Thuật toán đồng thuận Proof of Authority là gì?

Proof of Authority (PoA) là gì? Đây là một trong những thuật toán được sử dụng nhiều nhất ở hiện tại. Thuật toán này được khai triển như một giải pháp thay thế hiệu quả hơn Proof of Work và Proof of Stake vì khả năng thực hiện nhiều giao dịch trong mỗi giây. Vậy thuật toán này hoạt động thế nào? Có hiệu quả như thế nào? Dưới đây là những thông tin giúp các bạn có thêm những hiểu biết về thuật toán này.

Thuật toán đồng thuận Proof of Authority là gì?

Bối cảnh ra đời của thuật toán đồng thuận Proof of Authority (PoA)

Thuật toán đồng thuận PoW (Proof of Work) được Bitcoin sử dụng là thuật toán đáng tin cậy và bảo mật nhất hiện tại. Tuy nhiên, khả năng mở rộng mạng của nó vẫn còn nhiều hạn chế. Các blockchain dựa trên PoW có hiệu suất bị hạn chế do hệ thống xử lý giao dịch (TPS) thấp. Nguyên nhân của sự hạn chế về hiệu suất này là do Bitcoin dựa vào một mạng lưới gồm các node phân tán cần đạt đến sự đồng thuận về các trạng thái hiện tại của blockchain. Nghĩa là, trước khi một block các giao dịch mới, nó cần được xác thực và phê duyệt bởi đa số các mode trong mạng. Do đó, tuy tính chất phi tập trung đem lại một hệ thống kinh tế bảo mật và không cần sự tin cậy, nhưng nó lại hạn chế tiềm năng có thể sử dụng trên quy mô lớn hơn.

Các blockchain PoS (Proof of Stake) có hiệu suất số giao dịch mỗi giây lớn hơn Bitcoin. Tuy nhiên sự khác biệt này không quá lớn và các mạng PoS cũng không thật sự giải quyết được các bài toán về khả năng mở rộng mạng.

Trong tình cảnh này, thuật toán PoA (Proof of Authority) được sử dụng như một phương pháp thay thế hiệu quả vì có khả năng thực hiện nhiều giao dịch mỗi giây hơn hai thuận toán kia.

PoA là gì?

PoA – Proof of Authority là một thuật toán đồng thuận dựa trên danh tiếng, mang lại giải pháp thực tế và hiệu quả cho các mạng blockchain, đặc biệt là các mạng riêng. Thuật toán này được sáng lập bởi nhà đồng sáng lập và cựu CTO của Ethereum, Gavin Wood vào năm 2017.

Thuật toán đồng thuận PoA đề cao giá trị của danh tính, tức là những người xác thực khối không dựa trên số lượng coin mà họ có mà dựa trên danh tính của họ. Vì thế, các blockchain PoA được bảo mật bởi các node xác thực được lựa chọn tùy ý như là các thực thể đáng tin cậy.

Thuật toán đồng thuận PoA có thể được ứng dụng trong nhiều tình huống khác nhau và chúng được coi là một lựa chọn có giá trị cho các ứng dụng trong ngành hậu cần.

Mô hình PoA cho phép các công ty, doanh nghiệp đảm bảo và duy trì quyền riêng tư trong lúc tận dụng được những lợi ích của công nghệ Blockchain. Microsoft Azure là một ví dụ điển hình của việc sử dụng PoA. Nền tảng Azure cung cấp các giải pháp cho các mạng riêng tư với hệ thống không yêu cầu hoạt động đào.

PoA, PoS và PoW

Mặc dù thuật toán đồng thuận PoW do Bitcoin sử dụng đang là thuật toán đáng tin cậy và bảo mật nhất, tuy nhiên các nhà phát triển luôn cố gắng tìm kiếm và phát triển những thuật toán mới. Nguyên nhân là do khả năng mở rộng mạng của PoW bị hạn chế khiến hiệu suất tiềm năng của các blockchain dựa trên PoW  cũng bị hạn chế sử dụng trên quy mô lớn hơn.

Bên cạnh đó, dù các blockchain PoS thường sở hữu hiệu suất giao dịch mỗi giây lớn hơn Bitcoin, nhưng cách biệt này không quá lớn. Thêm vào đó, những mạng PoS cũng không giải quyết được vấn đề mở rộng mạng.

Với khả năng thực hiện nhiều giao dịch trong vòng mỗi giây của PoA đều vượt trội cả hai thuật toán trên. Do đó, PoA hiện đang được sử dụng như một phương pháp thay thế hiệu quả hơn.

Một bộ phận lớn người dùng cho rằng PoA chính là PoS đã được sửa đổi, nó đánh giá cao vai trò của danh tiếng hơn là coin. Vì tính chất phi tập trung của hầu hết những mạng blockchain. PoS không phải lúc nào cũng phù hợp với những doanh nghiệp hay tập đoàn nhất định. Nhưng PoA lại là một giải pháp tốt hơn cho các blockchain riêng vì có hiệu suất cao một cách đáng kể.

Người dùng sẽ bị yêu cầu xác nhận danh tính để được tham chiếu chéo cùng nguồn dữ liệu công khai để trở thành người xác nhận hợp lệ trong một chuỗi PoA và giữ nhiệm vụ ngăn chặn những hành vi xấu.

PoA yêu cầu khả năng tính toán ít hơn so với những cơ chế khác vì PoA ít chuyên sâu hơn trong việc tiếp cận. Chính điều này khiến cho PoA ít gặp rào cản gia nhập hơn những cơ chế khác.

PoA luôn hướng đến sự thỏa hiệp giữa việc giảm phân cấp và tăng hiệu quả, đồng thời yêu cầu một nút ủy quyền tập trung để có thể xác minh cũng như phê duyệt danh tính. Điều này đã làm mất đi một trong số những lợi ích lớn nhất của blockchain.

Như vậy, PoA đi cùng một vài điểm mạnh so với những thuật toán khác mặc dù có thiết kế như là giao thức PoS, đồng thời chia sẻ một vài yếu tố PoW. Quan trong nhất là thời gian xử lý của PoA nhanh hơn nhiều nhờ vào nhu cầu giao tiếp giữa các nút.

Điều kiện xảy ra sự đồng thuận PoA

Dù các hệ thống khác nhau với những điều kiện khác nhau, thuật toán đồng thuận PoA thường dựa vào các điều kiện sau:

  • Danh tính hợp lệ và đánh tin cậy.
  • Độ khó để trở thành người xác thực.
  • Tiêu chuẩn phê duyệt trình xác thực.

Bản chất cốt lõi của cơ chế này là sự chắc chắn phía sau danh tính của một khối hay một vị trí xác nhận. Nó cần có quá trình để loại bỏ những người dùng nó. Hay để đảm bảo tất cả tình xác nhận đều phải 

Những hạn chế của Proof of Authority

PoA là được xem là một thuật toán đi trước mạng phi tập trung. Vì thế có thể nói, mô hình thuật toán đồng thuận PoA chỉ là một nỗ lực khiến các hệ thống tập trung trở nên hiệu quả hơn. Dù PoA là một giải pháp hấp dẫn cho các công ty lớn có nhu cầu về hậu cần, tuy nhiên vẫn có sự e dè , đặc biệt là trong thế giới tiền điện tử.

Người ta vẫn còn nghi ngờ về khả năng biến đổi của hệ thống dù rằng PoA đem lại hiệu suất làm việc cao, khi mà những vấn đề như kiểm duyệt và đưa vào danh sách cấm trở nên dễ dàng thực hiện.

Một hạn chế khác mà bất kì ai cũng có thể thấy là danh tính của những người xác thực trong hệ thống PoA. Chỉ có những người chơi danh tiếng có khả năng xác thực mới tìm được cách để nắm giữ vị trí này.  Ngoài ta việc biết các trình xác nhận danh tính có thể dẫn đến việc thao túng của bên thứ ba. 

Về PoA token

Đặc điểm

PoA token là mã thông báo hoặc đồng tiền gốc của mạng PoA. Được sử dụng trên mạng PoA cho các mục đích trao đổi, cho phí giao dịch và như cơ chế thưởng cho người chỉ định.

Các DApp như DopeRaider sử dụng PoA để mua hàng trong trò chơi, tương tự như chi phí giao dịch. Trong khi các DApp khác như Geon dùng PoA cho phí giao dịch khi đang phân phát cho người dùng mã thống báo trong trò chơi của riêng họ.

Mã thông báo PoA20 là đại diện của mã thông báo PoA có sẵn, sử dụng trên mạng chính Ethereum. Đây là mã thông báo ERC20 có tất cả các tính năng thí dụ mã thông báo PoA nhưng tương thích với mạng chính.

Giao dịch mua bán đồng coin PoA ở đâu?

 Một số sàn giao dịch uy tín có hỗ trợ cho PoA như Binance, CoinDCX, IDEX,… Mã thông báo mạng PoA tiện lợi để giao dịch trong các sàn trao đổi cho nhiều loại tiền áo khác nhau như Bitcoin, Ether.

Kết luận

PoA hay PoW, PoS đều có những ưu và nhược điểm riêng của nó. Dù rằng tính phi tập trung hóa được đánh giá khá cao trong cộng đồng tiền điện tử, và PoA, như một có chế đồng thuận, hy sinh tính phi tập trung này để đổi lấy hiệu suất cao và khả năng mở rộng. Các tính năng cố hữu của hệ thống PoA hoàn toàn khác biệt so với cách thức các blockchain hiện đang vận hành. Tuy nhiên, PoA vẫn là một phương thức tiếp cận hấp dẫn không thể bỏ qua và đây được xem là một giải pháp blockchain phù hợp với các ứng dụng blockchain riêng tư. 

Nếu có bất kỳ câu hỏi và chia sẻ, hãy để lại bình luận bên dưới và đừng ngại tham gia X100 Coin Group để được thảo luận, trao đổi cùng các admin và nhiều member khác nhé!

Đừng quên theo dõi thường xuyên trang tiendientu.com – Nơi cung cấp và cập nhật các thông tin chi tiết liên quan về tiền điện tử nhanh nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *