Tether có mãi tránh được những cáo buộc? Cú plot twist mới nhất về chuỗi drama

Tether, nhà phát hành stablecoin lớn nhất tính theo vốn hóa thị trường USDT, đã bác bỏ các cáo buộc của Bloomberg về khoản dự trữ của mình.
Trích dẫn một số nguồn ẩn danh có kiến thức về cuộc điều tra của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, có báo cáo cho rằng cuộc điều tra hiện đang tập trung vào việc không có sự rõ ràng, minh bạch trong giao dịch giữa các công ty của Tether và ngân hàng. Có hay không sự che giấu về các giao dịch có liên quan đến tiền điện tử mà ngân hàng xử lý thay mặt công ty họ? Đặc biệt là trong đợt bùng nổ và phá sản Bitcoin đầu tiên vào năm 2017-2018, các ngân hàng chính thống đã tránh sử dụng tiền điện tử như tránh một sự phiền phức. Họ thường xuyên đóng tài khoản của những khách hàng được phát hiện đang giao dịch trên các sàn tiền điện tử.
Cuộc thăm dò có thể có tác động lớn đến thị trường do việc sử dụng rộng rãi stablecoin Tether trong việc mua và bán các loại tiền điện tử dễ bay hơi. Hiện có gần 62 tỷ đô la trong Tether stablecoin, được gọi là USDT, đang được lưu hành. Ngoài các giao dịch, USDT được sử dụng để lưu trữ các quỹ mà các nhà giao dịch muốn bảo vệ khỏi sự biến động giá.
Cuộc điều tra rõ ràng là một tin xấu đối với các giám đốc điều hành của Tether, những người có thể phải đối mặt với các cáo buộc hình sự. Họ phủ nhận tất cả các hành vi sai trái và tấn công báo cáo của Bloomberg. Những động thái này như một phần của “nỗ lực làm mất uy tín Tether”. Liệu rằng Tether có mãi tránh được những cáo buộc? Hãy tìm hiểu ngay nhé!
Tether và những điều tiếng xung quanh nó

Để hiểu tình hình pháp lý và tác động của nó đối với thị trường tiền điện tử, bạn cần biết về một vài sự kiện không hay trước đó. Tether đã bị cáo buộc về mọi thứ, từ việc nói dối về các tài sản hỗ trợ cho stablecoin đến việc thao túng giá Bitcoin một cách mạnh mẽ đến mức nó đã góp phần gây ra sự kiện “crypto winter”-“mùa đông tiền điện tử” vào năm 2018.
Không dưới bốn vụ kiện tập thể cáo buộc rằng công ty đứng sau Tether cần chịu trách nhiệm cho việc Bitcoin giảm giá 80% và phải xóa sổ 450 tỷ USD trong suốt năm đó. Ngoài ra còn có các yêu cầu bồi thường gấp ba lần vì gian lận, các vụ kiện đòi gần 1,4 nghìn tỷ đô la.
Trước khi tìm hiểu sâu hơn nữa, chúng ta cần xác định rằng vụ việc của Tether mới chỉ là một nửa câu chuyện. Nó có một công ty chị em là sàn giao dịch tiền điện tử lớn Bitfinex và chúng gắn bó chặt chẽ với nhau. Cả hai đều thuộc sở hữu của iFinex nhưng có cấu trúc sở hữu khá phức tạp. Trụ sở đặt tại Quần đảo Virgin thuộc Anh và Hồng Kông.
Có ba phần chính trong câu chuyện này. Đầu tiên, một số nhà đầu tư và chuyên gia kinh tế lo ngại rằng nhà phát hành Tether không có đủ dự trữ USD so với giá trị thực tế của nó trên thị trường.
Thứ hai, mối quan hệ của nó với công ty chị em Bitfinex. Công ty này đã chuyển sang Tether để tìm kiếm nguồn tài chính sau khi sàn giao dịch bị cướp 850 triệu đô la vào năm 2018.
Điều này liên quan đến các bộ xử lý thanh toán mờ ám mà nó đã xử lý sau khi bị khóa khỏi hoạt động kinh doanh ngân hàng chính thống vào năm 2017 và 2018. Đây là điều mà các công tố viên liên bang cho rằng đã xảy ra.
Thứ ba, có một nghiên cứu được lan truyền một cách rộng rãi đằng sau các vụ kiện cáo buộc Tether và Bitfinex thao túng giá.
Những con số ấn tượng

Tether là stablecoin đầu tiên thành công lớn nhất cho đến nay. Stablecoin, như tên gọi cho thấy, nhằm mục đích giữ giá của chúng cố định 1-1 đối với một loại tiền tệ fiat (tiền định danh), phổ biến nhất là đô la Mỹ.
Trong thế giới tiền điện tử, Tether hiện là tiền điện tử lớn thứ ba theo vốn hóa thị trường, sau Bitcoin và Ether. Xét về góc độ stablecoin, nó đang được xem là thành công nhất. Đúng thứ hai là USD Coin – hoặc USDC – được kiểm soát bởi Circle và sàn giao dịch tiền điện tử hàng đầu của Hoa Kỳ Coinbase. Thứ ba là Binance USD – BUSD – với gần 12 tỷ USD.
Trong khi một số stablecoin dựa trên DeFi để sử dụng nhiều phương pháp kỹ thuật hơn. Hầu hết các stablecoin duy trì mức giá ổn định của chúng bằng cách giữ 1 đô la tiền định danh cho mỗi coin trong tài khoản ngân hàng.
Lỗ hổng tín nhiệm của Tether phát sinh dựa trên việc họ không muốn thực hiện một cuộc kiểm tra đầy đủ của bên thứ ba về các tài khoản pháp định của mình trong nhiều năm.
Cho đến tháng 3 năm 2019, trang web của họ cho biết: “Mọi Tether luôn được hỗ trợ 1-1 bằng tiền tệ truyền thống được giữ trong kho dự trữ của chúng tôi. Vì vậy 1 USDT luôn tương đương với 1 USD”.
Cũng trong thời gian đó, Tether cập nhật trang web của mình và nói rằng khoản dự trữ của họ cũng có thể bao gồm các tài sản khác. Trong số đó có ghi chú hứa hẹn sẽ hoàn trả các khoản vay.
Tại sao lại có hứa hẹn đó? Bởi vì Tether đã cho Bitfinex vay 750 triệu đô la sau khi sàn giao dịch này bị cướp vào năm 2018. Tội phạm được cho là do ai đó liên kết với bộ xử lý thanh toán mà sàn giao dịch đang sử dụng để lấy tiền cho các khách hàng có trụ sở tại Hoa Kỳ. Việc đánh cắp tiền diễn ra khi các ngân hàng không xử lý các giao dịch đó.
Theo ghi chép những khoản phí được nộp riêng biệt của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ DoJ, các quỹ của Tether được di chuyển bằng cách chạy các khoản thanh toán thông qua các ngân hàng. Và gian dối rằng các tài khoản này là từ các công ty hoạt động trong các ngành khác không phải tiền điện tử, như bất động sản.
Đó là vụ gian lận ngân hàng mà Bloomberg News (hãng thông tấn quốc tế có trụ sở tại New York) tuyên bố rằng đang liên minh điều tra.
Có gì trong “heo đất” của Tether?
Tether đã giảm dự phòng từ mức $1 cho mỗi USDT sau khi khoản vay đó được phát hiện trong một cuộc điều tra riêng biệt của Letitia James – Bộ trưởng Tư pháp bang New York. Cuộc điều tra này bắt đầu vào tháng 4 năm 2019 và được giải quyết vào tháng 2 năm 2021, khi iFinex (công ty mẹ của Bitfinex) phải trả 18,5 triệu đô la mà không thừa nhận hoặc phủ nhận bất kỳ hành vi sai trái nào.
Cuộc điều tra của James bắt đầu với những cáo buộc rằng Bitfinex đang phục vụ khách hàng ở New York – điều đã và đang bất hợp pháp. Cuộc điều tra sau đó đã lật tẩy khoản vay và Tether phải thừa nhận rằng USDT chỉ tương đương khoảng 74% bằng tiền mặt vào thời điểm đó. Điều đó lại trở thành trọng tâm trong cuộc điều tra của Bộ trưởng Tư pháp New York, coi đó là hành vi che đậy và gian lận.
Là một phần của thỏa thuận với Bộ trưởng Tư pháp New York, Tether đồng ý tiết lộ chi tiết về các khoản dự phòng của mình trong hai năm. Vào ngày 14 tháng 5, họ đã tiết lộ rằng 75,8% quỹ được giữ bằng tiền và các khoản tương đương tiền, bao gồm thương phiếu, tiền gửi ủy thác và tín phiếu kho bạc – phần tiền mặt chỉ chiếm nhỏ hơn 4% trong số đó. Ngoài ra, 12,5% được tích trữ trong các khoản vay có đảm bảo; 10% vào trái phiếu doanh nghiệp, quỹ và kim loại quý; và 1,64% vào các khoản đầu tư khác, bao gồm cả Bitcoin.
Những con số đó đã không được xác nhận bởi một kiểm toán viên bên ngoài, mặc dù Tether đã hứa rằng điều đó sẽ được thực hiện trong vòng vài tháng. Mặt khác, những con số đó cũng được cung cấp cho văn phòng của Bộ Tư pháp New York, nơi có hồ sơ kiểm chứng các tuyên bố của Tether.
Vấn đề lớn luôn là mối lo ngại rằng các tài sản hỗ trợ USDT không tồn tại. Mặc cho Tether phủ nhận mạnh mẽ nhưng không phải không có căn cứ. Điều này sẽ có hai tác động lớn, ban đầu là việc các nhà đầu tư tiền điện tử và các công ty nắm giữ stablecoin sẽ thiệt hại một khoản đáng kể trong số 62 tỷ đô la.
Sau đó là đến dấu chấm hỏi đầy nghi hoặc về giao dịch tiền điện tử. Tether là chất bôi trơn trong một tỷ lệ lớn các giao dịch, đáng chú ý nhất là Bitcoin. Trong nhiều trường hợp, một loại tiền điện tử được bán cho Tether, sau đó được sử dụng để mua loại thứ hai. Nếu không có Tether, theo lý thuyết, giao dịch sẽ ngừng lại.
Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng với một năm trước chứ không hẳn đúng hoàn toàn trong thời điểm hiện tại.
Tether đã phát triển vượt bậc trong năm qua, với khoảng 10 tỷ đô la được lưu hành vào tháng 7 năm 2020. Nhưng với độ lớn tương tự như vậy, trong cùng khoảng thời gian, USDC đã tăng từ khoảng 1 tỷ đô la lên 27 tỷ đô la hiện tại – từ 1/10 quy mô vốn hóa thị trường so với Tether.
Và bây giờ, việc loại bỏ Tether một cách đột ngột sẽ là một mớ hỗn độn, nhưng nó sẽ không khiến thị trường ngừng hoạt động như trước đây.
Lùm xùm của Bitfinex – công ty chị em với Tether

Còn 880 triệu đô la bị đánh cắp từ Bitfinex đã đi về đâu? Có hai điều. Trước hết, nó không bị đánh cắp nhanh chóng như vụ sàn Mt. Gox bị hack. Nó đã xảy ra dần dần theo thời gian, khi Bitfinex điều hành quỹ tiền của mình thông qua một tổ chức xử lý thanh toán không rõ ràng có tên là Crypto Capital Corp. Và sau đó họ đã làm việc với Reginald Fowler, người đang mở tài khoản ngân hàng được sử dụng để chuyển tiền mã hóa cho khách hàng Bitfinex có trụ sở tại Hoa Kỳ. Anh ta đã tự thu về cho bản thân rất nhiều tiền. Điều này chỉ được Bitfinex phát hiện ra khi họ không thể trả tiền cho khách hàng – chứ không phải từ mong muốn nỗ lực giám sát các khoản tiền của mình.
Nhưng đó chỉ là một trong những cách Crypto Capital làm mất tiền của Bitfinex, theo sàn giao dịch đã tuyên bố. Một phần lớn trong số hàng trăm triệu đô la đó đã bị các cơ quan chức năng ở Ba Lan, Bồ Đào Nha, Anh và Mỹ thu giữ. Trong khi Bitfinex đang cố gắng lấy lại, nó có thể đã dính vào các quỹ Crypto Capital bị cáo buộc rửa tiền vì tập đoàn ma túy Colombia. Điều này cũng có thể khiến việc lấy lại nó trở thành một nhiệm vụ rất khó khăn.
Mặt khác, Bitfinex vẫn có thể trả lại khoản nợ đầy đủ cho Tether, công ty này cho biết.
Liệu Bitcoin có thực sự không cần đến Tether?

Các vụ kiện tập thể trị giá 1,4 nghìn tỷ đô la dựa trên các cáo buộc thao túng thị trường được đưa ra trong một bài báo tháng 6 năm 2018. Sau đó được cập nhật vào cuối năm 2019 bởi một cặp giáo sư tài chính tại Đại học Texas và Đại học Bang Ohio.
Trong bài báo họ đặt ra câu hỏi “Liệu Bitcoin có thực sự không cần đến Tether?”.
Ngoài ra, họ cáo buộc rằng khi giá Bitcoin giảm xuống mức đáng lo ngại, Tether đã đúc thêm USDT và gửi nó cho công ty chị em Bitfinex, công ty đã sử dụng nó để mua Bitcoin, làm Bitcoin tăng giá trở lại. Mức giá đã tăng lên 500 đô la, hai giáo sư này cho biết – Hãy nhớ rằng Bitcoin đang ở trong phạm vi 6.000 đô la đến 7.000 đô la vào thời điểm đó. Kết quả, theo các vụ kiện tuyên bố, bong bóng cuối cùng đã vỡ làm thất thoát 450 triệu đô la.
Hành động này được gọi là “part-fraud, part-pump-and-dump, and part-money laundering” (tạm dịch là gian lận một phần, một phần bơm và bán phá giá và một phần rửa tiền). Đơn kiện cho biết nó “chủ yếu được thực hiện thông qua hai doanh nghiệp Bitfinex và Tether”.
Họ nói thêm, các công ty đó đã “kết hợp danh tính công ty vào quỹ khách hàng để che giấu sự hợp tác sâu rộng của họ để giúp họ thao túng thị trường tiền điện tử với hiệu quả chưa từng có”.
Nhìn chung, Bitfinex và Tether dường như đã cố né tránh – hoặc bác bỏ thành công, hầu hết các cáo buộc đều được họ san bằng và họ đã giải quyết thành công ngay cả những những cáo buộc lớn nhất.
Nhưng bây giờ, nếu báo cáo của Bloomberg là đúng, công ty và các giám đốc điều hành của nó đang phải đối mặt với một thách thức cuối cùng: Liệu họ có phải ngồi tù không?
Kết luận
Tether là stablecoin – loại tiền ảo được ràng buộc với tài sản trong thế giới thực, như USD, để duy trì giá trị ổn định. Là tiền ảo lớn thứ ba thế giới với những con số ấn tượng nhưng không ít lần vướng vào các vụ cáo buộc gian lận. Bài viết đã cho ta thấy sự những tác động cũng như những lùm xùm của Tether và cả sàn giao dịch chị em với nó là Bitfinex.
Hầu hết các cáo buộc đều được họ san bằng ngay cả vụ cáo buộc lớn nhất liên quan đến sự kiện “mùa đông tiền điện tử”. Nhưng gần đây dường như đã có những cú plot twist trong các cuộc điều tra. Và liệu cuối cùng họ có phải đối diện với các hình phạt của pháp luật hay không?
Nội dung được dịch và biên tập lại từ CoinMarketCap. Trong quá trình dịch không tránh được các sai sót khi biên dịch các thuật ngữ chuyên môn. Bạn có thể đọc bài viết gốc tại đây. Cảm ơn các bạn đã ủng hộ tiendientu.com.
Nếu có bất kỳ câu hỏi và chia sẻ, hãy để lại bình luận bên dưới và đừng ngại tham gia X100 Coin Group để được thảo luận, trao đổi cùng các admin và nhiều member khác nhé!
Đừng quên theo dõi thường xuyên trang tiendientu.com – Nơi cung cấp và cập nhật các thông tin chi tiết liên quan về tiền điện tử nhanh nhất.
Nguồn CoinMarketCap.