Ethereum và các blockchain lớn hiện đang gặp phải vấn đề về tốc độ xử lý giao dịch và chi phí gas cao. Chính vì vậy, dự án Layer 2 ra đời như một giải pháp mở rộng mạng lưới, giúp giảm thiểu chi phí và tăng hiệu suất giao dịch. Trong bài viết sau đây của Tiền Điện Tử, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về các dự án Layer 2 nổi bật, cũng như những xu hướng và cơ hội đầu tư trong năm 2025.
Layer 2 là gì?
Bạn có biết Layer 2 là gì? Layer 2 là một lớp mở rộng được xây dựng trên blockchain chính (Layer 1) nhằm giải quyết các hạn chế về khả năng mở rộng? Các blockchain như Ethereum vốn được thiết kế rất an toàn nhưng khả năng xử lý giao dịch thấp, dẫn đến phí giao dịch cao và thời gian chờ đợi lâu.
Dự án Layer 2 xuất hiện nhằm giúp xử lý giao dịch ngoài chuỗi chính (off-chain) rồi gom lại để ghi nhận lên Layer 1 một cách nhanh chóng và tiết kiệm hơn. Nhờ đó, người dùng có trải nghiệm mượt mà hơn, đặc biệt trong các ứng dụng DeFi, NFT hoặc game blockchain vốn cần tốc độ cao và phí thấp.
Layer 2 hoạt động như thế nào?

Layer 2 là những giải pháp được xây dựng để “giảm tải” cho blockchain chính (Layer 1) như Ethereum. Các dự án Layer 2 thường áp dụng một trong những cơ chế sau:
Rollups
Đây là phương pháp phổ biến nhất hiện nay, gồm hai loại: Optimistic Rollups và ZK-Rollups. Cả hai đều gom nhiều giao dịch lại, xử lý ngoài chuỗi chính, sau đó chỉ gửi một bản chứng minh lên Layer 1. Nhờ đó, giảm đáng kể phí gas và tăng tốc độ xử lý.
Plasma
Tưởng tượng Plasma giống như những “chuỗi con” nhỏ, hoạt động song song với chuỗi chính. Các giao dịch được xử lý trên các chuỗi phụ này, rồi kết quả mới được gửi về chuỗi chính. Điểm mạnh là phân tán tải hiệu quả, tuy nhiên độ tương tác giữa các chuỗi có thể bị giới hạn.
State Channels
Cơ chế này cho phép hai bên giao dịch trực tiếp với nhau ngoài chuỗi, giống như mở một “kênh riêng tư”. Khi hoàn tất giao dịch, chỉ trạng thái cuối cùng mới được cập nhật lên Layer 1. Điều này giúp tiết kiệm chi phí và tăng tốc độ xử lý, rất phù hợp với các giao dịch tần suất cao.
Validium
Validium hoạt động khá giống ZK-Rollups, nhưng điểm khác biệt là dữ liệu được lưu trữ ngoài chuỗi hoàn toàn. Điều này giúp cải thiện tốc độ và khả năng mở rộng, nhưng lại cần đánh đổi một chút về độ bảo mật so với khi lưu dữ liệu trực tiếp trên chuỗi.
Mỗi công nghệ Layer 2 đều có ưu nhược điểm riêng về tốc độ xử lý, mức độ an toàn và khả năng mở rộng. Việc bạn hiểu rõ các cơ chế này sẽ giúp đưa ra quyết định sáng suốt hơn khi muốn tham gia hay đầu tư vào các dự án Layer 2 phù hợp với nhu cầu của mình.
>> Xem thêm: SocialFi là gì? Top 5 dự án SocialFi đáng chú ý 2024
Các dự án Layer-2 đáng chú ý
Layer-2 đang ngày càng trở thành trụ cột trong quá trình mở rộng mạng Ethereum. Dưới đây là những dự án Layer-2 đáng chú ý nhất hiện nay mà bạn nên theo dõi nếu quan tâm đến công nghệ blockchain và cơ hội đầu tư tiềm năng.
Arbitrum

Arbitrum là một trong những dự án Layer-2 đi đầu trên Ethereum, sử dụng công nghệ Optimistic Rollups để cải thiện hiệu suất. Nhờ cơ chế này, Arbitrum xử lý giao dịch nhanh hơn gấp 10 lần và giảm tới 95% chi phí gas so với Ethereum gốc.
Với thông lượng lên tới 4.000 giao dịch mỗi giây (TPS) và chiếm hơn 51% tổng giá trị khóa (TVL) trên toàn bộ hệ sinh thái Layer-2 tính đến tháng 1/2024, Arbitrum thực sự là một cái tên đáng gờm. Được hậu thuẫn bởi những cái tên lớn như Pantera Capital và Coinbase Ventures, dự án đã huy động thành công 123 triệu USD.
Optimism

Cũng sử dụng công nghệ Optimistic Rollups, Optimism giúp cải thiện tốc độ giao dịch lên tới 26 lần và tiết kiệm đến 90% chi phí gas. Dự án hỗ trợ rất nhiều ứng dụng trong lĩnh vực DeFi, NFT và DAO.
Đồng token OP không chỉ dùng để thanh toán phí giao dịch, mà còn đóng vai trò trong staking và quản trị cộng đồng. Optimism đã gọi vốn thành công 267,5 triệu USD từ các quỹ lớn như a16z và Coinbase Ventures.
Polygon

Polygon không còn xa lạ gì với người dùng blockchain. Dự án sử dụng chuỗi riêng với cơ chế Proof of Stake (PoS) để xử lý giao dịch, đạt hiệu suất hơn 65.000 TPS và mức phí cực thấp.
Polygon rất mạnh về mảng NFT và các giao thức DeFi. Những cái tên nổi bật như Aave, SushiSwap, Curve, OpenSea và Rarible đều đã tích hợp với hệ sinh thái của họ. Polygon còn bắt tay với những thương hiệu lớn như Nike, Reddit và Starbucks, đồng thời gọi vốn thành công 457 triệu USD.
Base

Base là dự án Layer-2 được phát triển bởi chính sàn Coinbase, ứng dụng công nghệ OP Stack. Dự án hướng tới việc tận dụng tối đa sức mạnh bảo mật của Ethereum và khả năng tương thích với EVM.
Lợi thế lớn nhất của Base chính là sự hậu thuẫn từ Coinbase – một sàn giao dịch có tầm ảnh hưởng toàn cầu với hơn 100 tỷ USD tài sản. Điều này mang lại cho Base nền tảng vững chắc để phát triển hệ sinh thái của riêng mình.
Manta Network

Nếu bạn quan tâm đến quyền riêng tư khi sử dụng blockchain, Manta Network là lựa chọn đáng cân nhắc. Dự án ứng dụng công nghệ Zero-Knowledge Proofs (ZKP) để hỗ trợ các giao dịch ẩn danh, bảo vệ thông tin người dùng.
Với ưu thế vượt trội về bảo mật, Manta đã thu hút được sự quan tâm của các quỹ lớn như The Spartan Group và Binance Labs, gọi vốn thành công 60 triệu USD.
Starknet

Starknet sử dụng công nghệ độc quyền STARK (Scalable Transparent Argument of Knowledge), giúp xử lý hàng nghìn giao dịch mỗi giây với chi phí thấp. Kế hoạch phát triển trong năm 2024 bao gồm việc tích hợp các cải tiến mới như EIP-4844 và chế độ Volition để tối ưu chi phí.
Dự án đã huy động 285 triệu USD từ những tên tuổi hàng đầu như Paradigm và Pantera Capital.
Immutable X

Khác với các dự án đa năng, Immutable X tập trung tối ưu cho mảng NFT. Sử dụng công nghệ ZK-STARK, Immutable X đảm bảo cả tốc độ và bảo mật khi xử lý tài sản số.
Đồng token IMX là trung tâm của hệ sinh thái, hỗ trợ thanh toán phí và khuyến khích sự phát triển của các ứng dụng NFT, đặc biệt trong lĩnh vực game blockchain. Dự án đã gọi vốn thành công 322 triệu USD.
Linea

Linea là giải pháp zk-Rollup do ConsenSys – công ty mẹ của Metamask và Infura – phát triển. Dự án sử dụng công nghệ zkEVM, giúp các ứng dụng phi tập trung (DApp) chuyển từ Ethereum sang Linea một cách dễ dàng mà không cần thay đổi mã nguồn.
Điểm mạnh của Linea là khả năng tương thích cao và tối ưu trải nghiệm cho nhà phát triển, mở ra tiềm năng rất lớn trong thời gian tới.
Metis

Metis cũng dùng Optimistic Rollups, nhưng nổi bật với khả năng hỗ trợ đa dạng các lĩnh vực: từ DeFi, NFT đến GameFi. Giao diện thân thiện và cộng đồng phát triển năng động giúp Metis ngày càng mở rộng hệ sinh thái của mình.
Dự án đã nhận được sự đầu tư từ OKX Ventures và Genblock Capital, với tổng số vốn gọi được là 11 triệu USD.
zkSync

Cuối cùng, không thể không nhắc đến zkSync – dự án tiên phong trong việc ứng dụng zk-Rollup để mở rộng Ethereum. Mục tiêu của zkSync là cải thiện hiệu suất mà vẫn giữ được tính phi tập trung và an toàn vốn có của Ethereum.
Dự án hiện đang phát triển nhanh chóng, hỗ trợ nhiều mảng như DeFi, Bridge, NFT và DAO. Với sự hậu thuẫn từ a16z, Coinbase Ventures và nhiều quỹ lớn, zkSync đã gọi được tới 458 triệu USD.
Những điều bạn nên cân nhắc trước khi đầu tư vào Layer 2

Không phải cứ thấy một dự án Layer 2 nổi tiếng là nhảy vào đầu tư ngay, nhất là với những người mới. Để đầu tư hiệu quả và tránh rủi ro, bạn nên xem xét kỹ một vài yếu tố sau:
- Khối lượng giao dịch và TVL (Tổng giá trị khóa): Đây là hai chỉ số thể hiện rõ mức độ hoạt động và độ tin cậy của một dự án. TVL cao cho thấy nhiều người đang tin tưởng “gửi gắm” tài sản vào nền tảng đó – một dấu hiệu tốt để đánh giá tiềm năng tăng trưởng.
- Hệ sinh thái ứng dụng phong phú: Càng nhiều dApp, dự án DeFi hay NFT được xây dựng trên Layer 2 thì càng chứng tỏ nền tảng đó có sức hút và tiềm năng mở rộng lớn. Một hệ sinh thái phát triển thường kéo theo nhiều dòng tiền đổ vào.
- Đội ngũ sáng lập và các nhà đầu tư đứng sau: Một dự án có “chống lưng” bởi những cái tên lớn trong giới đầu tư hay được dẫn dắt bởi đội ngũ uy tín, giàu kinh nghiệm sẽ luôn là điểm cộng. Họ không chỉ mang đến nguồn vốn mà còn tạo dựng niềm tin cho cộng đồng.
- Tokenomics và cơ chế staking: Bạn nên xem xét cách token được phân phối, có bị tập trung vào một nhóm cá nhân hay không. Ngoài ra, các chính sách khuyến khích người dùng nắm giữ hoặc staking token cũng ảnh hưởng lớn đến giá trị lâu dài của dự án.
Dự án Layer 2 chính là tương lai của các blockchain lớn như Ethereum, giúp xử lý các vấn đề về tốc độ và phí giao dịch. Hiểu rõ về Layer 2 và các dự án tiềm năng sẽ giúp bạn có những quyết định đầu tư thông minh và kịp thời. Hãy tiếp tục cập nhật thông tin từ các nguồn uy tín để không bỏ lỡ cơ hội trong làn sóng công nghệ blockchain phát triển mạnh mẽ này. Qua bài này, Tiền Điện Tử đã giới thiệu đến bạn đọc 10 dự án Layer 2 đáng chú ý nhất trong thời gian tới. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hãy để lại ở phần bình luận để được giải đáp thắc mắc ngay nhé!
This was beautiful Admin. Thank you for your reflections.