EigenLayer là gì? 5 thông tin về EIGEN Token

EigenLayer là một giải pháp tiên phong trong mảng restaking trên Ethereum. Nhà đầu tư có thể restake ETH của mình sau khi stake ETH trên các giao thức thức LSD. EigenLayer đã huy động thành công 164.5 triệu USD có sự góp mặt của a16z. EIGEN Token cũng được niêm yết lên hầu hết các sàn giao dịch lớn như Binance, OKX, Bybit.

EigenLayer la gi

Tổng quan về EigenLayer 

EigenLayer là gì?

EigenLayer là giao thức tiên phong giới thiệu khái niệm Restaking, được xây dựng trên nền tảng Ethereum, cho phép người dùng tái sử dụng ETH trên lớp đồng thuận. 

EigenLayer là gì?
EigenLayer là gì?

Cụ thể, EigenLayer cho phép những người đã stake ETH thông qua các dự án Liquid Staking Derivatives (LSDs) như: Lidocó thể tiếp tục sử dụng các liquid tokens (stETH, rETH,…) để restake trên smart contract của EigenLayer và nhận thêm phần thưởng.

Đọc thêm: Restaking Là Gì? Toàn Tập Về Restaking Cho Người Mới

EigenLayer giải quyết vấn đề gì?

Ethereum, dù là blockchain module đầu tiên, vẫn gặp vấn đề về việc niềm tin bị phân mảnh. Niêm tin bị phân mảnh có nghĩa là các ứng dụng không tương thích với EVM (non-EVM applications) và các phần mềm trung gian (middleware) phải tạo ra một mạng tin cậy riêng, thay vì tận dụng trực tiếp mạng tin cậy của Ethereum. 

Điều này dẫn đến những hạn chế về hiệu quả kinh tế và bảo mật, như việc tiêu tốn nhiều vốn để xây dựng và duy trì một mạng tin cậy riêng, và làm giảm tính an toàn. Những thách thức này gây khó khăn cho các nhà phát triển ứng dụng phi tập trung và làm ảnh hưởng đến tính bảo mật chung của hệ sinh thái Ethereum.

Nhận thấy vấn đề này, EigenLayer đã đưa ra cơ chế “Restaking” nhằm khắc phục sự phân mảnh bảo mật. Mục tiêu của EigenLayer là cho phép bất kỳ giao thức nào, kể cả các giao thức không tương thích với EVM, có thể sử dụng sự bảo mật của Ethereum, từ đó giúp hệ thống trở nên mạnh mẽ và hiệu quả hơn.

Với các nhà đầu tư cơ bản, có thể hiểu đơn giản rằng EigenLayer giúp giảm chi phí bảo mật và gia tăng hiệu suất sử dụng vốn cho những người stake ETH.

Sản phẩm của EigenLayer

Restake

Restake
Restake

EigenLayer cho phép người dùng tái sử dụng lượng ETH đã được mở khóa và ETH dưới dạng các LSD token như rETH, stETH, hay fxETH… để nhận thưởng và tăng tính bảo mật cho các mạng lưới khác, chẳng hạn như AVS hoặc các giao thức không tự tương thích với Ethereum. Hệ thống này cho phép các giao thức tận dụng được tính bảo mật từ mạng Ethereum, qua đó làm cho chi phí tấn công giao thức tăng lên giúp giao thức và tài sản của bạn an toàn hơn. 

Việc tái stake ETH để bảo vệ mạng lưới giúp giải quyết bài toán về chi phí cơ hội và rủi ro. Những node này sẽ chấp nhận chịu thêm các hình phạt nếu việc vận hành trên các giao thức khác không hiệu quả khi restake tài sản qua EigenLayer. Có cơ chế thưởng phạt rõ ràng, nếu các node hoạt động tốt, họ sẽ nhận thêm lợi nhuận từ các dịch vụ mà họ chọn.

EigenDA

EigenDA
EigenDA

EigenDA là một hệ thống lưu trữ dữ liệu có khả năng mở rộng vượt trội, được thiết kế cho các Ethereum rollup. Hệ thống này đã hoạt động trên mainnet, với khả năng ghi dữ liệu lên đến 15MB/s.
EigenDA lưu trữ các giao dịch rollup cho đến khi trạng thái tính toán được xác nhận trên cầu nối rollup và có các đặc điểm sau:

  • Scalability (Khả năng mở rộng): EigenDA có khả năng ghi dữ liệu tăng tuyến tính với số lượng operator. Hiện tại, với khả năng ghi 15MB/s, EigenDA là lớp dữ liệu có khả năng mở rộng cao nhất, và sẽ tiếp tục tăng lên 100MB/s rồi đến GB/s trong tương lai.
  • Security (Bảo mật): Các operator của EigenDA phải đăng ký và staking để tham gia, đảm bảo các hành vi sai lệch sẽ phải chịu tổn thất kinh tế. Hệ thống hiện đang được bảo vệ bởi hàng tỷ đô la tài sản.
  • Cost efficiency (Hiệu quả chi phí): Chi phí lưu trữ chỉ vài cent cho mỗi MB, thay vì hàng đô la. EigenLayer cung cấp mô hình giá theo bậc cho người dùng.
  • Decentralization (Phi tập trung): EigenDA được vận hành bởi hàng trăm operator chạy client EigenDA. Thiết kế của hệ thống lấy cảm hứng từ Danksharding, giúp giảm chi phí hoạt động cho các operator, đồng thời khuyến khích sự tham gia rộng rãi.
  • Tích hợp với Ethereum: Các bản ghi dữ liệu của EigenDA được đăng ký với các hợp đồng trên Ethereum, do đó các operator sẽ phải đối mặt với những rủi ro về slashing. Các Ethereum Layer 2 sử dụng EigenDA sẽ tránh được những rủi ro từ việc tin cậy vào client của các chuỗi khác, vốn có thể bị lừa dối bởi các validator không trung thực.

Hệ sinh thái của EigenLayer 

Hệ sinh thái của EigenLayer 
Hệ sinh thái của EigenLayer

Hệ sinh thái của EigenLayer đang phát triển mạnh mẽ với sự tham gia của nhiều dự án tiên phong trong lĩnh vực blockchain:

  • AltLayer: Đây là dự án Rollup-as-a-Service, cung cấp các công cụ để mở rộng và tích hợp các lớp thực thi, nhằm tối ưu hoá khả năng xử lý giao dịch.
  • Blockless: Blockless cung cấp hạ tầng cho các ứng dụng phi tập trung (dApps) toàn diện, giúp các hợp đồng thông minh vận hành trơn tru mà không bị giới hạn.
  • Celo: Từ Layer 1 tương thích EVM, Celo đang chuyển đổi sang Layer 2 của Ethereum, với mục tiêu mang đến thanh khoản phi tập trung cho cộng đồng người dùng Ethereum.
  • Drosera: Một giao thức tự động hóa zero-knowledge, Drosera cung cấp hạ tầng khẩn cấp cho Ethereum, giúp tăng cường bảo mật và khả năng phản ứng.
  • Espresso: Espresso là nền tảng tạo giải pháp “shared sequencer” cho mô hình Rollups phi tập trung. Nhờ tính năng restaking của EigenLayer, Espresso tối ưu hóa việc sử dụng node và nguồn vốn, giúp cải thiện hiệu suất hệ sinh thái.
  • EigenDA: Đây là dịch vụ lưu trữ dữ liệu quy mô lớn và bảo mật cho Ethereum dựa trên danksharding, giúp các giải pháp Rollups mở rộng khả năng lập trình, giảm chi phí và tăng khối lượng giao dịch.

Đội ngũ phát triển

Đội ngũ phát triển
Đội ngũ phát triển

EigenLayer sở hữu đội ngũ hơn 60 thành viên có kinh nghiệm và năng lực vượt trội trong ngành blockchain. Một số gương mặt tiêu biểu bao gồm:

  • Sreeram Kannan (Founder – CEO): Ông là Tiến sĩ Viễn thông và hiện là Phó giáo sư nghiên cứu công nghệ blockchain tại University of Washington.
  • Chris Dury (COO): Với nền tảng Kinh tế, ông từng đảm nhiệm vai trò Giám đốc điều hành tại GetJar Inc. và Tổng Giám đốc tại Amazon Web Services.
  • Calvin Liu (CGO): Tốt nghiệp Cornell University, Calvin có kinh nghiệm làm việc tại Compound Labs và Gusto trước khi gia nhập EigenLayer.

Đội ngũ của EigenLayer gồm những chuyên gia hàng đầu, đã có kinh nghiệm quản lý tại các tập đoàn lớn như Amazon, Facebook, Coinbase, Consensys, và đang cùng nhau phát triển hệ sinh thái EigenLayer mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Nhà đầu tư

Nhà đầu tư
Nhà đầu tư

Tính đến hiện tại, EigenLayer đã trải qua 3 vòng gọi vốn và huy động tổng cộng 164.5 triệu USD:

  • Seed Round (1/8/2022): EigenLayer kêu gọi được 14.5 triệu USD từ ba nhà đầu tư là Blockchain Capital, Ambush Capital và Figment Capital.
  • Series A (3/2/2023): EigenLayer huy động 50 triệu USD với sự dẫn dắt của Blockchain Capital, cùng các nhà đầu tư như Polychain Capital, Coinbase Ventures, Finality Capital, Electric Capital, Hack VC,…
  • Undisclosed Round (22/2/2024): EigenLayer tiếp tục thành công gọi thêm 100 triệu USD từ quỹ a16z.

EigenLayer Airdrop

EigenLayer đã tổ chức 2 mùa airdrop trước khi chính thức niêm yết token lên các sàn giao dịch. Người tham gia airdrop bao gồm những người restake ETH trên EigenLayer. Tổng cộng 200 triệu token EIGEN đã được phân phối qua 2 đợt airdrop, tạo cơ hội cho cộng đồng nắm giữ token trước khi bước vào giai đoạn giao dịch công khai.

Dự án tương tự

EigenLayer là một dự án thuộc mảng Restaking tương tự như: Renzo, Ether.fi

5 thông tin về EIGEN Token

EIGEN là token chính của EigenLayer

Thông tin cơ bản về EIGEN Token

  • Tên Token: EigenLayer
  • Mã Token: EIGEN
  • Blockchain: Ethereum
  • Smart Contract: 0xec53bF9167f50cDEB3Ae105f56099aaaB9061F83
  • Ngày niêm yết: 1/10/2024
  • Tổng cung: 1.670.000.000 EIGEN
  • Lượng cung lưu hành: ~200.000.000 EIGEN (TGE)

Phân bổ EIGEN Token

Phân bổ EIGEN Token
Phân bổ EIGEN Token
  • Nhà đầu tư (29.5%): Khoá trong 1 năm, sau đó phát hành 4% mỗi tháng trong 2 năm.
  • Nhà đóng góp sớm (25.5%): Khoá trong 1 năm, sau đó phát hành 4% mỗi tháng trong 2 năm.
  • Sáng kiến cộng đồng (15%): Dành cho các hoạt động và phần thưởng từ cộng đồng trong tương lai.
  • Phát triển hệ sinh thái (15%): Quỹ hỗ trợ phát triển các dự án trong hệ sinh thái.
  • Airdrop staking (15%): Được chia như sau:
    • 6.75% cho người tham gia staking trước ngày 15/3/2024.
    • 5.2% (tương đương 87 triệu EIGEN) cho Stakedrop.
    • Khoảng 3% cho Stakedrop tiếp theo.

Tại thời điểm TGE vào ngày 01/10/2024, khoảng 55% lượng token phân bổ cho nhà đầu tư và nhóm phát triển sẽ bị khóa, trong khi 45% lượng token dành cho cộng đồng và hệ sinh thái sẽ được mở khóa. Tuy nhiên, chỉ có 11.95% (khoảng 200 triệu EIGEN) được sử dụng cho Airdrop.

Trong số đó, 115 triệu EIGEN đã được claim và 74 triệu EIGEN đã được restake, chỉ có khoảng 41 triệu EIGEN thực sự lưu thông trên thị trường tại TGE.

Lịch phát hành EIGEN Token

Dự kiến, toàn bộ EIGEN Token sẽ được mở khóa hoàn toàn vào tháng 10/2027. Ngoài ra, mỗi năm sẽ mint thêm khoảng 5% tổng cung EIGEN để làm phần thưởng cho những người tham gia restaking, tạo ra áp lực lạm phát hàng năm đối với cộng đồng.

EIGEN Token dùng để làm gì?

  • Quản trị: Sử dụng để bỏ phiếu cho các đề xuất quản trị của dự án.
  • Staking: Dùng để stake và nhận phần thưởng.

Mua EIGEN Token ở đâu?

EIGEN Token có thể được mua/bán trên các sàn giao dịch lớn như Binance, OKX, Bybit,…

Đánh giá tiềm năng 

Đánh giá tiềm năng 
Đánh giá tiềm năng

Dưới đây là một số quan điểm khách quan của mình về dự án EigenLayer:

  • EigenLayer là dự án tiên phong và lớn nhất theo xu hướng restaking, nơi người dùng có thể stake lại ETH để nhận phần thưởng. Nếu toàn bộ ETH hiện đang được stake trên mạng Ethereum được đưa vào restake, EigenLayer sẽ hưởng lợi rất lớn từ việc này. Với sự phát triển của Ethereum, EigenLayer có tiềm năng trở thành một trong những dự án nổi bật trong tương lai.
  • Về đội ngũ, các thành viên cốt cán của EigenLayer đều xuất thân từ những tổ chức lớn và rất minh bạch về thông tin cá nhân. Điều này giúp tăng thêm sự tin tưởng và uy tín cho dự án.
  • Dự án cũng thể hiện khả năng gọi vốn ấn tượng qua các vòng gọi vốn tăng dần, với cột mốc quan trọng là việc huy động được 100 triệu USD từ quỹ đầu tư hàng đầu a16z. Điều này là minh chứng rõ ràng cho tiềm năng của EigenLayer và sự tin tưởng từ các quỹ đầu tư uy tín trong thị trường.
  • Tuy nhiên, khi xét đến tokenomics, mình có một số lo ngại:
    • Lạm phát của EIGEN khá cao, điều này có thể gây áp lực lên giá token trong dài hạn.
    • Lịch mở khóa tương đối ngắn và lượng token phân bổ cho đội ngũ dự án khá lớn, điều này có thể dẫn đến áp lực bán sau khi các token bị khóa được giải phóng.

Nhìn chung, theo quan điểm của mình, EigenLayer là một dự án rất tiềm năng, nhưng EIGEN token lại không quá hấp dẫn trong dài hạn. Trước khi các token dành cho đội ngũ và nhà đầu tư được mở khóa (sau một năm kể từ TGE), có khả năng EIGEN sẽ trải qua một đợt tăng giá, nhưng sau đó có thể rơi vào giai đoạn “xả” khi lượng token được giải phóng vào thị trường.

Kết luận

Trên đây, Tiền Điện Tử đã cung cấp toàn bộ thông tin về EigenLayer và EIGEN Token. Nếu có thắc mắc gì hãy để lại ở phần bình luận để được giải đáp ngay nhé!

4.5/5

Love

Mới nhất

Peanut the Squirrel la gi Tong quan ve PNUT Token

Research | Memecoin

Peanut the Squirrel là gì? Tổng quan về PNUT Token

Peanut the Squirrel (PNUT) là một memecoin trên Solana lấy cảm hứng từ chú sóc dễ thương nhưng gặp phải bi kịch khi đã bị chính quyền New York giết hại. Hành động này đã bị cộng đồng lên án từ người nổi tiếng đến các chính trị gia như: Elon Musk hay Donald Trump. PNUT đã được Binance niêm yết vào ngày 11/11/2024 và ngay sau thông tin này PNUT đã bật tăng 400%, đạt mức vốn hóa là 400 triệu USD.

Meta Pool la gi Tim hieu giai phap staking dac biet nay

Research

Meta Pool là gì? Tìm hiểu giải pháp staking đặc biệt này

Meta Pool là một dự án Liquid Staking cho phép người dùng thực hiện staking thanh khoản trên các blockchain như Ethereum, NEAR, Solana, Aurora, ICP và QBlockchain thông qua một giao diện đơn giản và dễ sử dụng. Dự án không ngừng mở rộng ra nhiều blockchain khác trong tương lai, tạo ra một giải pháp linh hoạt và tiện ích cho những ai muốn tham gia vào thị trường staking và khai thác liên tục thanh khoản tài sản staking. 

Cetus Protocol la gi 1 Tong quan ve CETUS Token

Research

Cetus Protocol là gì? Tổng quan về CETUS Token

Cetus Protocol là một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) được xây dựng trên các blockchain Sui và Aptos, với mô hình AMM sử dụng cơ chế thanh khoản tập trung (CLMM). Mục tiêu của Cetus là cung cấp môi trường giao dịch linh hoạt, hiệu quả với chi phí tối ưu cho người dùng DeFi. Token CETUS là trung tâm của hệ sinh thái này, giúp thúc đẩy các hoạt động cung cấp thanh khoản, quản trị giao thức và gia tăng lợi ích từ các tính năng như farming và launchpad. Với sự hậu thuẫn từ các nhà đầu tư uy tín, Cetus có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong không gian DeFi trên các nền tảng mới nổi.

Kaia la gi Tong quan ve KAIA Token

Research | Tin tức

Kaia là gì? Tổng quan về KAIA Token

Kaia là blockchain layer-1 hợp nhất giữa 2 cái tên đình đám là Finschia của LINE và Klaytn của Kakao với hơn 250 triệu người dùng khắp châu á. Kaia sử dụng cơ chế đồng thuận Istanbul BFT nên đáp ứng tốt nhu cầu của các ứng dụng doanh nghiệp, tối ưu về tính an toàn và hiệu quả xử lý. Hệ sinh thái kaia khá lớn khi có gần 400 dự án đa dạng trên nhiều lĩnh vực như DeFi, NFT, Gaming, và Bridges. Hiện tại, KAIA Token đang được giao dịch trên các sàn lớn với mức vốn hóa khoảng 700 triệu USD.

Memecoin WEN la gi Tong quan ve WEN Token

Research | Memecoin

Memecoin WEN là gì? Tổng quan về WEN Token

Wen là một memecoin vô cùng độc đáo được tạo bởi nhà sáng lập Jupiter (JUP) trên Solana, xuất phát từ bài thơ ông sáng tác khi than phiền vì quá nhiều người hỏi “wen airdrop,” “wen token,” “wen JUP”. Wen cũng dành 70% tổng cung token dành cho airdrop và chỉ hơn 1 nửa trong số đó là tiến hành claim, còn gần 1 nữa không claim đã được dự án đốt bỏ. Wen đã được niêm yết trên nhiều sàn giao dịch lớn như: BingX, Bybit, ...