Tokenomics là gì?
Tokenomics là chủ đề đang được quan tâm. Nó liên quan việc tìm hiểu các đặc điểm cung và cầu của tiền điện tử đối với con người và xã hội.

Tokenomics là gì?
Phân tích Tokenomics
Tokenomics liên quan tới việc hiểu rõ các đặc điểm cung và cầu của tiền điện tử.
Trong nền kinh tế truyền thống, các nhà kinh tế theo dõi việc phát hành một loại tiền tệ bằng cách sử dụng dữ liệu cung tiền chính thức. Những số liệu trong báo cáo của họ thường được là M1, M2, và tùy thuộc vào quốc gia còn có cả M3 hoặc M4. Trong phạm vi của bài viết này, chúng ta chỉ cần hiểu đơn giản rằng cấp độ M1 đo lường loại tiền có tính thanh khoản cao nhất, M2 ít thanh khoản hơn và cứ như vậy. Những con số này tạo sự minh bạch và giúp theo dõi các khía cạnh khác nhau của nguồn cung một loại tiền tệ nào đó.
Loại số liệu trên có vai trò rất quan trọng vì xuyên suốt chiều dài lịch sử, những bậc vua chúa, nữ hoàng và các chính phủ vẫn luôn in hay đúc thêm tiền. Thực sự thì cai quản một đất nước hay tham gia một cuộc chiến có thể trở nên rất tốn kém. Trong khi đó, tăng nguồn thu hay cân bằng ngân sách không phải lúc nào cũng dễ dàng. Do đó, một cách đơn giản và tiện lợi hơn về mặt chính trị là chỉ cần tạo thêm tiền.
Trong thế giới hiện đại, những vấn đề như cứu trợ ngân hàng và ứng phó với đại dịch buộc các chính phủ trên khắp thế giới phải tạo ra một lượng lớn tiền tệ mới một cách nhanh chóng.
Dù cho các chính phủ giám sát quá trình này, việc in thêm tiền có thể dần dần giảm giá trị của những đồng tiền đang lưu hành. Chúng ta gọi quá trình giảm giá trị của tiền như vậy là “lạm phát”. Hiện tượng này có thể thấy rõ qua việc giá cả hàng hóa chúng ta thường mua luôn tăng từ năm này qua năm khác.
Trái lại, tiền điện tử và token được xây dựng trên blockchain, nên việc phát hành được tạo theo thuật toán và được thiết lập trước. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể dự đoán khá chính xác số lượng tiền điện tử đang lưu thông vào một thời điểm nhất định trong tương lai. Mặc dù hầu hết các loại tiền điện tử đều có thể thay đổi lịch trình phát hành này, nhưng việc đó thường đòi hỏi sự chấp thuận của nhiều người và rất khó thực hiện. Nhờ đó bất cứ ai đang nắm giữ tiền điện tử sẽ cảm thấy an toàn hơn vì họ biết, theo một khía cạnh nào đó, tài sản đó của họ chắc chắn hơn nhiều so với loại tiền tạo ra bởi chính phủ.
Token là gì?
Trước khi đi sâu vào tokenomics, chúng ta hãy xem ý nghĩa của một token. Token là một đơn vị kỹ thuật số của tiền điện tử được sử dụng như một tài sản cụ thể hoặc để đại diện cho một mục đích sử dụng cụ thể. Token có nhiều trường hợp sử dụng, nhưng phổ biến nhất là token bảo mật, tiện ích và quản trị.
Tiền điện tử và token được xây dựng trên blockchain có lịch trình phát hành, được tạo theo thuật toán, được thiết lập trước. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể dự đoán khá chính xác số lượng coin sẽ được tạo ra vào một ngày nhất định trong thời gian. Mặc dù hầu hết các loại tiền điện tử có thể được thay đổi lịch trình phát hành này, nhưng thông thường nó sẽ yêu cầu sự đồng ý của nhiều người và rất khó thực hiện. Điều này mang lại sự thoải mái và bảo mật nhất định cho chủ sở hữu, vì họ biết mã số và mức độ tài sản của họ sẽ được tạo ra theo cách dễ dự đoán hơn nhiều so với việc chính phủ tạo ra tiền.
Tổng cung Bitcoin là gì?

Tổng cộng sẽ chỉ có 21 triệu Bitcoin được tạo ra. Toàn bộ quá trình này sẽ kết thúc vào khoảng năm 2140. Cho đến lúc đó, số lượng Bitcoin mới được tạo ra qua khai thác (đào) sẽ giảm một nửa theo chu kỳ khoảng bốn năm một lần. Đây được gọi là Bitcoin halving, được thiết kế nhằm tạo ra sự khan hiếm để từ đó gây áp lực lên giá.
Mặc dù 21 triệu tưởng như là một con số rất lớn, nhưng khi so sánh với khoảng 8 tỷ người trên thế giới thì rõ ràng là ít ỏi đến khó tin. Chính sự mất cân bằng này đã khiến nhiều người so sánh Bitcoin với vàng và ví nó như một loại tiền kim loại.
Là đồng tiền điện tử đầu tiên trên thế giới, quá trình và lịch trình phát hành của Bitcoin đã mở đường cho những đồng tiền khác. Trong số đó có thể kể đến Bitcoin Cash, Bitcoin SV và Zcash cũng có giới hạn cứng là 21 triệu đồng tiền. Một số loại khác, chẳng hạn như Litecoin, sử dụng cùng một khuôn khổ nhưng với số lượng lớn hơn.
Cung cấp lưu thông Dogecoin và Grin
Tuy vậy, một số đồng tiền lại có lịch trình rất khác. Ví dụ như cả Dogecoin và Grin đều có lượng phát hành giống hệt nhau cho mọi khối mới được tạo vĩnh viễn, tức là nguồn cung cấp token của chúng về cơ bản là vô hạn. Những người sáng lập Grin hy vọng rằng tính năng này sẽ giúp duy trì mức giá ổn định dễ dàng hơn, nhờ đó trở thành một loại tiền dễ sử dụng hơn. Sẽ phải mất thêm nhiều năm nữa để biết liệu điều này có thực sự khả thi không.
Ở giữa hai thái cực này là rất nhiều coin và token khác, phần nhiều hoạt động trên Ethereum, có mức phát hành tối đa được định sẵn nhưng với con số rất cao. Ví dụ, Tron có tổng nguồn cung bị giới hạn ở mức hơn 100 tỷ.
Trong nhiều trường hợp khác, số lượng tiền điện tử hoặc token sẽ bị giảm dần. Một số dự án đã đặt ra các quy tắc để đốt một số lượng nhất định vào những khoảng thời gian cố định. “Đốt” ở đây có nghĩa là lượng tiền đó sẽ được chuyển vào một ví mà không thể lấy lại được. Việc đốt này thường liên quan đến chi phí vận hành, do đó một tài sản càng được sử dụng nhiều thì càng bị đốt nhanh.
Tại sao Tokenomics lại quan trọng khi đầu tư vào tiền điện tử?
Trong cuốn sách đầu tư nổi tiếng Margin of Safety, huyền thoại đầu tư giá trị Seth Klarman giải thích rằng, “trong ngắn hạn, chỉ có cung và cầu quyết định giá thị trường”. Giả dụ chúng ta tin đó là đúng và có thể áp dụng cho các loại tiền điện tử dùng công nghệ blockchain tương tự thị trường chứng khoán. Nếu vậy thì việc hiểu rõ các yếu tố nào tác động đến cung hoặc cầu là vô cùng quan trọng đối với cả nhà đầu cơ và nhà đầu tư.
Trong trường hợp đó sẽ có rất nhiều yếu tố cần xem xét. Tuy nhiên điều quan trọng nhất có lẽ là hiểu một đồng tiền được sử dụng như thế nào. Liệu có mối liên hệ rõ ràng nào giữa việc sử dụng nền tảng hoặc dịch vụ đang được xây dựng và tài sản cơ bản của nó không? Nếu có, rất có thể dịch vụ đó sẽ yêu cầu mua và sử dụng tài sản này để giúp tăng giá. Nếu không, token đó còn có thể được sử dụng để làm gì?
Một số câu hỏi khác cũng cần cân nhắc như là:
- Có bao nhiêu loại tiền điện tử hoặc token hiện đang tồn tại?
- Sẽ có bao nhiêu loại tồn tại trong tương lai và khi nào chúng xuất hiện?
- Ai sở hữu tiền? Liệu có một số lượng nào được dành ra để phát hành trong tương lai cho các nhà phát triển không?
- Có bất kỳ thông tin nào cho thấy rằng một số lượng lớn tiền đã bị mất, bị đốt, bị xóa hoặc theo cách nào đó không sử dụng được không?
Tokenomics trong việc xác định giá trị tiền điện tử
Tokenomics cũng là hướng dẫn hữu ích để biết được một tài sản sẽ có giá trị bao nhiêu trong tương lai. Nhiều người mới bước chân vào thế giới tiền điện tử sẽ nghĩ những điều như “Nếu đồng tiền này trở nên có giá trị như Bitcoin, thì một ngày nào đó…” trong khi thực tế thì điều đó có thể không bao giờ xảy ra. Ví dụ, hãy xem xét hai đồng tiền được đề cập ở trên là Bitcoin Cash và Tron. Bitcoin Cash có tổng nguồn cung giống như Bitcoin, vì vậy suy đoán rằng nó sẽ có giá trị như Bitcoin trong tương lai cũng hợp lý và khả thi. Tuy nhiên, với hơn 100 tỷ Tron lưu hành thì để một đồng Tron có giá trị hàng nghìn đô la, Tron sẽ phải trở thành doanh nghiệp có giá trị nhất trong lịch sử thế giới. Chỉ nghe thôi cũng đã thấy điều này rất khó có thể trở thành hiện thực.
Mặc dù những câu hỏi này có vẻ đòi hỏi những câu trả lời khá phức tạp, nhưng chúng sẽ cung cấp cho chúng ta thêm một cách thức để tìm hiểu về tiền điện tử và giúp hiểu được liệu loại tài sản này có nhiều khả năng cho một tương lai tuyệt vời hơn loại tài sản khác hay không.
Kết luận
Việc Tokenomics ra đời đã mang đến rất nhiều lợi ích cho những người đầu tư vào tiền điện tử. Có thể tương lai nó sẽ cung cấp thêm nhiều chức năng hữu ích hơn.
Nội dung được dịch và biên tập lại từ CoinMarketCap. Trong quá trình dịch không tránh được các sai sót khi biên dịch các thuật ngữ chuyên môn. Bạn có thể đọc bài viết gốc tại đây. Cảm ơn các bạn đã ủng hộ tiendientu.com.
Nếu có bất kỳ câu hỏi và chia sẻ, hãy để lại bình luận bên dưới và đừng ngại tham gia X100 Coin Group để được thảo luận, trao đổi cùng các admin và nhiều member khác nhé!
Đừng quên theo dõi thường xuyên trang tiendientu.com – Nơi cung cấp và cập nhật các thông tin chi tiết liên quan về tiền điện tử nhanh nhất.
Nguồn CoinMarketCap