FOMO là gì? 4 cách vượt qua tâm lý FOMO trong thị trường crypto

FOMO là một hiện tượng tâm lý phổ biến hiện nay, đặc biệt là trong các lĩnh vực như đầu tư, kinh doanh và mạng xã hội.

FOMO là gì? 4 cách vượt qua tâm lý FOMO trong thị trường crypto

FOMO là một hiện tượng tâm lý phổ biến hiện nay, đặc biệt là trong các lĩnh vực như đầu tư, kinh doanh và mạng xã hội. Đặc biệt, trong lĩnh vực đầu tư, FOMO có thể dẫn đến những quyết định vội vàng và thiếu cân nhắc khi nhà đầu tư lo sợ họ sẽ bỏ lỡ cơ hội kiếm lời. Do đó, việc hiểu rõ về FOMO là gì và cách vượt qua nó là rất quan trọng. Hãy cùng tiendientu tìm hiểu ngay nhé!

FOMO là gì?

FOMO (viết tắt của “Fear of Missing Out” được định nghĩa là hội chứng sợ bỏ lỡ) là trạng thái lo lắng và bất an khi bạn nghĩ rằng mình có thể bỏ lỡ những điều quan trọng hay có giá trị. Hiệu ứng FOMO không chỉ giới hạn ở các khía cạnh vật chất mà còn có ảnh hưởng đến trải nghiệm, cơ hội và tương tác xã hội.

fomo là gì

Trong thị trường crypto, FOMO thể hiện nỗi lo bị bỏ lỡ cơ hội kiếm lời từ việc đầu tư vào các đồng coin hoặc token. Khi mắc phải hội chứng này, nhà đầu tư hoặc nhà giao dịch thường dễ bị cảm xúc chi phối, đặc biệt là lo lắng, sợ hãi và tham lam, dẫn đến quyết định mua hoặc bán vội vàng mà thiếu sự chuẩn bị, nghiên cứu kỹ lưỡng hay chiến lược cụ thể.

Tâm lý khi gặp hội chứng FOMO là gì?

Trong tâm lý giao dịch (trading psychology), FOMO là yếu tố khiến nhiều nhà giao dịch dễ đưa ra quyết định vội vã, đặc biệt là khi thị trường đang ở đỉnh cao của một đợt tăng giá mạnh (bull run). Tại thời điểm này, tâm lý thị trường thường rất lạc quan, giá các token liên tục tăng và nhiều nhà giao dịch tin rằng xu hướng này sẽ kéo dài. Dưới tác động của FOMO, họ quyết định mua vào với hy vọng đạt lợi nhuận cao, bất chấp việc mức giá đã tăng đáng kể.

FOMO chủ yếu được thúc đẩy bởi hai cảm xúc chính là sợ hãi và tham lam. Khi bị FOMO chi phối, nhà giao dịch thường xuất hiện những dấu hiệu sau:

  • Lo lắng, ám ảnh và kiểm tra liên tục: Họ cảm thấy bồn chồn, liên tục theo dõi giá token, vị thế giao dịch và số tiền đã đầu tư.
  • Mua vào với số lượng lớn ở giá cao: Bị thu hút bởi đà tăng của các đồng coin, họ sẵn sàng mua vào nhiều ngay cả khi giá đang ở đỉnh vì sợ bỏ lỡ cơ hội.
  • Bán tài sản quá sớm: Khi giá bắt đầu giảm, họ nhanh chóng bán ra do sợ lỗ, mà không đánh giá kỹ liệu đây là đợt điều chỉnh tạm thời hay là xu hướng giảm.
  • Đặt kỳ vọng phi thực tế: Thiếu kiến thức sâu về thị trường và bị cảm xúc chi phối, họ thường kỳ vọng lợi nhuận cao mà dễ thất vọng khi thị trường đi ngược lại mong muốn.

FOMO thường dẫn đến quyết định giao dịch thiếu cân nhắc, khiến nhà giao dịch dễ mắc sai lầm và thua lỗ về dài hạn.

fear of missing out

Ví dụ: Giả sử bạn không có ý định mua thêm bất kỳ đồng coin nào, nhưng khi tham gia vào các nhóm cộng đồng crypto trên Telegram, bạn thấy mọi người nói về một dự án A sắp hợp tác với một công ty lớn. Giá token A liên tục tăng, và nhiều người khẳng định rằng đây là cơ hội kiếm lời tốt.

Bạn bắt đầu cảm thấy nếu không mua ngay, mình sẽ bỏ lỡ cơ hội lớn. Kết quả là, dù token A đã tăng mạnh trước đó, bạn vẫn quyết định mua vào vì sợ bỏ lỡ. Hành động này chính là biểu hiện của FOMO.

Ai là người tạo ra hiệu ứng FOMO?

Thực tế, FOMO thường được tạo ra bởi các dự án, tổ chức, hoặc cá nhân có ảnh hưởng lớn (KOL) trong thị trường tiền điện tử nhằm phục vụ lợi ích cá nhân. Nó là một công cụ giúp đẩy giá token lên cao, tạo thanh khoản để những người sáng lập có thể chốt lời. Bằng cách này, những người tạo ra FOMO có thể thúc đẩy nhà đầu tư vào thị trường, làm tăng giá trị token trong thời gian ngắn để hưởng lợi nhuận.

Xem thêm: Shill là gì? 5 cách giúp nhà đầu tư thoát bẫy shill coin

Những cá nhân này thường có sức ảnh hưởng lớn trên các kênh truyền thông và mạng xã hội, từ đó tác động đến hành động của đông đảo nhà đầu tư. Cụ thể, họ sử dụng nhiều chiến thuật để tạo FOMO xung quanh một token như:

  • Nhấn mạnh tiềm năng lợi nhuận của token: Họ giới thiệu về cơ hội sinh lời lớn khi đầu tư vào token.
  • Đăng tải hình ảnh khoe lợi nhuận: Những hình ảnh về lợi nhuận cá nhân từ token này có thể kích thích lòng tham và mong muốn đầu tư của người khác.
  • Tổ chức sự kiện: Đôi khi họ tổ chức các sự kiện mà người tham gia cần sở hữu token để được nhận các đặc quyền, từ đó làm tăng nhu cầu và giá trị token.

Dù FOMO là công cụ mạnh mẽ giúp các dự án mở rộng cộng đồng người dùng, nhưng nó cũng mang đến những tác động tiêu cực cho nhà đầu tư. Việc bị cảm xúc chi phối có thể dẫn đến quyết định thiếu cẩn trọng, tăng nguy cơ rủi ro và thua lỗ đáng kể.

Hậu quả của FOMO là gì?

Về mặt tinh thần, FOMO tạo ra cảm giác bất an, lo lắng và sợ hãi dai dẳng cho nhà đầu tư và nhà giao dịch. Khi trạng thái này kéo dài, nó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe tâm lý, thậm chí là trầm cảm. Sự lo âu liên tục về việc bỏ lỡ cơ hội không chỉ ảnh hưởng đến khả năng tập trung mà còn làm suy giảm chất lượng cuộc sống của họ.

hiệu ứng fomo

Về mặt quyết định, FOMO thường dẫn đến những hành động vội vàng và thiếu lý trí trong giao dịch tiền điện tử. Nhà đầu tư dễ rơi vào tình trạng “đu đỉnh”, tức là mua token ở giá cao nhất mà không thực hiện phân tích kỹ lưỡng. Chu kỳ FOMO này liên tục lặp lại sẽ khiến tài sản của họ dần giảm sút theo thời gian.

Cuối cùng, FOMO còn làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tư vào khả năng phán đoán và quyết định của bản thân. Những tổn thất liên tiếp do FOMO tạo ra sự nghi ngờ về năng lực cá nhân, khiến họ dễ lệ thuộc vào ý kiến và khuyến nghị từ người khác. Điều này càng làm tăng nguy cơ thua lỗ nặng nề, thậm chí là mất trắng do thiếu sự tự tin trong giao dịch.

6 nguyên nhân gây ra hội chứng FOMO

  • Tâm lý sợ bị bỏ lỡ: Đây là trạng thái lo lắng và ám ảnh khi bạn cảm thấy mình đang bỏ qua một cơ hội đầu tư quan trọng. Đặc biệt, những nhà đầu tư mới, chưa có tầm nhìn dài hạn sẽ dễ bị chi phối hơn và khó giữ được bình tĩnh.
  • Thiếu kiến thức về tài chính: Trang bị kiến thức tài chính là yếu tố cốt lõi khi tham gia đầu tư. Sự thiếu hiểu biết dễ dẫn đến những quyết định theo cảm tính hoặc chạy theo đám đông, bỏ qua việc phân tích thị trường và gây hậu quả nghiêm trọng.
  • Quá tự tin và thiếu kiên nhẫn: Sự tự tin quá mức khiến bạn nghĩ mình hiểu rõ thị trường và ra quyết định mà không cân nhắc kỹ lưỡng. Điều này thường dẫn đến các giao dịch bốc đồng với những đồng coin mà bạn chưa nghiên cứu. Ngược lại, thiếu kiên nhẫn sẽ khiến bạn tập trung vào lợi ích ngắn hạn, bỏ qua cơ hội đầu tư dài hạn trong một thị trường không ngừng biến động.
  • Kỳ vọng quá cao vào thị trường: Thành công của bản thân hoặc những người khác, cùng các tin tức về lợi nhuận cao dễ khiến bạn đặt kỳ vọng quá cao. Bạn sẽ mong đợi những lợi nhuận lớn, và nếu thị trường không đúng như những gì bạn dự đoán, sự thất vọng sẽ tăng cao và ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư.
  • Tâm lý bị ảnh hưởng bởi những thất bại trước: Chuỗi thua lỗ liên tục có thể khiến bạn thất vọng và hy vọng vào cơ hội “phục thù”. Tâm lý này dễ đưa bạn vào vòng lặp nguy hiểm, lặp lại sai lầm cũ và tiếp tục thua lỗ.
  • Chạy theo đám đông: Thiếu kiến thức sẽ khiến bạn dễ tin vào những thông tin lan truyền trên mạng xã hội mà không suy xét kỹ. Khi số đông đều bàn luận về một chủ đề, bạn có thể dễ dàng bị ảnh hưởng và đưa ra quyết định dựa trên lời nói của những cá nhân có sức ảnh hưởng thay vì căn cứ vào phân tích thực tế.

Mỗi yếu tố này đều góp phần tạo ra hiệu ứng FOMO, khiến nhà đầu tư mất kiểm soát, đưa ra các quyết định vội vã và đối mặt với rủi ro không đáng có.

4 cách vượt qua tâm lý FOMO khi đầu tư crypto

Trên thực tế, Fear of missing out là một hiện tượng khó tránh khỏi trong đầu tư, ngay cả đối với những nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm. Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế tình trạng này bằng một số cách sau:

1. Trang bị kiến thức đầu tư

Đầu tư vào một lĩnh vực đầy biến động và khó dự đoán như tiền điện tử đòi hỏi nền tảng kiến thức vững chắc. Đừng để sự nóng vội trong việc làm giàu khiến bạn bỏ qua những rủi ro do thiếu hiểu biết, vì chúng có thể dẫn đến những tổn thất nặng nề. Hãy trang bị kiến thức kỹ càng và chuẩn bị tâm lý vững vàng để đối mặt với các biến động của thị trường.

2. Lên kế hoạch đầu tư dài hạn

cách vượt qua tâm lý fomo

Khi đã hiểu rõ về FOMO, bạn sẽ nhận thấy rằng việc ra quyết định đầu tư chỉ dựa trên diễn biến thị trường hiện tại dễ khiến bạn rơi vào “bẫy tâm lý”. Thay vào đó, hãy trang bị kiến thức và lập một kế hoạch đầu tư dài hạn và tuân thủ nghiêm ngặt để hạn chế việc thay đổi chiến lược theo những biến động ngắn hạn.

Trước khi giao dịch, hãy xác định các điểm quan trọng như điểm dừng lỗ (stop loss), điểm vào lệnh (entry), điểm bán ra (target) và phương án phân bổ vốn. Điều này giúp bạn kiểm soát rủi ro và giữ vững tâm lý trước những thay đổi của thị trường.

3. Tiếp nhận thông tin có chọn lọc

Trong thị trường crypto, nhiều thông tin được đưa ra nhằm tác động đến tâm lý của nhà đầu tư. Bạn cần giữ tỉnh táo và chọn lọc thông tin từ các nguồn uy tín như CoinDesk, The Block, CoinMarketCap, CoinGecko,… để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy.

Việc theo dõi thị trường sát sao sẽ giúp bạn phát triển sự nhạy bén, nắm bắt được xu hướng và đưa ra các quyết định sáng suốt hơn.

4. Xây dựng các thói quen mới

Để tránh thua lỗ lớn trong thị trường đầy biến động như crypto, bạn nên hình thành những thói quen tích cực như:

  • Tuân thủ kế hoạch đầu tư: Bám sát chiến lược đã đề ra và tránh bị cuốn theo những lợi nhuận ngắn hạn. Hãy sẵn sàng cắt lỗ khi thị trường diễn biến không thuận lợi, nhằm giảm thiểu tổn thất và bảo toàn vốn.
  • Rèn luyện tâm lý vững chắc: Đầu tư tiền điện tử là một cuộc chiến tâm lý với nhiều cạm bẫy. Nếu không rèn luyện sự kiên nhẫn và bình tĩnh, bạn có thể dễ dàng mắc vào các “bẫy tâm lý” gây ra tổn thất về tài chính, tinh thần và sức khỏe.
  • Áp dụng phương pháp DCA (Dollar Cost Averaging): Thay vì liên tục theo dõi biến động thị trường, bạn có thể áp dụng phương pháp DCA, chia nhỏ số vốn đầu tư và đầu tư định kỳ để trung bình hóa chi phí đầu tư, giảm thiểu rủi ro do biến động giá.

Xem thêm: DCA là gì? Hướng dẫn chi tiết cách áp dụng DCA mới nhất 2024

Kết luận

Qua bài viết FOMO là gì của tiendientu, có thể thấy đây là một hiện tượng tâm lý phổ biến trong đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực tiền điện tử. Tuy nhiên, bằng việc xây dựng kế hoạch đầu tư rõ ràng và tuân thủ các nguyên tắc giao dịch, bạn có thể kiểm soát được tâm lý FOMO và đưa ra quyết định sáng suốt hơn. Sự kiên nhẫn và chiến lược dài hạn thường mang lại kết quả tốt hơn so với những phản ứng ngay lập tức trước biến động thị trường.

5.0/5

(1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mới nhất

Fiat là gì? Hướng dẫn cách dùng tiền Fiat để mua crypto

Kiến thức

Fiat là gì? Hướng dẫn cách dùng tiền Fiat để mua crypto

Không giống như tiền tệ truyền thống dựa trên hàng hóa như vàng hoặc bạc, tiền Fiat không có giá trị nội tại mà được duy trì nhờ niềm tin của người dân vào chính phủ phát hành.

EVM là gì? 5 ứng dụng phổ biến nhất hiện nay của EVM

Kiến thức

EVM là gì? 5 ứng dụng phổ biến nhất hiện nay của EVM

Trong thị trường tiền điện tử, Ethereum đã trở thành một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất hiện nay. Tuy nhiên, điểm khiến Ethereum nổi bật so với các nền tảng khác chính là Ethereum Virtual Machine (EVM) – “trái tim” của mạng lưới này.

DCA la gi Cach ap dung DCA hieu qua

Người mới | Kiến thức

DCA là gì? Hướng dẫn chi tiết cách áp dụng DCA mới nhất 2024

Với tính chất biến động cao của các đồng coin, thì DCA sẽ cung cấp một cách tiếp cận an toàn hơn cho những nhà đầu tư muốn giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận.

AML la gi AML va KYC khac nhau nhu the nao

Người mới | Kiến thức

AML là gì? AML và KYC khác nhau như thế nào?

Cùng với sự phát triển của thị trường tiền mã hóa, các hoạt động rửa tiền thông qua tài sản số đã trở thành một mối đe doạ đến các tổ chức tài chính và chính phủ trên toàn thế giới.

Pump la gi 4 cach thoat bay Pump and Dump trong crypto

Người mới | Kiến thức

Pump là gì? 4 cách thoát bẫy Pump and Dump trong crypto

Trong thị trường tài chính và đặc biệt là thị trường tiền mã hóa, thuật ngữ pump được sử dụng rất phổ biến. Mục tiêu chính của pump là tạo ra một đợt tăng giá ngắn hạn, từ đó thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nhỏ lẻ