RWA là gì? Top 5 dự án Real World Assets đáng chú ý 2024

RWA là gì? Tại sao Real World Assets lại là xu hướng và hứa hẹn nhiều tiềm năng trong thời gian tới. Cùng Tiền Điện Tử tìm hiểu tại đây nhé.

RWA la girwa tdt

Xu hướng chuyển đổi tài sản thực (RWA) thành dạng tài sản số trên blockchain đang trở thành chủ đề nóng hổi trong thị trường tiền điện tử. Xu hướng chuyển đổi này giúp giải quyết được nhiều vấn đề mà tài sản thực đang gặp phải, mang đến nhiều cơ hội đầu tư mới cho thị trường tài chính. Vậy RWA là gì? Cùng Tiền Điện Tử tìm hiểu ngay nhé!

RWA là gì?

RWA hay còn gọi Real World Assets là những tài sản truyền thống như tiền mặt, hàng hóa, cổ phiếu, trái phiếu, tín dụng, tác phẩm nghệ thuật được chuyển đổi thành các mã thông báo kỹ thuật số hay còn gọi là tài sản số trên blockchain.

Việc chuyển đổi các tài sản thực RWA mở ra những cơ hội mới trong việc truy cập, trao đổi và quản lý các tài sản này.

RWA là gì?

Token hóa tài sản là một trong những ứng dụng tiềm năng nhất của công nghệ blockchain, có thể áp dụng cho gần như mọi hoạt động kinh tế. Tương lai của tài chính có thể sẽ nằm trên các chuỗi blockchain hỗ trợ hàng nghìn tỷ USD của các tài sản vật chất và truyền thống được mã hóa. Điều này sẽ diễn ra trên một nền tảng chung gồm các mạng blockchain phân tán được kết nối theo tiêu chuẩn tương tác phổ quát.

Vai trò của Real World Assets

Vai trò của Real World Assets

Hiện tại, Real World Assets (RWA) đang chiếm thị phần khá nhỏ trong DeFi TVL (không bao gồm các Stablecoin như USDT, USDC). Tuy nhiên, khi các lớp ứng dụng hỗ trợ phát triển mạnh, thị phần của Real World Assets (RWA) chắc chắn sẽ mở rộng hơn nữa. Sự phát triển của RWA sẽ có những vai trò chính như:

  • Tăng vốn hóa thị trường DeFi do nhiều tài sản trong thế giới thực được mã hóa vào thị trường.
  • Giúp thị trường DeFi có nhiều ứng dụng thực tế hơn, mang lại giá trị cho thế giới thực.
  • Xóa bỏ rào cản về địa lý, giúp tài sản được sử dụng trên toàn cầu.
  • Tối ưu hóa dòng vốn trên thị trường toàn cầu.
  • Mở ra cơ hội cho sự ra đời của các dự án mới hỗ trợ ứng dụng Real World Assets.
  • Giúp người dùng trong thị trường DeFi tiếp cận thêm tài sản và nguồn yield mới.
  • Giúp người dùng trong thị trường truyền thống tận dụng lợi thế của blockchain và DeFi.

Ứng dụng của Real World Assets – RWA

Ứng dụng của Real World Assets

Sau khi mã hóa, RWA trở thành các tài sản số như token hay NFT. Vì vậy, các ứng dụng của tài sản RWA cũng sẽ tương tự. Điểm khác biệt duy nhất là đối với các tài sản mới, thị trường có thể ra mắt những nhánh mới để phục vụ loại tài sản này.

  • Giao dịch: Sau khi được mã hóa, nếu tài sản là token thì sẽ được giao dịch trên các DEX như Uniswap. Nếu là NFT thì có thể giao dịch trên các marketplace.
  • Thế chấp & cho vay: Hiện tại, tính ứng dụng của RWA trong thị trường DeFi chưa nhiều. Hoạt động phổ biến nhất là thế chấp RWA để vay Stablecoin.
  • Yield Generator: Đối với RWA, thị trường sẽ có nhiều cách để tạo ra dòng tiền từ chúng. Ví dụ: Một căn nhà (RWA) được mã hóa thành NFT trong thị trường DeFi có thể được phân mảnh (Fractionalization) cho phép nhiều người dùng đầu tư, quản lý theo mô hình DAO để mọi người cùng đề xuất cách tạo ra dòng tiền từ căn nhà (cho thuê nhà), hoặc chủ nhà có thể thế chấp bất động sản để vay tiền mã hóa.

Vì tài sản thực RWA có thể mã hóa thành các tài sản số gần như không giới hạn, RWA sẽ phục vụ nhiều ngành nghề khác nhau như bất động sản, giáo dục, thương mại, y tế… Vấn đề khó nhất mà các nhà phát triển cần giải quyết là tạo ra một thị trường hoạt động sôi nổi cho chúng, tương tự như OpenSea đã làm cho NFT. Để làm được điều này, thị trường cần sự tiên phong của các dự án đầu ngành. Hiện tại, đã có một số dự án tiên phong như Aave, MakerDAO, Chainlink…

Ưu điểm và nhược điểm của Real World Assets (RWA)

Ưu điểm và hạn chế của Real World Assets (RWA)

Ưu điểm

  • Tăng tính thanh khoản: RWA mã hóa giúp tăng cường tính thanh khoản cho các tài sản kém thanh khoản truyền thống bằng cách tạo điều kiện thanh khoản toàn cầu trên nền tảng blockchain, với sự hỗ trợ của Chainlink CCIP.
  • Tăng tính minh bạch: Tài sản mã hóa được ghi lại trên chuỗi giúp tăng tính minh bạch và quản lý tài sản có thể được kiểm toán, giảm rủi ro hệ thống tổng thể.
  • Mở rộng khả năng truy cập: RWA mã hóa mở rộng cơ sở người dùng tiềm năng của các loại tài sản bằng cách tạo điều kiện truy cập dễ dàng qua các ứng dụng blockchain, cho phép một nhóm người dùng lớn hơn có thể sử dụng các tài sản mà trước đây họ không có sẵn thông qua quyền sở hữu theo tỷ lệ.

Hạn chế

  • Quy định: Mỗi khu vực có sự khác nhau đáng kể trong quy định về thị trường tiền điện tử.
  • Lưu trữ tài sản: Bảo vệ các tài sản tài chính hoặc pháp lý cơ bản hỗ trợ mã thông báo kỹ thuật số là rất quan trọng để ngăn chặn hành vi trộm cắp, gian lận hoặc xử lý tài sản không đúng cách.
  • Đánh giá đúng giá trị tài sản: Việc xác định giá trị chính xác của tài sản trong thế giới thực và chia nó thành các mã thông báo có thể giao dịch có thể mang tính chủ quan và dễ xảy ra sai sót. Sự bất đồng của nhà đầu tư có thể xuất phát từ sự khác biệt về định giá.

Top 5 dự án Real World Assets (RWA) nổi bật nhất 2024

Chainlink (LINK)

Chainlink (LINK)

Chainlink là dự án Oracle cung cấp giá cho nhiều Dapp trong thị trường Crypto, đồng thời phát triển giải pháp mã hóa các Real World Assets. Họ sẽ mã hóa bức tranh Mona Lisa thành các token, sau đó dữ liệu sẽ được đưa vào Chainlink Network để mã hóa thành các token/NFT đại diện cho bức tranh.

Đọc thêm: Chainlink hoàn thành thí điểm hợp tác với các ngân hàng Hoa Kỳ

MakerDAO (MKR)

MakerDAO (MKR)

MakerDAO là một trong những Lending Platform nổi bật nhất, cho phép người dùng thế chấp ETH và nhiều tài sản khác để đúc ra Stablecoin của nền tảng. Để mở rộng thị trường cho vay, MakerDAO đã chấp nhận tài sản thế chấp là các Real World Assets để các tổ chức tài chính có thể vay DAI.

Ondo Finance (ONDO)

Ondo Finance (ONDO)

Ondo là nền tảng DeFi tập trung vào việc token hóa Real World Assets (RWA), mã hóa các loại trái phiếu khác nhau như trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ ngắn hạn, trái phiếu cấp đầu tư và trái phiếu doanh nghiệp với lãi suất cao. Ondo cũng giới thiệu Flux Finance, giao thức DeFi cho vay cho phép vay stablecoin dựa trên tài sản kho bạc Hoa Kỳ được mã hóa.

Goldfinch (GFI)

Goldfinch (GFI)

Goldfinch là dự án cho vay cho các doanh nghiệp trong thế giới thực, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi. Goldfinch hỗ trợ nhiều loại hình kinh doanh khác nhau và mang lại lợi suất hấp dẫn lên tới 30%, giúp doanh nghiệp vay tiền mã hóa mà không cần tài sản kỹ thuật số làm tài sản thế chấp.

Centrifuge (CFG)

Centrifuge (CFG)

Centrifuge là dự án cho phép người dùng, doanh nghiệp vừa và nhỏ thế chấp tài sản thực để tạo ra những khoản vay Crypto. Centrifuge sử dụng NFT để tăng độ tin cậy và tính đảm bảo của các tài sản thực khi cho vay.

Kết luận

Tiềm năng phát triển của việc mã hóa các tài sản thực – Real World Assets và đưa chúng vào ứng dụng trên các chuỗi khối và thị trường tài chính phi tập trung là vô cùng lớn. RWA có thể trở thành giải pháp hàng đầu trong việc chuyển dịch và tích hợp các tài sản thực từ thị trường truyền thống vào DeFi. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức cần được giải quyết để giải phóng tiềm năng thực sự của Real World Assets.

Bài viết nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn RWA là gì và tiềm năng tăng trưởng nó trong tương lai. Nếu bạn đọc có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc hãy để lại ở phần bình luận để được giải đáp thắc mắc ngay nhé!

4.6/5

Love

Mới nhất

BIO Protocol la gi Tong quan ve BIO Token

Kiến thức | Research | Sàn giao dịch | Thuật ngữ crypto | Tin tức

BIO Protocol là gì? Tổng quan về BIO Token

BIO Protocol là một giao thức dẫn đầu cho xu hướng Desci (khoa học phi tập trung) với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của công nghệ sinh học giúp cải thiện đời sống cho loài người. BIO mới đây đã được Binance giới thiệu là dự án 63 trên nền tảng launchpool và sẽ niêm yết vào ngày 3/1/2025 tới đây.

59 du an crypto duoc tung ra trong 2024 la doc hai

Tin tức | Altcoin | Bitcoin | Memecoin | Người mới | Pi Network | Video

59% dự án crypto được tung ra trong 2024 là độc hại?

Theo báo cáo từ Blockaid, có tới 59% dự án crypto được phát hành trong 2024 là độc hại, tiêu biểu là memecoin.

Pudgy Penguins la gi Tong quan ve PENGU Token

Research | Memecoin | NFT | Tin tức

Pudgy Penguins là gì? Tổng quan về PENGU Token

Pudgy Penguins là dự án được phát triển bởi công ty Igloo với hàng loạt sản phẩm lấy cảm hứng từ Chim Cánh Cụt. Nổi bật nhất là bộ sưu tập NFT nổi tiếng Pudgy Penguins (cùng tên dự án) có giá trị lên đến 9000 ETH cho 1 NFT. Dự án đã phát hành token PENGU vào ngày 17/12/2024 vừa qua.

Vana La Gi Tong quan ve VANA Token

AI | Research | Tin tức

Vana Là Gì? Tổng quan về VANA Token

Vana - Dự án Launchpool thứ 62 của sàn Binance là một Blockchain Layer-1 được phát triển vào 2018 với mục đích tận dụng dữ liệu của người dùng cung cấp, sau đó chuyển đổi thành dữ liệu để huấn luyện AI.

AI Agent la gi Top 5 du an AI Agent dang chu y trong crypto

AI | Người mới

AI Agent là gì? Top 5 dự án AI Agent đáng chú ý trong crypto

AI Agent là một khái niệm mới nổi sử dụng công nghệ machine learning và deep learning để xây dựng thành một mô hình dạng bot tự động, giúp người dùng thực hiện các tác vụ một cách dễ dàng hơn.