Chỉ trong 24 giờ qua, giá PUMP token đã tăng 15% sau khi dự án chuyển khoản 18 triệu USD vào ví mua lại. Động thái này nhanh chóng thu hút sự chú ý từ cộng đồng đầu tư. Nhưng liệu đây có phải là tín hiệu của một cuộc phục hồi thật sự, hay chỉ là phản ứng tâm lý ngắn hạn trước khi “bong bóng” xì hơi?
Buyback – Cú hích tâm lý hay chiến lược dài hạn?
Sau đợt ICO thành công gần đây, Pump.fun trở thành tâm điểm bàn luận. Dù được định giá tới 4 tỷ USD, dự án vẫn đối mặt với nhiều hoài nghi vì token PUMP bị đánh giá là thiếu tiện ích thực tế, không có cơ chế quản trị, cũng như không chia sẻ doanh thu cho người nắm giữ.
Tuy nhiên, dữ liệu on-chain gần đây cho thấy Pump.fun đã chuyển 18 triệu USD vào ví buyback chuyên dụng. Theo EmberCN, nền tảng này đã sử dụng doanh thu từ phí giao dịch để mua lại 3,04 tỷ PUMP token, góp phần giảm nguồn cung lưu thông và đẩy giá tăng mạnh.
Tại thời điểm viết bài, giá PUMP đạt 0,00656 USD, tăng khoảng 12% trong vòng 24 giờ.
Trong cả thị trường tài chính truyền thống và crypto, buyback là chiến lược phổ biến nhằm tạo áp lực tăng giá, đồng thời gửi tín hiệu tích cực ra thị trường, tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, không phải ai cũng tin rằng đây là dấu hiệu tốt đẹp cho tương lai dài hạn của dự án.
Người vui, kẻ nghi ngờ: Có gì sau bức màn buyback?

Một số ý kiến vẫn tỏ ra nghi ngại với chiêu thức này. Một người dùng X mỉa mai:
“Pump.fun vừa bán token giá 0,004 USD vài ngày trước, giờ lại dùng chính số tiền đó để mua lại với giá 0,006 USD. Crypto đúng là ngành công nghiệp… không nghiêm túc.”
Thực tế, Pump.fun không đơn độc. Nhiều dự án lớn như FET, AAVE, IOST và Polyhedra (ZKJ) cũng đang rục rịch triển khai kế hoạch buyback, với số tiền lên đến hàng chục triệu USD.
Đọc thêm:
Token TRUMP sắp mở khóa 50% nguồn cung, giá sẽ lao dốc?
Pump.fun thâu tóm ví Kolscan trước thềm ICO trị giá 600 triệu USD
Tuy nhiên, các đợt tăng giá đột ngột do buyback dẫn dắt – nếu không đi kèm công nghệ vững chắc hay lợi ích rõ ràng cho người dùng – hoàn toàn có thể bị điều chỉnh mạnh khi tâm lý thị trường thay đổi.
Kết luận: PUMP bơm thật hay “bơm cho vui”?
Hiện tại, Pump.fun vẫn hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực meme coin và presale, vốn nổi tiếng với tính đầu cơ cao và thiếu minh bạch.
Buyback có thể là công cụ hiệu quả để tạo sóng ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu không có lộ trình phát triển rõ ràng và ứng dụng thực tế, giá trị tăng thêm từ những đợt “bơm giá” như thế này có thể tan biến nhanh chóng như khi nó xuất hiện.
Theo dõi ngay Tiền Điện Tử để cập nhật thông tin mới nhất, các bài phân tích chuyên sâu về thị trường tiền điện tử cùng những chương trình Airdrops tiềm năng mỗi ngày.