Giao dịch P2P là gì? Cách tham gia giao dịch P2P

Giao dịch P2P là một hình thức giao dịch mà bất kỳ ai khi tham gia thị trường tiền điện tử đều phải biết và thực hiện nó. Đọc để hiểu hơn về giao dịch P2P và những lưu ý cần biết

Giao dịch P2P là gì? Có thể kiếm tiền P2P khi thị trường giảm giá (Beer Market) không?

Giao dịch P2P là một hình thức giao dịch mà bất kỳ ai khi tham gia thị trường tiền điện tử đều phải biết và thực hiện nó. Trong bài viết này, Tiền Điện Tử đi sâu vào khái niệm giao dịch P2P và những lưu ý khi giao dịch P2P trên các sàn giao dịch dành cho nhà đầu tư tiền ảo đặc biệt là người mới.

Giao dịch P2P là gì?

Giao dịch P2P là gì?

Giao dịch P2P (Peer to Peer) là quá trình trao đổi tiền điện tử trực tiếp giữa các cá nhân hoặc tổ chức mà không thông qua một bên trung gian thường gọi là giao dịch ngang hàng. Trong giao dịch này, người mua và người bán thường thực hiện trao đổi trực tiếp thông qua các sàn giao dịch trực tuyến như Binance, OKX, Bybit hay BingX…

Giao diện giao dịch P2P OKX
Giao diện giao dịch P2P OKX

Tại đây, các bên tự đưa ra giá cả mong muốn và chờ đợi một người giao dịch đối ngược phù hợp. Các giao dịch P2P thường được thực hiện bằng cách sử dụng các phương thức thanh toán trực tuyến như chuyển khoản ngân hàng, thanh toán qua ví điện tử.

Ưu điểm và nhược điểm của giao dịch P2P

Ưu điểm và nhược điểm của giao dịch P2P

Ưu điểm

  • Tính linh hoạt: Giao dịch P2P cho phép người dùng trực tiếp đặt lệnh và giao dịch tại mức giá mình muốn.
  • Tính minh bạch: Các giao dịch thường được thực hiện công khai trên blockchain, điều này tạo ra tính minh bạch cao và cho phép mọi người kiểm tra và xác nhận giao dịch.
  • Chi phí thấp: Do không có bên trung gian tham gia, nên chi phí giao dịch thường thấp hơn so với các phương thức giao dịch truyền thống.

Nhược điểm

  • Rủi ro liên quan đến thanh toán: Một số giao dịch P2P có thể gặp rủi ro khi người mua không nhập nội dung đúng mã lệnh dẫn đến lệnh bị treo khá lâu
  • Rủi ro khi giao dịch số tiền lớn: Mặc dù được phép giao dịch với số tiền lớn tuy nhiên khi giao dịch P2P với số tiền lớn hơn 10k$ thông thường người bán sẽ neo lại đơn khá lâu, một số còn yêu cầu gọi điện xác minh có thể lộ thông tin về sinh trắc học.

Một số lưu ý khi giao dịch P2P

  • Xác minh thông tin người dùng: Trước khi bắt đầu giao dịch, hãy xem xét đánh giá và phản hồi từ người dùng khác để đảm bảo tính đáng tin cậy của họ.
  • Sử dụng phương tiện thanh toán an toàn: Luôn sử dụng các phương tiện thanh toán an toàn như thanh toán qua sàn giao dịch P2P để đảm bảo tính an toàn cho cả hai bên.
  • Giữ thông tin giao dịch cẩn thận: Bảo vệ thông tin cá nhân và tài khoản của bạn. Không chia sẻ thông tin đăng nhập hoặc thông tin tài khoản thanh toán với bất kỳ ai. Đồng thời, hãy giữ tất cả thông tin và chứng cứ liên quan đến giao dịch để có thể giải quyết vấn đề nếu cần.
  • Tuân thủ các quy định sàn giao dịch: Đảm bảo bạn tuân thủ các quy định của sàn giao dịch khi giao dịch P2P đặc biệt chú ý đến thời gian và nội dung giao dịch.
  • Chỉ nên giao dịch P2P đồng USDT, các token hay đồng coin khác thì các bạn nên bán chuyển đổi thành USDT để giao dịch với mức chênh lệch ít nhất

Kiếm tiền P2P bằng cách trở thành thương gia

Một số nhà đầu tư có số tiền lớn có thể trở thành những nhà giao dịch P2P để kiếm 1 khoản phí chênh lệch giữa mua và bán. Mặc dù chênh lệch không nhiều nhưng nếu bạn có 1 số vốn lớn kèm giao dịch nhiều thì nó cũng sẽ là một khoản tiền khá ổn.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về giao dịch P2P. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay cần sự hỗ trợ trong quá trình giao dịch P2P, liên hệ ngay Tiendientu.com để được tư vấn và giải đáp.

Một số câu hỏi thường gặp khi giao dịch P2P

1. Giao dịch P2P có rủi ro không?

Giao dịch P2P vẫn tồn tại 1 số rủi ro nhất định. Tuy nhiên nếu bạn tuân thủ các quy định và hướng dẫn giao dịch P2P thì bạn sẽ luôn được đảm bảo an toàn.

2. Giao dịch P2P Bitcoin có được không?

Ngoài USDT, bạn cũng có thể giao dịch P2P Bitcoin, ETH, BNB và nhiều token khác. Tuy nhiên do đây là những token có biến động khá lớn (so với USDT), vì vậy chênh lệch giữa mua bán giao dịch P2P sẽ khá cao và bạn có thể sẽ phải chịu thiệt.

3. Làm gì khi người bán không mở khóa USDT?

Trước tiên hãy xem xét mình đã thao tác đúng quy trình giao dịch P2P chưa? 2 điều cần lưu ý chính là thời gian chuyển khoản và xác nhận trong khoảng thời gian cho phép và nội dung chuyển khoản là ID lệnh giao dịch.

Nếu bạn đã đảm bảo đúng 2 yếu tố trên, hãy chờ đợi người bán mở khóa. Người bán thông thường sẽ có 15-30 phút để mở khóa, nếu sau thời gian này bạn có thể gửi khiếu nại lên sàn giao dịch kèm bằng chứng đã chuyển khoản. Lúc này sàn giao dịch sẽ đứng ra xử lí cho bạn.

Tương tự đối với trường hợp người mua ấn đã chuyển khoản nhưng chưa chuyển khoản. Hãy khiếu nại ngay với sàn giao dịch như. Lưu ý chỉ nên tham gia các sàn giao dịch uy tín như Binance, OKX, Bybit hay BingX.

4. Có nên giao dịch P2P ngoài hay còn gọi là giao dịch OTC không?

Theo mình là không nên giao dịch bên ngoài hay giao dịch OTC. Vì giao dịch OTC sẽ không có bất kỳ ai đảm bảo cả, nếu bạn chuyển tiền mà bên bán không mở khóa sẽ rất mất thời gian xử lí hoặc có thể mất tất cả. Ngoài ra giao dịch OTC bạn cũng không thể đảm bảo và chứng minh nguồn tiền là tiền sạch vì vậy có thể dính yếu tố pháp lí sau này (một số người bán sử dụng tiền thu được từ các hoạt động kinh doanh không hợp pháp)

5. Lựa chọn thương gia giao dịch P2P

Đừng vội chọn thương gia có mức giá tốt nhất mà hãy chọn thương giá có mức giá tốt, kèm theo nhiều giao dịch và được đánh giá cao cùng thời gian giao dịch ngắn. Với mình thì mình chỉ chọn thương gia có trên 5000 giao dịch và thời gian giao dịch dưới 15 phút.

0.0/5

Love

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mới nhất

Pavel Durov la ai Cung tim hieu ve CEO Telegram

Tin tức | Editor Choice | Người mới

Pavel Durov là ai? Cùng tìm hiểu về CEO Telegram

Pavel Durov là một tỷ phú nước Nga, người đã khai sinh ra ứng dụng Telegram thu hút gần 1 tỷ người dùng. Telegram hiện là 5 ứng dụng tin nhắn thu hút nhiều người dùng nhất trên thế giới cùng với Whatsapp, Facebook Messenger, Snapchat và Wechat. Trước khi thành lập Telegram ông cũng đã có cho mình một ứng dụng mạng xã hội dành cho quê hương là Vkontakte (VK). Ông cũng dấn thân vào trong lĩnh vực tiền mã hóa khi là người thành lập Toncoin.

VC la gi Top 10 VCs hang dau trong thi truong tien dien tu

Người mới | Editor Choice

VC là gì? Top 10 VCs hàng đầu trong thị trường tiền điện tử

Thị trường tiền điện tử luôn chịu sự chi phối từ các quỹ đầu tư mạo hiểm (VC). Đây là một tổ chức rót tiền cho các dự án phát triển và thu về khoản lợi nhuận khổng lồ, dưới đây sẽ là 10 quỹ đầu tư hàng đầu trong thị trường do CoinmarketCap thông kê và được chúng tôi biên tập lại.

Cach lay lai Ton khi nhap sai hoac thieu Tag

Người mới | Altcoin | Editor Choice

TON Memo là gì? Lưu ý khi chuyển tiền mạng TON Blockchain

TON đang ngày càng củng cố vị thế của mình trong thị trường tiền điện tử. Vì vậy giao dịch TON là một điều dễ dàng gặp phải. Nhưng rất nhiều người gặp vấn đề khi giao dịch TON, đặc biệt là TON Memo. Hãy cùng tiền điện tử tìm hiểu về nó nhé.

OTC la gi Tai sao nen giao dich OTC trong crypto

Người mới | Editor Choice

OTC là gì? Tại sao nên giao dịch OTC trong crypto

OTC là gì? Giao dịch OTC trong thị trường tiền điện tử có gì đặc biệt? Cùng Tiền Điện Tử tìm hiểu ngay nhé!

Bybit Launchpad la gi Huong dan tham gia Launchpad tren Bybit

Người mới | Editor Choice

Bybit Launchpad là gì? Hướng dẫn kiếm tiền trên Bybit Launchpad

Bybit launchpad là gì? Mô hình này có gì đặc biệt trên sàn giao dịch Bybit? Làm sao để tham gia nó? Cùng Tiền Điện Tử tìm hiểu ngay nhé!