Sàn DEX là gì? TOP 3 sàn DEX tốt và uy tín nhất 2024

Ngày nay, sự phát triển của công nghệ blockchain đã mở ra nhiều cơ hội mới cho các nhà đầu tư và người dùng, đặc biệt là trong lĩnh vực tiền điện tử. Một trong những ứng dụng quan trọng trong lĩnh vực này là sàn giao dịch phi tập trung (DEX – Decentralized Exchange).

Sàn DEX là gì? TOP 3 sàn DEX tốt và uy tín nhất 2024

Ngày nay, sự phát triển của công nghệ blockchain đã mở ra nhiều cơ hội mới cho các nhà đầu tư và người dùng, đặc biệt là trong lĩnh vực tiền điện tử. Một trong những ứng dụng quan trọng trong lĩnh vực này là sàn giao dịch phi tập trung (DEX – Decentralized Exchange). Trong bài viết này, hãy cùng tiendientu tìm hiểu về sàn DEX là gì nhé!

Sàn DEX là gì?

Sàn DEX (Decentralized Exchange) là một nền tảng giao dịch phi tập trung cho phép người dùng thực hiện giao dịch tiền điện tử trực tiếp với nhau mà không cần thông qua bất kỳ trung gian nào và không yêu cầu lưu trữ tài sản (non-custodial). Sử dụng các hợp đồng thông minh trên blockchain, chúng sẽ tự động hóa quy trình giao dịch, đảm bảo tính minh bạch, an toàn và đáng tin cậy cho các bên tham gia khi trao đổi tiền mã hóa.

sàn dex là gì

Có thể nói, DEX là một mảnh ghép quan trọng trong hệ sinh thái tài chính phi tập trung (DeFi) bởi khi người dùng mới tiếp cận DeFi, nhu cầu chính của họ không chỉ là vay mượn (Lending, Borrowing) hay giao dịch phái sinh (Long – Short), mà thường là việc mua bán, trao đổi các token có sẵn trên nền tảng (Swap).

Phân biệt sàn CEX và sàn DEX

Việc lựa chọn sàn CEX hoặc DEX là phụ thuộc hoàn toàn vào mục tiêu đầu tư cá nhân của bạn. Một số yếu tố mà bạn có thể xem xét là:

Đặc tính Sàn DEX Sàn CEX
Tính riêng tư Cao Thấp
Tính ẩn danh Không yêu cầu xác minh danh tính Bắt buộc KYC
Tài khoản giao dịch Không
Khôi phục tài khoản Private key Email, số điện thoại, bộ phận hỗ trợ
Nguy cơ mất tài khoản khi sàn sập Thấp Cao
Số lượng token hỗ trợ Không giới hạn Có giới hạn

4 cách phân loại sàn DEX

1. Phân loại theo cơ chế khớp lệnh AMM DEX và CLOB DEX

Các sàn giao dịch tập trung (CEX) thường sử dụng cơ chế sổ lệnh giới hạn (CLOB) để khớp lệnh giao dịch nhờ vào lượng thanh khoản dồi dào và cơ sở người dùng lớn. Điều này giúp các lệnh được thực hiện nhanh chóng.

Ngược lại, các sàn DEX thường gặp khó khăn với thanh khoản thấp hơn và thời gian khớp lệnh lâu hơn do phụ thuộc vào thời gian xử lý của blockchain. Để khắc phục vấn đề này, DEX thường sử dụng cơ chế giao dịch tự động (AMM).

cách phân loại sàn dex

AMM yêu cầu người dùng cung cấp thanh khoản vào các pool. Khi giao dịch diễn ra, tài sản được trao đổi trong các bể thanh khoản dựa trên tính toán của hợp đồng thông minh thay vì khớp lệnh như trên CEX. Một số DEX sử dụng AMM nổi bật như Uniswap, Sushiswap và Balancer.

Tuy nhiên, với sự phát triển của các blockchain layer 1/layer 2 và appchain, khả năng xử lý giao dịch đã được cải thiện đáng kể, giúp các DEX sử dụng cơ chế sổ lệnh trở nên phổ biến hơn. Các dự án DEX sổ lệnh tiêu biểu hiện nay bao gồm dYdX, Serum và Orderly Network.

2. Phân loại theo hình thức giao dịch

Tương tự như các sàn CEX có nhiều tính năng như giao dịch giao ngay (Spot), giao dịch đòn bẩy (Margin) và giao dịch phái sinh (Perpetual), các sàn DEX cũng được phân loại theo từng chức năng. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, chưa có sàn DEX nào cung cấp đầy đủ cả ba loại giao dịch này trên một nền tảng duy nhất. Vì vậy, người dùng cần chú ý lựa chọn sàn phù hợp với nhu cầu của mình. Một số sàn giao dịch nổi bật là:

  • Sàn giao dịch giao ngay (Spot): Curve, Pancakeswap, Balancer,…
  • Sàn giao dịch đòn bẩy (Margin): Mango Market, Ooki,…
  • Sàn giao dịch phái sinh (Derivatives): Perpetual Protocol, dYdX, GMX,…

3. Phân loại theo hệ sinh thái

Đối với các sàn giao dịch tập trung (CEX) như Binance, OKX, hay Huobi, người dùng không cần quan tâm đến việc sàn thuộc hệ sinh thái blockchain nào. Tuy nhiên, với các sàn giao dịch phi tập trung, việc sàn được xây dựng trên hệ sinh thái blockchain nào là rất điều quan trọng. Mỗi hệ sinh thái blockchain thường có một sàn phi tập trung nổi bật dẫn đầu về thanh khoản, TVL (Tổng giá trị khóa) và khối lượng giao dịch.

Các hệ sinh thái chính được xây dựng trên đó bao gồm Ethereum, BNB Chain, Solana, Arbitrum, Optimism, Avalanche, Polygon,… Dưới đây là một số sàn DEX tiêu biểu trên từng hệ sinh thái:

  • Ethereum/Layer 2: Curve, Uniswap, Sushiswap
  • BNB Chain: Pancakeswap, Biswap
  • Polygon: Curve, Uniswap, Quickswap
  • Solana: Serum DEX
  • Tron: Sunswap
  • Cosmos: Osmosis

phân loại sàn dex

Hiện nay, đa số sàn DEX đã chuyển sang hỗ trợ Multichain, tức là người dùng có thể giao dịch trên nhiều hệ sinh thái blockchain khác nhau thay vì chỉ bị giới hạn trong một hệ sinh thái cụ thể. Tuy nhiên, nếu đó không phải là hệ sinh thái chính mà DEX hỗ trợ, thì thanh khoản sẽ thấp hơn, điều này có thể ảnh hưởng đến giá cả giao dịch.

Ví dụ, Pancakeswap hỗ trợ 9 mạng lưới blockchain, bao gồm BNB Chain, Ethereum, và Aptos. Tuy nhiên, nếu bạn giao dịch coin/token trên mạng Ethereum qua Pancakeswap, thanh khoản sẽ thấp hơn so với giao dịch trên Uniswap vì Uniswap có lượng thanh khoản lớn hơn trên Ethereum.

4. Phân loại theo nguồn thanh khoản

Khi xem xét về nguồn thanh khoản của các sàn DEX, chúng có thể được phân thành hai loại chính:

  • Trung tâm thanh khoản AMM (AMM Liquidity Center): Là các sàn sở hữu và quản lý trực tiếp các “pool thanh khoản” của riêng họ, không phụ thuộc vào bên thứ ba để cung cấp thanh khoản. Ví dụ tiêu biểu bao gồm Uniswap, Pancakeswap, và Sushiswap.
  • Tổng hợp thanh khoản AMM (AMM Liquidity Aggregator): Các sàn này tổng hợp thanh khoản từ nhiều trung tâm thanh khoản AMM khác nhau. Họ có khả năng chọn mức giá giao dịch tốt nhất bằng cách so sánh nhiều “pool thanh khoản” khác nhau, nhưng vẫn phụ thuộc vào các trung tâm thanh khoản AMM để cung cấp thanh khoản. Ví dụ tiêu biểu bao gồm 1Inch Exchange và Raydium.

Tiêu chí lựa chọn sàn DEX là gì?

tiêu chí lựa chọn sàn dex

  • Độ uy tín: Xem xét thời gian hoạt động của sàn, cách mà đội ngũ phát triển đối mặt và xử lý các sự cố như tấn công mạng, lỗi hệ thống hoặc các thông tin tiêu cực. Những sàn DEX uy tín thường có các tài liệu minh bạch và kênh thông tin rõ ràng như blog, X (Twitter), Telegram hoặc Discord để cập nhật tình hình hoạt động.
  • An toàn và bảo mật: Kiểm tra xem sàn DEX đã được kiểm toán hợp đồng thông minh (smart contract audit) chưa, có lịch sử bị tấn công không và nếu có thì mức độ thiệt hại là bao nhiêu.
  • Trải nghiệm người dùng: Đánh giá giao diện người dùng có thân thiện không, tốc độ xử lý giao dịch ra sao, các tính năng tích hợp có dễ sử dụng và đáp ứng nhu cầu tương tác của người dùng hay không.
  • Thanh khoản: Dựa trên các chỉ số TVL (Tổng giá trị khóa) và khối lượng giao dịch để đánh giá khả năng thanh khoản của sàn, đảm bảo có thể thực hiện giao dịch với mức giá hợp lý.
  • Phí giao dịch và phí gas: Kiểm tra mức phí giao dịch và phí gas trước khi thực hiện giao dịch, đặc biệt trong những thời điểm blockchain bị nghẽn mạng, vì điều này có thể làm tăng đáng kể chi phí giao dịch.
  • Tính năng cung cấp: Đánh giá các tính năng mà sàn cung cấp như ví non-custodial, chức năng swap, Yield Farming, NFT Hub và khả năng tích hợp với các dịch vụ tài chính khác.
  • Sự cải tiến và phát triển: Xem xét khả năng cải tiến của sàn, từ việc tối ưu hóa chi phí giao dịch, tối ưu nguồn vốn cho đến cải thiện trải nghiệm người dùng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.

Trong bối cảnh thị trường DeFi phát triển mạnh mẽ, các sàn giao dịch phi tập trung đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các cơ hội giao dịch và thanh khoản. Tuy nhiên, người dùng cần cẩn trọng, trang bị kiến thức đầy đủ để phòng tránh các rủi ro tiềm ẩn khi tham gia vào các nền tảng này.

TOP 3 sàn giao dịch phi tập trung tốt và uy tín nhất

1. Uniswap

Uniswap là một trong những sàn DEX đầu tiên và lớn nhất trên mạng Ethereum, nổi bật với mô hình AMM (Automated Market Maker). Nhờ vào khả năng quản lý các bể thanh khoản phi tập trung thông qua thuật toán thông minh, Uniswap giúp người dùng dễ dàng tìm được tỷ lệ hoán đổi tối ưu cho mỗi cặp giao dịch. Đây là nền tảng lý tưởng cho những ai muốn tận dụng tài sản của mình để kiếm lãi, với khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày thường vượt qua 4 tỷ USD.

sàn giao dịch phi tập trung uniswap

Ưu điểm:

  • Đa dạng token: Hơn 400 token được niêm yết, cho phép người dùng dễ dàng giao dịch và trao đổi.
  • Uy tín và khối lượng giao dịch cao: Là một nền tảng lớn với độ tin cậy cao, được nhiều người dùng lựa chọn.
  • Quản lý bởi DAO: Quyền quản lý được phân quyền thông qua DAO (Decentralized Autonomous Organization), mang lại tính minh bạch và dân chủ.
  • Cơ hội kiếm thu nhập thụ động: Người dùng có thể kiếm lãi thông qua việc staking hoặc cung cấp thanh khoản.
  • Phí giao dịch linh hoạt: Phí dao động từ 0,1% đến 1%, giúp giảm chi phí tùy vào loại giao dịch.

Nhược điểm:

  • Không hỗ trợ giao dịch fiat: Không thể thực hiện mua bán trực tiếp với các loại tiền tệ truyền thống.
  • Nguy cơ tổn thất tạm thời (impermanent loss): Luôn tồn tại rủi ro đối với những người cung cấp thanh khoản khi giá trị của các token trong pool biến động mạnh.

2. Curve Finance

Curve là một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) hoạt động theo mô hình AMM (Automated Market Maker), tương tự như Uniswap nhưng tập trung chủ yếu vào việc hoán đổi các stablecoin và các tài sản có giá trị tương tự. Curve được xây dựng trên mạng Ethereum và phát hành token riêng có tên là CRV. Người dùng sở hữu CRV có thể tham gia quản trị hệ thống bằng cách sử dụng token này để bỏ phiếu cho các quyết định quan trọng trong nền tảng.

Ưu điểm:

  • Hỗ trợ đa dạng token: Curve cung cấp hơn 45 token, chủ yếu tập trung vào các stablecoin giúp giảm thiểu rủi ro tổn thất tạm thời (impermanent loss).
  • Phí giao dịch thấp: Với mức phí giao dịch chỉ khoảng 0,04%, Curve là một trong những sàn có phí giao dịch thấp nhất, phù hợp cho những người dùng giao dịch thường xuyên.
  • Quyền quản trị: Chủ sở hữu CRV có thể tham gia bỏ phiếu cho các quyết định quan trọng của hệ thống, giúp duy trì tính phi tập trung và dân chủ.

Nhược điểm: Giao diện của Curve được xem là khó sử dụng đối với những người dùng mới. Curve là lựa chọn lý tưởng cho những ai quan tâm đến việc giao dịch stablecoin với phí giao dịch thấp, tuy nhiên, người dùng mới cần kiên nhẫn với giao diện phức tạp của nó.

3. dYdX

dYdX là một sàn giao dịch phi tập trung đặc biệt, hoạt động theo cơ chế sổ lệnh (order book), mang lại trải nghiệm giao dịch gần giống với các sàn giao dịch tập trung (CEX). Điều này giúp người dùng có cảm giác quen thuộc hơn khi giao dịch tiền điện tử. Ngoài chức năng trao đổi, dYdX còn cung cấp các dịch vụ cho vay và vay ký quỹ chéo (cross-margin lending and borrowing), giúp người dùng vừa có thể giao dịch vừa kiếm thu nhập thụ động từ tài sản để trên nền tảng.

sàn dex dxdy

Sau khi chuyển từ mạng Ethereum sang hệ sinh thái blockchain Cosmos, dYdX đã đạt được khối lượng giao dịch hàng ngày rất cao, vượt qua cả Uniswap và trở thành sàn DEX có khối lượng giao dịch lớn nhất trong ngành.

Ưu điểm:

  • Giao diện thân thiện với người dùng: Giao diện dễ sử dụng, cung cấp trải nghiệm giao dịch tương tự sàn CEX.
  • Khối lượng giao dịch cao: Đạt khối lượng giao dịch lớn, đảm bảo thanh khoản tốt.
  • Hỗ trợ giao dịch đòn bẩy: dYdX cung cấp các tính năng giao dịch với đòn bẩy, giúp người dùng tối ưu hóa lợi nhuận.
  • Ứng dụng di động: Hỗ trợ người dùng giao dịch mọi lúc, mọi nơi thông qua ứng dụng di động.
  • Phí giao dịch thấp: Mức phí giao dịch chỉ khoảng 0,1%.
  • Tính năng cho vay và thu nhập thụ động: Người dùng có thể kiếm thu nhập thụ động thông qua nhiều cách, bao gồm việc để tài sản của mình trên nền tảng cho vay.

Nhược điểm:

  • Không hỗ trợ tiền gửi fiat: dYdX không cho phép người dùng nạp tiền fiat, chỉ hỗ trợ tài sản tiền điện tử.
  • Lựa chọn giao dịch hạn chế: dYdX không cung cấp nhiều tùy chọn giao dịch như các sàn giao dịch khác.

Với tính năng đa dạng và khối lượng giao dịch lớn, dYdX là lựa chọn lý tưởng cho những nhà đầu tư đang tìm kiếm sự kết hợp giữa trải nghiệm truyền thống nhưng vẫn có tính phi tập trung.

Ưu điểm và nhược điểm của sàn DEX là gì?

1. Ưu điểm

  • Hỗ trợ hợp đồng thông minh: Sàn này vận hành dựa trên các hợp đồng thông minh, đảm bảo giao dịch được thực hiện chính xác, nhanh chóng với chi phí thấp mà không cần đến sự can thiệp của bên thứ ba.
  • Non-custodial và bảo mật cao: Sàn DEX không lưu ký tài sản của người dùng và không yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân như email, số điện thoại hay thực hiện KYC, giúp đảm báo tính riêng tư trong quá trình giao dịch.
  • Tích hợp nhiều tính năng: Ngoài việc swap token, sàn này còn cung cấp các tính năng khác như cung cấp thanh khoản, cho vay, staking, farming…, giúp người dùng tối ưu hóa nguồn vốn và thu hút nhiều dòng tiền.
  • Khả năng truy cập toàn cầu: Người dùng có thể tham gia giao dịch trên sàn DEX từ bất kỳ đâu với thiết bị kết nối internet, mang lại sự tiện lợi và linh hoạt cho các nhà đầu tư trên toàn thế giới.

Những lợi ích này khiến sàn giao dịch phi tập trung trở thành lựa chọn hấp dẫn cho người dùng muốn tham gia thị trường tiền điện tử với sự tự do và bảo mật cao.

2. Nhược điểm

nhược điểm sàn dex là gì

Ngoài những ưu điểm nổi bật, sàn DEX cũng có một số rủi ro mà người dùng cần cân nhắc:

  • Rủi ro hợp đồng thông minh: Các hợp đồng thông minh có thể chứa lỗi hoặc lỗ hổng bảo mật, tạo cơ hội cho các cuộc tấn công, khiến người dùng mất tài sản.
  • Rủi ro thanh khoản: Sàn DEX thường có thanh khoản thấp hơn so với sàn CEX, dẫn đến trượt giá cao và tổn thất tạm thời, đặc biệt khi giao dịch trong các thị trường biến động mạnh.
  • Rủi ro mạng lưới: Do hoạt động trên các blockchain nên có thể gặp phải các vấn đề như nghẽn mạng hoặc sự cố kỹ thuật, gây tăng phí gas và đôi khi khiến giao dịch không thể thực hiện được.
  • Rủi ro tập trung: Mặc dù được thiết kế để phi tập trung, nhưng một số sàn vẫn tồn tại các yếu tố tập trung như hệ thống khớp lệnh hoặc quyền truy cập của đội ngũ phát triển vào hợp đồng thông minh. Điều này cũng phần nào tạo nên nguy cơ thao túng thị trường trong sàn DEX.

Do đó, người dùng cần lưu ý các rủi ro này để đảm bảo an toàn khi tham gia giao dịch trên sàn DEX.

Lưu ý khi sử dụng sàn DEX

Một số lưu ý quan trọng để bạn có những trải nghiệm an toàn hơn là:

  • Mức độ biến động và chênh lệch giá lớn: Thanh khoản trên DEX thường khá hạn chế, đặc biệt là đối với các sàn mới, nên người dùng có thể phải chấp nhận mức độ trượt giá cao hơn so với sàn CEX. Khi giao dịch, hãy kiểm tra kỹ mức độ trượt giá và so sánh với các sàn khác để chọn tỷ giá tốt nhất.
  • Kiểm tra token: Trên DEX, bất kỳ ai cũng có thể tạo token và thêm thanh khoản, dẫn đến sự xuất hiện của nhiều token lừa đảo. Khi mua coin, đặc biệt là những đồng mới, bạn cần xác minh ký hiệu và hợp đồng thông minh (smart contract) của đồng coin đó.
  • Cách sử dụng phức tạp: Đối với người mới, việc sử dụng sàn DEX có thể khá phức tạp, đặc biệt trong quá trình gửi coin vào ví cá nhân như MetaMask. Người dùng cần chú ý đến bảo mật và đảm bảo kiểm tra chính xác mạng lưới blockchain mà mình đang sử dụng.
  • Điều chỉnh gas fee để tăng tốc độ giao dịch: Các giao dịch trên DEX cần chờ các node trên blockchain xác nhận, dẫn đến độ trễ. Để tăng tốc độ giao dịch, người dùng có thể điều chỉnh gas fee trên ví MetaMask, giúp các giao dịch được thực thi nhanh hơn.

Kết luận

Như vậy, sàn DEX đã trở thành một phần quan trọng trong hệ sinh thái tiền điện tử, mang lại nhiều cơ hội giao dịch linh hoạt và tiện lợi cho người dùng. Tuy nhiên, cũng như bất kỳ nền tảng nào khác, sàn giao dịch phi tập trung cũng không thiếu những rủi ro tiềm ẩn.

0.0/5

Love

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mới nhất

Staking là gì

Người mới | Kiến thức

Staking là gì? Tất tần tật về staking coin cho người mới

Staking là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực blockchain và tiền điện tử với phương pháp kiếm lợi nhuận độc đáo.

Gas fee là gì

Người mới | Kiến thức

Gas fee là gì? 4 cách giúp các nhà đầu tư tối ưu hoá phí gas

Trong các hệ sinh thái blockchain, gas fee là một khái niệm không còn xa lạ, đặc biệt với những người tham gia vào các giao dịch trên nền tảng Ethereum. Đây là yếu tố không thể thiếu để đảm bảo các giao dịch được xác nhận và mạng lưới blockchain hoạt động trơn tru, an toàn.

Cross-chain là gì

Người mới | Kiến thức

Cross-chain là gì? TOP 5 dự án cross-chain nổi bật hiện nay

Khi thị trường blockchain ngày càng phát triển, một vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn là tính phân mảnh giữa các blockchain khác nhau như Bitcoin, Ethereum, Binance Smart Chain,... Điều này vô hình chung đã tạo ra rào cản khi người dùng muốn chuyển tài sản hoặc dữ liệu giữa các mạng.

Fiat la gi

Người mới | Kiến thức

Fiat là gì? Hướng dẫn cách dùng tiền Fiat để mua crypto

Không giống như tiền tệ truyền thống dựa trên hàng hóa như vàng hoặc bạc, tiền Fiat không có giá trị nội tại mà được duy trì nhờ niềm tin của người dân vào chính phủ phát hành.

FOMO la gi 4 cach vuot qua tam ly FOMO trong thi truong crypto

Người mới | Kiến thức

FOMO là gì? 4 cách vượt qua tâm lý FOMO trong thị trường crypto

FOMO là một hiện tượng tâm lý phổ biến hiện nay, đặc biệt là trong các lĩnh vực như đầu tư, kinh doanh và mạng xã hội.