Web 3.0 – tương lai của Internet
Web 3.0 – một nền tảng web, nơi mà người dùng có thể sở hữu thông tin của riêng mình và không bị kiểm soát bởi bất kỳ ai.

Vậy thì Web 3.0 là gì? Tiền đề của Web 3.0 gồm những gì? Những lợi ích và thách thức của Web 3.0 hiện nay và mối liên hệ của nó với blockchain là như thế nào?
Web 1.0 và 2.0
Web 1.0 (Static Web) là internet đầu tiên và đáng tin cậy nhất trong những năm 90 của thế kỷ 20. Mặc dù chỉ cung cấp quyền truy cập vào các thông tin hạn chế với ít hoặc không có sự tương tác với người dùng. Web 1.0 không có các thuật toán để sàng lọc các trang internet. Việc này đã gây khó khăn cho người dùng trong việc tìm kiếm các thông tin liên quan. Hiểu đơn giản, Web 1.0 là một cổng thông tin mà người dùng chỉ có thể tiếp nhận một cách thụ động và không có cơ hội để đánh giá hay phản hồi.
Web 2.0 (Web Social Web) làm cho Internet có tính tương tác hơn rất nhiều nhờ vào những tiến bộ công nghệ web như HTML5, Javascript, CSS3,.. cho phép các công ty khởi nghiệp xây dựng nền tảng web như Facebook, Wikipedia, YouTube và nhiều nền tảng khác. Sự phát triển của Web 2.0 đã mở đường cho sự phát triển mạng xã hội và việc sản xuất nội dung do người dùng tạo nên, có thể phân phối và chia sẻ dữ liệu giữa các nền tảng và ứng dụng khác. Về cơ bản, nó mô tả các trang web phản hồi mạnh mẽ và có thể sử dụng như một chương trình ứng dụng hơn là một trang web truyền thống thông thường.
Sự ra đời của Web 3.0
Trước sự bùng nổ của Internet vào đầu thế kỉ 21, Web 2.0 dần bộc lộ ra những hạn chế, khi mà không thể đáp ứng được những yêu cầu của người dùng một cách nhanh chóng. Người dùng Internet ngày nay không chỉ cần tương tác được với website, mà còn yêu cầu giải quyết nhu cầu nhanh chóng và tiện lợi nhất mà không cần phải truy cập quá nhiều website.
Web 3.0 (Semantic Web) là giai đoạn tiếp theo của quá trình phát triển web, làm cho internet trở nên thông minh và xử lý thông tin với trí thông minh gần giống với con người thông qua sức mạnh của trí tuệ nhân tạo (AI) để hỗ trợ người dùng. Từ đó cho phép tạo ra và phân phối nội dung phù hợp nhất, thông minh nhất với mọi người dùng Internet.
Nhờ có Web 3.0, Google có thể tìm ra những thứ ta cần một cách nhanh chóng, Spotify có thể tự động tìm những bài hát ta có thể thích nghe. Nói chung, ứng dụng của Web 3.0 đối với cuộc sống là vô hạn.
Web 3.0 và những phiên bản trước đây

Ưu điểm của Web 3.0
Có 4 ưu điểm của web 3.0:
- Không có trung gian kiểm soát dữ liệu: Các giao dịch và dữ liệu được trao đổi trực tiếp, do đó dữ liệu và tiền của bạn không phải phụ thuộc vào một bên trung gian nào cả.
- Ngăn chặn vi phạm dữ liệu: Tuy rằng dữ liệu được phân cấp và phân phối, dẫn đến việc tin tặc có quyền kiểm soát toàn bộ chúng, thế nhưng vì dữ liệu không thể bị xóa hay thay đổi khi nó nằm trong chuỗi. Điều này đã tạo ra luồng thông tin chính xác và liên tục và không bị mất dữ liệu.
- Khả năng hoạt động trên mọi thiết bị: Ngày nay, các ứng dụng dành riêng cho một hệ điều hành duy nhất không con quá lạ với người dùng. Web 3.0 cung cấp các ứng dụng không thể tùy chỉnh và dễ sử dụng. Các ứng dụng này chạy trên mọi thiết bị như tivi, tủ lạnh, lò vi sóng, cảm biến, smartphone và nhiều thiết bị khác.
- Dữ liệu mãi mãi tồn tại: Các dịch vụ trên web 3.0 không có máy chủ, vì thế chúng sẽ hoạt động mãi khi mà internet vẫn còn tồn tại. Các sự cố như mất điện hay máy chủ bị phá hoại thì cũng không kiến cho trò chơi hay các nội dung tin nhắn bị tạm dừng hay bị xóa đi.
- Các dịch vụ không bị gián đoạn: Các cuộc tấn công DDoS (Distributed Denial of Service) sẽ được giảm mạnh nhờ việc xử lý dữ liệu tục của hệ thống phi tập trung. Không có một hệ thống nào có thể bị chặn để dừng dịch vụ và sẽ có nhiều bản sao để ngăn chặn lỗi từ máy chủ. Từ đó các dịch vụ sẽ được vận hành liên tục mà không có bất kỳ sự gián đoạn nào.
- Kết nối thông minh: Với khả năng gắn thẻ ngữ nghĩa của web 3.0, cho phép Internet trở nên thông minh hơn và được kết nối nhiều hơn. Người dùng có thể sử dụng các thiết bị kết nối Internet để gắn thẻ.
Những thách thức mà Web 3.0 đang phải đối mặt
- Lượng dữ liệu khổng lồ: Ngày nay, lượng dữ liệu càng ngày khổng lồ chứa hàng tỷ và nghìn tỷ trang web thuật ngữ, tuy nhiên công nghệ hiện tại không đủ để loại bỏ các thuật ngữ trùng lặp. Hệ thống phải đối phó với một lượng dữ liệu đầu vào lớn và có thể không hiểu được bối cảnh.
- Khả năng mở rộng: Vẫn tồn tại khoảng cách lớn giữa Web 2.0 và Web 3.0 nếu xét về tính mở rộng, tốc độ xử lý, chi phí,…
- Tốc độ chậm: Mặc dù có khả năng bảo mật và chống lỗi tốt nhưng bên cạnh đó, tốc độ chậm hơn do phải chạy các nút xác thực.
- Không thân thiện với người dùng mới: Đa phần các công nghệ phi tập trung hiện tại không thân thiện với người dùng mới, bắt buộc người dùng phải có hiểu biết nhất định về công nghệ Blockchain để có thể sử dụng một cách tối ưu nhất. Quá trình chuyển đổi từ web truyền thống sang web phi tập trung diễn ra từ từ để người dùng Internet có thể thích ứng.
Sự liên quan của Web 3.0 và công nghệ Blockchain
Web 3.0 tuy là một mạng lưới phi tập trung, song vẫn tồn tại một cơ chế đồng thuận để xác thực thông tin và khiến các thành viên có thể tin tưởng vào nhau. Công nghệ Blockchain chính là cơ chế đồng thuận để giải quyết vấn đề đó, Nếu không có công nghệ Blockchain, Web 3.0 sẽ phải hoãn lại cho tới khi tìm được một cơ chế đồng thuận đáng tin cậy khác. Ngược lại Web 3.0 cũng là một trong những ứng dụng khác của Blockchain ngoài tiền điện tử và lưu trữ dữ liệu.
Kết luận
Mặc dù còn nhiều thách thức trong việc triển khai Web 3.0, song sự đổi mới mà nó mang nhiều sự kinh ngạc cho cuộc sống của chúng ta. Mối liên hệ giữa Web 3.0 và blockchain sẽ đem đến nhiều sự trải nghiệm đáng tin cậy.
Nếu có bất kỳ câu hỏi và chia sẻ, hãy để lại bình luận bên dưới và đừng ngại tham gia X100 Coin Group để được thảo luận, trao đổi cùng các admin và nhiều member khác nhé!
Đừng quên theo dõi thường xuyên trang tiendientu.com – Nơi cung cấp và cập nhật các thông tin chi tiết liên quan về tiền điện tử nhanh nhất.