Việt Nam đặt mục tiêu dẫn đầu về nghành công nghiệp blockchain đến 2030

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký ban hành Chiến lược Blockchain Quốc gia vào ngày 22/10 vừa qua với tầm nhìn đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu khu vực về nghiên cứu và ứng dụng công nghệ blockchain vào năm 2030.

Ngày 22/10/2024, Chính phủ đã chính thức ban hành Quyết định số 1236/QĐ-TTg về Chiến lược quốc gia phát triển công nghệ Blockchain đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong lộ trình số hóa nền kinh tế Việt Nam.

Chiến lược đặt ra tầm nhìn đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu khu vực về nghiên cứu và ứng dụng công nghệ blockchain vào năm 2030. Các mục tiêu cụ thể bao gồm phát triển 20 thương hiệu blockchain uy tín, thiết lập 3 trung tâm thử nghiệm tại các đô thị lớn và đưa các cơ sở nghiên cứu vào top 10 châu Á.

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký ban hành Chiến lược Blockchain Quốc gia vào ngày 22/10
Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký ban hành Chiến lược Blockchain Quốc gia vào ngày 22/10

Để hiện thực hóa những mục tiêu trên, Chính phủ đề ra 5 nhóm giải pháp trọng tâm:

  • Hoàn thiện khung pháp lý
  • Phát triển hạ tầng blockchain
  • Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
  • Thúc đẩy ứng dụng công nghệ
  • Tăng cường hợp tác quốc tế

Đọc thêm: Việt Nam và UAE dẫn đầu trong việc áp dụng tiền điện tử

VTV bất ngờ quảng cáo rầm rộ cho sàn OKX

OKX ra mắt Trung tâm tăng trưởng Telegram trị giá 10 triệu USD

Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, cùng Hiệp hội Blockchain Việt Nam được giao nhiệm vụ triển khai các giải pháp này. Trong đó, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đảm nhận vai trò phát triển các nền tảng blockchain “Make in Vietnam” nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong khu vực.

Song song với chiến lược phát triển blockchain, Chính phủ cũng đẩy mạnh hoàn thiện khung pháp lý về tài sản số. Động thái này nằm trong nỗ lực đưa Việt Nam ra khỏi danh sách xám của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) trước tháng 5/2025, theo Kế hoạch Hành động quốc gia được ban hành tại Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 23/2/2024.

Kể từ khi Việt Nam được FATF đưa vào danh sách xám (tháng 6/2023), Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tích cực đóng góp vào quá trình hoàn thiện khung pháp lý thông qua nhiều hoạt động thiết thực. Cụ thể, Hiệp hội đã tổ chức 7 hội thảo chuyên đề về xây dựng khung pháp lý tài sản số, đồng thời đệ trình nhiều văn bản góp ý lên các cơ quan có thẩm quyền như Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Bộ Thông tin và Truyền thông và Chính phủ.

Theo dõi ngay Tiền Điện Tử để cập nhật thông tin mới nhất, các bài phân tích chuyên sâu về thị trường tiền điện tử cùng những chương trình Airdrops tiềm năng mỗi ngày.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mới nhất

Pi Network

Pi Network sẽ biến động mạnh sau hoạt động đáng ngờ trên Banxa

Một chuyên gia đã cảnh báo các nhà đầu tư nên chuẩn bị tâm lý cho sự biến động giá mạnh của Pi Network, sau...

Altcoin

Thị trường tiền mã hóa quý 1/2025: Giấc mơ bong bóng tan vỡ

Thị trường tiền mã hóa vừa trải qua Q1/2025 vô cùng thấp vọng, dù Bitcoin chỉ điều chỉnh nhẹ nhưng đa phần altcoin giảm mạnh,...

Altcoin

XRP có thể đạt 6 USD khi đợt điều chỉnh sóng 2 kết thúc

Giá XRP đang đứng trước cơ hội bứt phá mạnh mẽ lên 6 USD khi các tín hiệu kỹ thuật và kỳ vọng về quỹ...

Altcoin

Binance công bố dự án thứ 68 trên Launchpool: Initia (INIT)

Sàn giao dịch Binance thông báo dự án thứ 68 trên Binance Launchpool là Initia (INIT) - một nền tảng blockchain Layer 1 kết hợp...

Bitcoin

Gần 90% nhà đầu tư Bitcoin vẫn đang có lợi nhuận

Giá Bitcoin đang dao động quanh mức 85.000 USD, nhưng thay vì báo hiệu rủi ro, các dữ liệu thị trường cho thấy đây là...