Render Network Là Gì? Cùng Tìm Hiểu Về RENDER Token

Render Network là một dự án DePIN cho phép người dùng đóng góp sức mạnh GPU (Graphics Processing Unit) chưa sử dụng từ các thiết bị của họ để hỗ trợ các dự án render đồ họa và hiệu ứng hình ảnh 3D.

Render-Network-La-Gi-Cung-Tim-Hieu-Ve-RENDER-Token

Render Network là gì?

Render Network là một dự án DePIN cho phép người dùng đóng góp sức mạnh GPU (Graphics Processing Unit) chưa sử dụng từ các thiết bị của họ để hỗ trợ các dự án render đồ họa và hiệu ứng hình ảnh 3D.

Render Network là gì?
Render Network là gì?

Khi người dùng đăng ký GPU chưa sử dụng trên Render Network, họ trở thành các Node Operator (người vận hành node) và có thể kiếm được RENDER Token từ việc render hình ảnh cho khách hàng (Creators).

Với việc tạo ra một mạng lưới ngang hàng (peer-to-peer – P2P), Render Network giúp cá nhân và doanh nghiệp tận dụng sức mạnh tính toán chưa được sử dụng một cách tiết kiệm và hiệu quả. Điều này giúp đơn giản hóa quá trình render và streaming các môi trường 3D và các hiệu ứng hình ảnh khác, trở thành một nền tảng quan trọng cho các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số thế hệ mới trong metaverse.

Đọc thêm: DePIN là gì? Top 5 dự án DePIN đáng chú ý nhất 2024

Cơ chế hoạt động của Render Network là gì?

Cơ chế hoạt động của Render Network là gì?
Cơ chế hoạt động của Render Network

Render Network hoạt động như một thị trường tự động, với cơ chế tự động phân công các Node Operator để thực hiện các công việc render mà khách hàng (Creators) yêu cầu. Quy trình hoạt động bao gồm các bước sau:

  1. Tạo công việc (Creating a job): Khách hàng (Creators) gửi tệp cần render ở định dạng ORBX thông qua ứng dụng OctaneRender do OTOY phát triển, xác định kích thước, độ phân giải đồ họa và định dạng đầu ra của sản phẩm.
  2. Tải công việc lên nền tảng (Uploading a job): Sau khi gửi yêu cầu qua cổng web OctaneRender, các điều kiện công việc và hình thức thanh toán bằng RNDR Token sẽ được xác định và gửi đến khách hàng thông qua smart contract của Render Network. Nếu khách hàng đồng ý, họ sẽ gửi token RNDR vào smart contract để “thuê” người vận hành node thực hiện công việc render.
  3. Chỉ định công việc (Assigning a job): Giao thức MTP của Render Network sẽ tự động phân công người vận hành node phù hợp để thực hiện công việc render được yêu cầu.
  4. Hoàn thành công việc (Completing a job): Người vận hành node sử dụng OctaneRender để xử lý công việc render. Sau khi hoàn thành, họ gửi sản phẩm đã hoàn thành cho khách hàng thông qua Render Network.
  5. Xác minh tiêu chuẩn sản phẩm (Verifying deliverables): Khách hàng có thể xem tiến trình render trong thời gian thực và báo cáo về bất kỳ vấn đề nào. Sản phẩm sẽ được làm mờ cho đến khi công việc được xác nhận và thanh toán bởi khách hàng.
  6. Thanh toán (Payment): Sau khi xác minh tiêu chuẩn sản phẩm, khách hàng sẽ thanh toán bằng RNDR Token cho người vận hành node thông qua smart contract của Render Network. Render Network cũng nhận được một phần nhỏ token RNDR, khoảng từ 0,5% đến 5%, để hỗ trợ giao dịch và vận hành nền tảng.

Điểm nổi bật của Render Network

  • Đa lĩnh vực: Render Network có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như truyền thông, kinh doanh, thực tế ảo tăng cường, trò chơi điện tử và y tế.
  • RNDR Token: Render Network sử dụng RNDR Token dựa trên chuẩn ERC-20 của Ethereum. Người dùng sử dụng token này để trao đổi với các nhà cung cấp GPU (Node Operators) để tạo ra các tác phẩm kỹ thuật số độc đáo một cách nhanh chóng và dễ dàng.
  • Mạng lưới GPU phi tập trung: Render Network sở hữu mạng lưới phân tán các nodes GPU trên toàn cầu. Các nhà cung cấp GPU có thể cho thuê sức mạnh tính toán của họ qua mạng lưới và nhận RNDR Token.
  • Proof of Render: Dự án sử dụng hệ thống chứng minh render, kết hợp giữa chứng minh thủ công và tự động. Trước khi thanh toán hoặc phát hành, các tác phẩm đồ họa đều phải được xác minh đã render thành công.
  • Thị trường blockchain cho GPU nhàn rỗi: Render Network tạo ra một thị trường blockchain cho khả năng tính toán của GPU. Nhà đầu tư có thể tận dụng sức mạnh tính toán của những GPU đang rảnh rỗi trên mạng lưới.
  • Bảo mật và quyền sở hữu tài sản: Để đảm bảo tính an toàn và quyền sở hữu tài sản, những tài sản độc quyền được hash khi tải lên và gửi từng phần đến các nodes để render. Tất cả thanh toán được giữ trong tài khoản tiền staked cho đến khi công việc hoàn thành được xác minh.

Đội ngũ phát triển của Render Network

Đội ngũ phát triển
Đội ngũ phát triển của Render Network

Render Network được thành lập bởi một đội ngũ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực đồ họa 3D và công nghệ blockchain. Một số thành viên nổi bật bao gồm:

  • Jules Urbach: Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành (CEO) của Render Network, đồng thời là người sáng lập và CEO của OTOY – công ty điện toán đám mây cung cấp giải pháp render cho các studio và nghệ sĩ Hollywood.
  • Đội ngũ lãnh đạo: Bao gồm Kalin Stoyanchev (Trưởng bộ phận Blockchain), Joshua Bijak (Trưởng dự án), Charlie Wallace (Giám đốc công nghệ), Phillip Gara (Giám đốc chiến lược) và Jayson Kleinman (Giám đốc phát triển kinh doanh).
  • Hội đồng cố vấn: Render Network nhận được sự ủng hộ từ nhiều tên tuổi lớn trong ngành giải trí và công nghệ, bao gồm Ari Emanuel (CEO của Endeavor – tập đoàn truyền thông và giải trí toàn cầu), J.J. Abrams (Chủ tịch hội đồng quản trị) và nhiều nhân vật khác.

Nhà đầu tư của Render Network

Nhà đầu tư
Nhà đầu tư của Render Network

Vào ngày 21/12/2021, Render Network đã thành công kêu gọi $30 triệu USD trong vòng gọi vốn do Multicoin Capital dẫn đầu, với sự tham gia của Solana Ventures và Alameda Research.

RENDER Token là gì?

Sau khi đã tìm hiểu về Render Network là gì, chúng ta cùng tìm hiểu về token của dự án – RENDER

Thông tin cơ bản về RENDER Token

  • Tên Token: Render
  • Mã Token: RENDER
  • Blockchain: Ethereum
  • Smart Contract: 0x6de037ef9ad2725eb40118bb1702ebb27e4aeb24
  • Total Supply: 532,073,613
  • Max Supply: 532,073,613
  • Circulating Supply: 388,646,672

Phân bổ RENDER Token

Phân bổ RNDR Token
Phân bổ RENDER Token
  • RNDR Phases: 40%
  • Unforeseen Roadblocks: 5%
  • Growth: 25%
  • Marketing: 20%
  • Partners: 10%

Lịch phát hành RENDER Token

Đang cập nhật.

RENDER Token dùng để làm gì?

  • Phần thưởng: RENDER được dùng để thưởng cho những người thực hiện công việc render.
  • Phí giao dịch: RENDER được dùng để thanh toán phí giao dịch trên nền tảng.
  • Quyền quản trị: Người nắm giữ RENDER có quyền bỏ phiếu đề xuất những thay đổi trong mạng lưới.

Giao dịch RENDER Token ở đâu?

Giao dịch RNDR Token ở đâu?
Giao dịch RENDER Token

Nhà đầu tư có thể mua RNDR Token tại các sàn giao dịch phổ biến như Binance, Coinbase Exchange, Bybit, OKX, Gate.io và KuCoin.

Giao dịch Render Token tại đây

Lộ trình phát triển

Đang cập nhật.

Dự án tương tự

Render Network thuộc lĩnh vực DePin (Decentralized Physical Infrastructure Networks) và có nhiều dự án tương tự như Filecoin, io.net, Aethir, v.v.

Kết luận

Render Network là một nền tảng đột phá, cho phép người dùng tận dụng sức mạnh GPU chưa sử dụng từ các thiết bị của họ để hỗ trợ các dự án render đồ họa 3D và hiệu ứng hình ảnh. Điều này không chỉ giúp người dùng kiếm thêm thu nhập thụ động mà còn tạo điều kiện cho việc render hình ảnh và các dịch vụ kỹ thuật số trong metaverse trở nên hiệu quả và tiết kiệm hơn.

Qua bài viết này, Tiền Điện Tử đã giới thiệu đến bạn đọc những thông tin về Render Network là gì và RENDER Token. Nếu có thắc mắc gì hãy để lại ở phần bình luận để được giải đáp ngay nhé!

5.0/5

Love

Mới nhất

DuckChain la gi Tong quan ve DUCK Token 1

Bitcoin Layer2 | DePin | GameFi | Kiến thức | Memecoin | Research | Sàn giao dịch | Thuật ngữ crypto | Tin tức

DuckChain là gì? Tổng quan về DUCK Token

DuckChain là một giải pháp layer-2 trên Telegram sử dụng công nghệ Arbitrum Orbit. Mục tiêu là tận dụng gần 1 tỷ người dùng trên Telegram giúp họ tiếp cận với công nghệ blockchain và web3. Dự án đã nhận được sự đầu tư từ Offchain Labs cùng một vài quỹ đầu tư khác với số tiền là 5 triệu USD. Ngày 16/1/2025, DuckChain cũng đã chính thức niêm yết token DUCK.

Xterio la gi Tong quan ve XTER Token

Research

Xterio là gì? Tổng quan về XTER Token

Xterio là một hệ sinh thái Layer-2 phát triển dành cho gaming trên BNB Chain, Xterio thu hút hơn 70 trò chơi phục vụ cho 10 triệu người dùng trên toàn thế giới. Dự án đã huy động thành công 55 triệu USD từ các tên tuổi lớn như: Binance Labs, Animoca Brands. Ngày 8/1/2025, Xterio chính thức phát hành token XTER.

Sonic SVM la gi Tong quan ve SONIC Token

Research

Sonic SVM Là Gì? Tổng Quan về SONIC Token

Sonic SVM là một giải pháp Layer-2 trên Solana được phát triển bởi Chris Zhu vào 2021, tập trung vào phân mảng gaming và tương ứng SVM. Với mong muốn xây dựng một hệ sinh thái quy tụ hàng nghìn tựa game, giúp nhà phát triển và người chơi game dễ dàng tiếp cận với gaming trên blockchain. Dự án đã huy động thành công 16 triệu USD qua 2 vòng gọi vốn, ngày 7/1/2025 token SONIC cũng chính thức được niêm yết lên các sàn giao dịch.

BIO Protocol la gi Tong quan ve BIO Token

Research

BIO Protocol là gì? Tổng quan về BIO Token

BIO Protocol là một giao thức dẫn đầu cho xu hướng Desci (khoa học phi tập trung) với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của công nghệ sinh học giúp cải thiện đời sống cho loài người. BIO mới đây đã được Binance giới thiệu là dự án 63 trên nền tảng launchpool và sẽ niêm yết vào ngày 3/1/2025 tới đây.

Pudgy Penguins la gi Tong quan ve PENGU Token

Research | Memecoin | NFT | Tin tức

Pudgy Penguins là gì? Tổng quan về PENGU Token

Pudgy Penguins là dự án được phát triển bởi công ty Igloo với hàng loạt sản phẩm lấy cảm hứng từ Chim Cánh Cụt. Nổi bật nhất là bộ sưu tập NFT nổi tiếng Pudgy Penguins (cùng tên dự án) có giá trị lên đến 9000 ETH cho 1 NFT. Dự án đã phát hành token PENGU vào ngày 17/12/2024 vừa qua.