Pre-market là gì? Những điều bạn cần biết về Pre-market

Sự xuất hiện của Pre-market trading mang lại nhiều góc nhìn và trải nghiệm mới cho nhà đầu tư. Dù phương thức giao dịch này trong thị trường crypto còn mới nhưng lợi ích mang lại cho các bên tham gia là khá đáng kể, tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Pre-market là gì?

Trong thị trường crypto, giao dịch Pre-market (hay còn gọi là pre-launch) là đề cập đến việc các sàn giao dịch cho phép người dùng tham gia giao dịch các coin/token chưa chính thức ra mắt hoặc niêm yết trên các sàn giao dịch lớn.

Pre-market hay còn gọi là pre-launch
Pre-market hay còn gọi là pre-launch

Do tính chất thị trường crypto hoạt động 24/7, không có khung giờ trước giờ mở cửa như thị trường truyền thống. Thay vào đó, pre-market để chỉ các dự án chưa chính thức ra mắt nhưng đã chắc chắn sẽ có token, và người dùng có thể giao dịch trước thời điểm ra mắt nhiều tháng.

Có hai loại pre-market chính bao gồm:

  • Pre-market Perpetual
  • Pre-market Trading (OTC)

Cách hoạt động của thị trường pre-market trong crypto

Pre-market Perpetual

Pre-launch perpetual là một sản phẩm phái sinh của những token chưa được ra mắt
Pre-launch perpetual là một sản phẩm phái sinh của những token chưa được ra mắt

Pre-launch perpetual là một sản phẩm phái sinh, cụ thể là hợp đồng tương lai vĩnh cửu của những token chưa được ra mắt. Giống như các loại hợp đồng tương lai khác, hợp đồng này không cho người dùng quyền sở hữu tài sản mà chỉ cung cấp các vị thế long/short theo giá tài sản.

Các thành phần chính của hợp đồng pre-launch perpetual bao gồm:

  • Index Price: Giá trung bình của tài sản trên các sàn giao dịch lớn, được sử dụng như một mức giá tiêu chuẩn cho hợp đồng tương lai.
  • Funding Rate: Khoản phí thanh toán giữa hai phe long/short dựa trên sự lệch giá giữa tài sản ở thị trường spot và futures.
  • Mark Price: Giá đánh dấu của hợp đồng thường được tính theo khối lượng bid/ask thực tế trên sàn giao dịch.

Do là token chưa chính thức ra mắt, sẽ có rất ít thông tin liên quan đến các loại token đó. Vì vậy, các thành phần Index Price và Funding Rate thường không được sử dụng ngay do chưa có giá spot trên các sàn giao dịch.

Pre-market Trading (OTC)

Pre-market trading là khái niệm dành cho việc giao dịch Over-the-counter (OTC)
Pre-market trading là khái niệm dành cho việc giao dịch Over-the-counter (OTC)

Pre-market trading là khái niệm dành cho việc giao dịch Over-the-counter (OTC) cho các token chưa chính thức ra mắt. Trong trường hợp nhà đầu tư muốn thực sự sở hữu tài sản thay vì đầu cơ theo giá, thị trường pre-market trading là lựa chọn phù hợp hơn.

Để tham gia thị trường này, nhà đầu tư sẽ phải tạo lệnh mua bán hoặc đồng ý với lệnh mua bán có sẵn của người khác với mức giá và số lượng token được định trước. Có hai mô hình hoạt động chính:

  • Whales Market: Thực hiện giao dịch OTC qua smart contract, đại diện cho sàn giao dịch phi tập trung.
  • Bybit Pre-market: Thực hiện giao dịch OTC trên sàn giao dịch, đại diện cho sàn giao dịch tập trung.

Bên cạnh Bybit là cái tên đầu tiên khởi xướng Pre-market trên các sàn giao dịch, còn có OKX, Bitget, Gate, …

Ưu và nhược điểm của giao dịch pre-market

Ưu và nhược điểm của giao dịch pre-market
Ưu và nhược điểm của giao dịch pre-market

Ưu điểm

Đối với dự án phát hành token:

  • Giúp xác định giá, mức độ cung cầu hiện tại của thị trường (price discovery).
  • Tăng độ nhận diện về token.

Đối với người dùng:

  • Tìm kiếm được vị thế tốt.
  • Sở hữu token sớm.

Đối với sàn giao dịch:

  • Tăng khối lượng giao dịch và doanh thu phí giao dịch.
  • Thu hút người dùng mới.
  • Tăng incentive cho token sàn (nếu có).

Nhược điểm

Đối với người dùng:

  • Thanh khoản kém hơn.
  • Biến động giá cao hơn.
  • Thông tin về token chưa rõ ràng, dễ định giá sai.
  • Khả năng đặt lệnh giới hạn.
  • Có thể xuất hiện lệch giá giữa các sàn giao dịch.

Kết luận

Sự xuất hiện của Pre-market trading mang lại nhiều góc nhìn và trải nghiệm mới cho nhà đầu tư. Dù phương thức giao dịch này trong thị trường crypto còn mới nhưng lợi ích mang lại cho các bên tham gia là khá đáng kể, tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Theo dõi ngay Tiền Điện Tử để cập nhật các thông tin mới nhất về thị trường cùng các chương trình Airdrops tiềm năng mỗi ngày.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mới nhất

Người mới

Hướng dẫn cách chơi Future Binance cho người mới hiệu quả từ A – Z

Futures trên Binance là một công cụ tài chính hấp dẫn, đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư bởi tiềm năng...

DePin Research

Nodepay là gì? Tổng quan về NC Token

Nodepay là một dự án DePIN được phát triển trên mạng lưới Solana với sản phẩm thiết thực và ứng dụng cao, bằng cách người...

Bitcoin Thị trường

Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định: Không ai có thể cấm Bitcoin

Ngày 4/12/2024, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Bitcoin và tài sản kỹ thuật số sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương...

Bitcoin Thị trường

Bitcoin sẽ tăng lên 150K USD vào đầu năm 2025

Dựa trên hiệu suất lịch sử của Bitcoin, nhiều khả năng giá có thể vượt mốc 150.000 USD trong nửa đầu năm 2025.

Người mới

DWF Labs là gì? Tìm hiểu về quỹ đầu tư “tai tiếng” nhất thị trường crypto

DWF Labs là một trong những quỹ đầu tư tiền điện tử nổi tiếng bật nhất trên thị trường, được thành lập từ 2018 bởi...