Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương – CBDC là gì?
Các loại tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương khác gì so với các loại tiền điện tử mà bạn quen thuộc.

Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương - CBDC là gì?
Tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương – CBDC là gì?
CBDC là viết tắt của tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành và chúng có thể trở thành tiền tệ hợp pháp (legal tender) tùy thuộc vào quy định của chính phủ hoặc luật pháp.
Sẽ hoàn toàn sai lầm khi chúng ta nói rằng CBDC giống như tiền điện tử – trên thực tế, hầu hết các thuộc tính của hai loại tiền này rất khác nhau và thậm chí là đối lập nhau.
CBDC vẫn hoàn toàn nằm trong hệ thống tài chính trung gian, truyền thống của tiền fiat. Nó hoạt động nhờ vào các cơ quan phát hành tiền tệ đó là: một ngân hàng trung ương quốc gia và quan trọng nhất là chính phủ có chủ quyền hoặc cơ quan chính trị đằng sau nó.
Nói một cách dễ hiểu, điều này có nghĩa là CBDC được hỗ trợ bởi chính phủ – đây không phải là thứ mà bạn sẽ thấy trong một dự án tiền điện tử.
Sự khởi đầu của các loại tiền điện tử phi tập trung như Bitcoin liên quan đến cypherpunk và thách thức chủ nghĩa tự do để có thể tiến đến tình hiện tại. Chúng giống như sự phê phán đối của một hệ thống tiền tệ bị loại trừ được sở hữu bởi các ngân hàng trung ương độc lập và các chuyên gia – chủ yếu là những người không bị ảnh hưởng bởi sức ép của chế độ dân chủ và sự giám sát của công chúng.
Satoshi Nakamoto là một nhà phát minh của Bitcoin nhưng cho đến bây giờ, danh tính của ông vẫn là một ẩn số. Ông đã trở nên nổi tiếng sau sự kiện tạo ra genesis block (khối bitcoin đầu tiên) với dòng tiêu đề trên tờ Times về việc Vương quốc Anh đang đứng trên “bờ vực cứu trợ lần thứ hai cho các ngân hàng” sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Trong khi Bitcoin dự định tạo ra một hệ thống tài chính mới từ bên ngoài, sự xuất hiện và ngày càng phổ biến của tiền điện tử có lẽ là tất yếu, đã thúc đẩy sự đổi mới đáng kể trong chính nền tài chính truyền thống.
Điều này được thể hiện rõ ràng nhất trong mối quan tâm ngày càng lớn đối với tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC).
Vào đầu năm 2019, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế – một tổ chức của Thụy Sĩ bao gồm 60 ngân hàng trung ương trên thế giới ước tính rằng phần lớn các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới đã tham gia vào nghiên cứu phát triển CBDC.
Tất cả các loại tiền kỹ thuật số của mọi Ngân hàng Trung ương có khác nhau không?
Có hai loại CBDC chính.
Thứ nhất là wholesale CBDC, dành cho các tổ chức tài chính sử dụng các khoản thanh toán theo kiểu wholesale, tức là cho các khoản thanh toán liên ngân hàng hoặc thanh toán chứng khoán.
Thứ hai là retail CBDC dành cho công chúng.
Retail CBDC được chia thành hai loại chính: mục đích chung và dựa trên tài khoản (dựa trên token). Về mặt lý thuyết, các retail CBDC sẽ mở rộng quyền truy cập vào tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương cho công chúng. Do đó, chúng có thể mở rộng tiếp cận rộng hơn nhiều đối với các ngân hàng và hệ thống tài chính nói chung so với các đối tác wholesale của loại tiền tệ này.
Trong hệ thống hiện tại, các tổ chức trung gian như các ngân hàng thương mại chịu trách nhiệm giải quyết tranh chấp, thực hiện xác minh Know-Your-Customer (KYC), bảo hiểm tiền gửi và các dịch vụ khác.
Tùy thuộc vào mục đích của mỗi loại, các retail CBDC có thể thay đổi vai trò hoạt động hiện có của các ngân hàng trung ương và các tổ chức tư nhân trong hệ thống tài chính.
Vì lý do này, các nhà phân tích đã nghiên cứu chặt chẽ các thiết kế và kiến trúc có thể xuất hiện trong tương lai cho các retail CBDC. Họ cũng phân tích những hậu quả tiềm tàng của chúng đối với cấu trúc pháp lý của các khiếu nại đối với ngân hàng trung ương và các tổ chức tư nhân.
Điểm mấu chốt của CBDC là với bất cứ thiết kế nào, người phát hành và người mua cuối cùng của đồng coin này chính là ngân hàng trung ương: tuy nhiên, các thiết kế khác nhau sẽ ảnh hưởng đến bản chất của các yêu cầu đối với một bên trung gian (nếu có liên quan) và các hồ sơ do ngân hàng trung ương lưu trữ.
Điều này có nghĩa là bất kể CBDC trông như thế nào, trách nhiệm về cấu trúc và bảo trì của nó là thuộc về ngân hàng trung ương.
Trong một hệ thống CBDC gián tiếp và hai cấp, cấu trúc của các yêu cầu khiếu nại sẽ tương tự như hệ thống tài chính hiện tại. Các tổ chức thương mại sẽ được yêu cầu hoàn trả đầy đủ trách nhiệm pháp lý giống như CBDC cho người tiêu dùng bằng tiền gửi CBDC của chính họ tại ngân hàng trung ương.
Tuy nhiên, những thay đổi đối với mô hình trung gian này có thể giúp tạo ra khả năng quản lý và giám sát mới cho các ngân hàng trung ương. Mặc dù điều này sẽ đòi hỏi sự mở rộng tương đối lớn đối với các hoạt động hiện tại của mô hình trung gian. Vì lý do này, các nhà phân tích cũng đã nghiên cứu các kiến trúc hỗn hợp nhằm kết hợp các khiếu nại trực tiếp và gián tiếp đối với ngân hàng trung ương.
Tiền tệ kỹ thuật số của Trung Quốc – “Nhân dân tệ điện tử”

Hệ thống thanh toán điện tử tiền kỹ thuật số (DCEP) của Trung Quốc phát triển từ năm 2014. Tuy nhiên, đồng nhân dân tệ kỹ thuật số không phải là một dự án blockchain dựa trên sổ cái phi tập trung. Thay vào đó, nó dựa vào một cơ sở dữ liệu tập trung lưu trữ và theo dõi tất cả các giao dịch trên mạng, cũng như kiểm soát quyền truy cập vào mạng. Đồng nhân dân tệ điện tử được hỗ trợ 1:1 bởi đồng nhân dân tệ. Trung Quốc đã triển khai thử nghiệm DCEP. Nhiều người hy vọng đây sẽ là quốc gia đầu tiên thực hiện đầy đủ CBDC.
Tiền tệ kỹ thuật số của Hoa Kỳ – “Fedcoin”

Trong khi dường như đứng sau Trung Quốc. Cục Dự trữ Liên bang đã tuyên bố rằng họ đang tiến tới phát triển đồng tiền kỹ thuật số của riêng mình và sẽ phát hành một bài báo nghiên cứu vào mùa hè năm 2021. Chủ tịch Fed Jerome Powell đã nói rằng họ đang theo dõi cẩn thận tình hình và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo để phát hành đồng tiền kỹ thuật số diễn ra đúng đắn thay vì đi trước các đối tác toàn cầu.
Powell cũng đề cập rằng những tiến bộ công nghệ có thể cung cấp những khả năng mới cho ngân hàng trung ương nhưng họ nói rằng CBDC phải được thiết kế để công chúng sử dụng. Fed Boston dẫn đầu dự án, và làm việc với các nhóm khác nhau, chẳng hạn như Ngân hàng Thanh toán Quốc tế.
Điều gì đang ngăn các ngân hàng trung ương phát hành CBDC ở thời điểm hiện tại?
Các nhà phân tích đã nhấn mạnh rằng để các retail CBDC thực sự phát triển, họ sẽ cần nâng cấp chế độ bảo mật và cải thiện tính tiện lợi như tiền mặt cho các khoản thanh toán ngang hàng (và thậm chí xuyên biên giới). Họ cũng sẽ cần tính đến các điều khoản về những thiết lập bảo mật nghiêm ngặt nhất phải được áp dụng mặc định mà không cần người sử dụng đầu cuối lựa chọn (theo khái niệm “privacy by default”) và khả năng truy cập trên toàn cầu.
Các công nghệ sổ cái phân tán như blockchain có thể mở rộng khả năng bảo vệ quyền riêng tư của người dùng bằng cách thay thế các cách nhận dạng thông thường được sử dụng cho tài khoản ngân hàng bằng cách nhận dạng an toàn hơn là mật mã (hay biết đến với token).
Tuy nhiên, hệ thống token dựa trên chữ ký số sẽ đặt ra nhiều thách thức – đặc biệt là đối với thẩm định AML/CFT và quản lý khóa bảo mật và có thể sẽ cần thêm các biện pháp bảo vệ khác.
Tuy nhiên, dựa trên kết quả từ việc kiểm tra tính khả thi của các ngân hàng trung ương, các công nghệ blockchain hiện khó có thể được triển khai trực tiếp cho kiến trúc CBDC vì nó yêu cầu khối lượng dữ liệu lớn.
Tuy nhiên, có các kiến trúc blockchain đã được khám phá cho các mô hình CBDC hỗn hợp hoặc gián tiếp, cũng như cho các wholesale CBDC, do số lượng giao dịch trong nhiều hệ thống thanh toán bán buôn tương tự như số lượng giao dịch đã được xử lý bởi các nền tảng blockchain hiện có.
Kết luận
Qua những nội dung trên, khi so với các loại tiền điện tử mà chúng ta thường thấy trên thị trường, tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương có nhiều điểm rất khác biệt.
Nội dung được dịch và biên tập lại từ CoinMarketCap. Trong quá trình dịch không tránh được các sai sót khi biên dịch các thuật ngữ chuyên môn. Bạn có thể đọc bài viết gốc tại đây. Cảm ơn các bạn đã ủng hộ tiendientu.com.
Nếu có bất kỳ câu hỏi và chia sẻ, hãy để lại bình luận bên dưới và đừng ngại tham gia X100 Coin Group để được thảo luận, trao đổi cùng các admin và nhiều member khác nhé!
Đừng quên theo dõi thường xuyên trang tiendientu.com – Nơi cung cấp và cập nhật các thông tin chi tiết liên quan về tiền điện tử nhanh nhất.
Nguồn CoinMarketCap