vốn hóa khá cao, nhưng so với Ethereum thì vẫn chỉ bằng 1/5. Mức độ lạm phát của SOL không quá cao, và token này có nhiều tiện ích khi được sử dụng trong một hệ sinh thái năng động. Tuy nhiên, xét về tổng thể, tôi vẫn không đánh giá Solana cao bằng Ethereum.

Kết luận

Tiền Điện Tử đã giới thiệu đến bạn đọc thông tin về Solana và SOL Token. Nếu có thắc mắc gì hãy để lại ở phần bình luận để được giải đáp ngay nhé!

4.9/5

Love

Mới nhất

Memecoin MELANIA la gi

Research

Memecoin MELANIA là gì? Tổng quan về MELANIA Token

Sau khi Donald Trump ra mắt memecoin cho riêng mình, chỉ sau đó 2 ngày phu nhận của ông cũng đã phát hành memecoin lấy tên của bà là MELANIA. Mặc dù dễ dàng đạt vốn hóa tỷ đô la nhưng memecoin này lại gây ra nhiều ý kiến trái chiều dành công động crypto.

trump la gi 1

Research

Memecoin TRUMP là gì? Tổng quan về TRUMP Token

Memecoin TRUMP là một dự án được chính tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát hành, dự án được lấy cảm ứng từ vụ ám sát vào ngày 13/7/2024 với hình ảnh ông giơ cao nắm tay cùng khẩu hiệu nổi tiếng "FIGHT FIGHT FIGHT". Sau 1 ngày ra mắt, memecoin này đã lập hàng loạt kỷ lục và trở thành memecoin lớn nhất trên thị trường.

Nodepay la gi Tong quan ve NC Token

Research

Nodepay là gì? Tổng quan về NC Token

Nodepay là một dự án DePIN được phát triển trên mạng lưới Solana với sản phẩm thiết thực và ứng dụng cao, bằng cách người dùng cung cấp băng thông, internet cho dự án sau đó sẽ được trả thưởng bằng một phần token. Dự án đã huy động thành công 7 triệu USD và chính thức niêm yết token NC vào ngày 17/1/2025.

AIXBT la gi Tong quan ve AIXBT Token

Research

AIXBT là gì? Tổng quan về AIXBT Token

AIXBT (aixbt by Virtuals) là một nền tảng kết hợp giữa AI và memecoin khi hỗ trợ nhà đầu tư bằng cách thu thập, xử lý thông tin từ 400 KOL về crypto sau đó phân tích và đưa ra thông tin chính xác và hữu ích dành cho nhà đầu tư. AIXBT cũng đã chính thức niêm yết lên hầu hết các sàn giao dịch lớn, mới đây nhất là Binance.

DuckChain la gi Tong quan ve DUCK Token 1

Bitcoin Layer2 | DePin | GameFi | Kiến thức | Memecoin | Research | Sàn giao dịch | Thuật ngữ crypto | Tin tức

DuckChain là gì? Tổng quan về DUCK Token

DuckChain là một giải pháp layer-2 trên Telegram sử dụng công nghệ Arbitrum Orbit. Mục tiêu là tận dụng gần 1 tỷ người dùng trên Telegram giúp họ tiếp cận với công nghệ blockchain và web3. Dự án đã nhận được sự đầu tư từ Offchain Labs cùng một vài quỹ đầu tư khác với số tiền là 5 triệu USD. Ngày 16/1/2025, DuckChain cũng đã chính thức niêm yết token DUCK.