Tại sao không ai có thể hack Blockchain?

Việc “hack” một blockchain là điều gần như không thể – nhưng điều gì khiến các sổ cái phi tập trung “không thể bị bẻ khóa” như vậy?

Tại sao không ai có thể hack Blockchain?

Tại sao không ai có thể hack Blockchain?

Một sai lầm phổ biến khi mới bắt đầu tham gia vào thị trường tiền điện tử là sự nhầm lẫn giữa việc hack một blockchain với một sàn giao dịch kỹ thuật số. Trong khi các sàn giao dịch kỹ thuật số tập trung bị tấn công nhiều hơn mức bình thường, thì rất hiếm khi xảy ra các vụ hack blockchain phi tập trung. Vì chúng rất khó và có rất ít động lực để thực hiện.

Trong bài viết này, chúng ta tìm ra câu trả lời cho “Tại sao không ai có thể hack Blockchain?” . Và xem xét điều gì khiến các blockchain được áp dụng trong lĩnh vực tiền điện tử có thể chống lại các vi phạm bảo mật.

Điều gì khiến cho một Blockchain có thể chống lại được các cuộc tấn công?

Giao thức phân quyền và mã nguồn mở 

Các blockchain hỗ trợ hầu hết các loại tiền điện tử dựa trên nguyên tắc ngang hàng (P2P), mã nguồn mở và công khai. Cho phép tất cả mọi người có thiết bị và kiến ​​thức phù hợp có thể theo dõi chúng. Đây là điều quan trọng để thúc đẩy sự minh bạch và thu hút người mua. 

Blockchain hỗ trợ hầu hết các loại tiền điện tử dựa trên nguyên tắc ngang hàng (P2P) và mã nguồn mở.
Blockchain hỗ trợ hầu hết các loại tiền điện tử dựa trên nguyên tắc ngang hàng (P2P) và mã nguồn mở.

Một blockchain bao gồm các cơ chế công nghệ khác nhau hoạt động cùng nhau hướng tới một mục tiêu chung. Ví dụ, có các cơ chế đồng thuận như Proof of Work (PoW) và Proof of Stake (PoS) bảo vệ mạng bằng cách giảm thiểu các cuộc tấn công mạng từ Hacker.

Bên cạnh đó, bản chất phi tập trung của blockchain có nghĩa là mạng của nó được phân phối trên nhiều máy tính được gọi là các node (nút). Kiến trúc của một blockchain xác định cách các nút hợp tác trong việc xác minh một giao dịch trước khi được cam kết với giao thức. Trong trường hợp của Bitcoin và các hệ thống PoW khác như Bitcoin Cash, tối thiểu 51% số nút phải đồng ý với giao dịch trước khi được cam kết. 

Thuật toán băm

Mỗi giao dịch được gọi là một block (khối) và sự kết nối của một số giao dịch trở thành một blockchain. Đáng chú ý, một block có các yếu tố mật mã làm cho nó trở nên độc nhất. Thuật toán băm của mạng xác định các chi tiết. Ví dụ: blockchain Bitcoin sử dụng hàm băm SHA-256 kép, hàm này lấy dữ liệu giao dịch và băm/nén nó thành một hàm băm 256 bit.

Blockchain Bitcoin sử dụng hàm băm SHA-256 kép
Blockchain Bitcoin sử dụng hàm băm SHA-256 kép

Bằng cách làm cho việc đảo ngược giá trị băm khó hơn, một giao dịch trở nên không thể thay đổi được. Mỗi block trong một chuỗi chứa một tập dữ liệu cụ thể từ block trước đó. Do đó, ngay cả khi một tác nhân độc hại đảo ngược mã băm, block kết quả cũng sẽ không đồng bộ với phần còn lại của các block vì nó sẽ có đầu ra băm khác, khiến hệ thống từ chối. 

Các cuộc tấn công 51% (51% Attack) gần như không thể xảy ra

Một blockchain tồn tại càng lâu và càng thu hút được nhiều người dùng mới, thì khả năng bị tấn công 51% (51% Attack) càng ít do sức mạnh băm ngày càng tăng của nó. 

Lưu ý rằng để Hacker đảo ngược hàm băm của giao dịch, họ cần kiểm soát ít nhất 51% sức mạnh của blockchain. 

Điều này trở nên cực kỳ tốn kém tại một thời điểm nhất định. Do đó, nếu xét đến quy mô của các blockchain đã được thiết lập như Ethereum và Bitcoin, thì một kịch bản như vậy là gần như không thể.

Điện toán Lượng tử

Một lý do khác khiến việc hack blockchain thậm chí còn khó hơn là trong trường hợp block được băm lại nằm ở giữa chuỗi, kẻ tấn công sẽ phải băm lại các block trước đó để có thể đồng bộ với block mới. 

Đối với Bitcoin, điều này chỉ có thể thực hiện được với thế hệ điện toán lượng tử tiếp theo, hiện chưa tồn tại. Và ngay cả khi nó xảy ra, rất có thể sẽ có cơ chế bảo vệ lượng tử dựa trên blockchain để giảm thiểu các cuộc tấn công lượng tử.

Các cuộc tấn công dựa trên PoS

Trong các hệ thống dựa trên PoS, cổ phần xác định sức mạnh của mạng. Nói rõ hơn, điều này có nghĩa là những người dùng đã ủy quyền hoặc chủ động khóa tài sản blockchain gốc của họ để tham gia vào quá trình xử lý giao dịch và tìm kiếm các block mới. Trên các hệ thống như vậy, một cuộc tấn công xảy ra khi một Hacker kiểm soát phần lớn cổ phần. 

Điều này có thể xảy ra khi Hacker tích lũy được hơn 51% tổng số tiền đang lưu hành. Đối với các mạng uy tín như nền tảng Ethereum 2.0 đang phát triển, điều này là hoàn toàn không thể. Hãy tưởng tượng bạn đang cố gắng huy động tiền để mua 51% vốn hóa thị trường 68 tỷ đô la hiện tại của ETH, đó là điều khá tốn kém và gần như không thể.

Quy mô kinh tế của một cuộc tấn công 51%

Bạn không thể thực hiện một cuộc tấn công 51% một cách bí mật, vì việc bạn mua tiền điện tử sẽ làm cho những đồng coin có sẵn tăng vọt về giá trị lên mức cực kỳ cao. Ngược lại, khi những người tham gia blockchain phát hiện ra bạn sở hữu phần lớn đồng coin, họ có thể sẽ bán số coin nắm giữ của mình, do đó làm sụp đổ thị trường với nguồn cung dư thừa. Vì vậy, cuối cùng bạn sẽ mua cao và bán thấp! 

Vậy Blockchains có thể bị tấn công như thế nào? 

Câu trả lời chính là tỷ lệ băm. Để đạt được điều đó phải có được sức mạnh của một mạng lưới. Các nạn nhân của cuộc tấn công 51% đáng chú ý bao gồm Ethereum Classic, Bitcoin Gold, Electroneum và gần đây nhất là Grin. Mạng Ethereum Classic sử dụng thuật toán đồng thuận PoW. Mặc dù Bitcoin sử dụng cùng một thuật toán, nhưng ETC có số lượng nút và thợ đào bảo mật hệ thống thấp hơn nhiều. Do đó, nó có sức mạnh xử lý thấp hơn, khiến kẻ tấn công dễ dàng chiếm quyền điều khiển. 

Sơ đồ tốc độ băm của Bitcoin
Sơ đồ tốc độ băm của Bitcoin

ETC có tốc độ băm là 1,6 tera băm mỗi giây, trong khi Bitcoin là 117,9 exa băm mỗi giây.

Kết luận

Cho đến nay, chưa ai có thể tự tay hack một blockchain. Thay vào đó, nó thường là một nhóm các Hacker hoặc nhóm nhà phát triển cốt lõi hợp tác để hack blockchain. Tuy nhiên, khi các nền tảng blockchain trở nên mạnh mẽ hơn thông qua sự gia tăng của các nút hoặc nhà phân phối, khả năng tấn công một mạng phi tập trung đang ngày càng tiến dần đến con số không. Ngoài ra, các hệ thống blockchain mới hơn sử dụng các kỹ thuật đã được chứng minh về mặt học thuật sẽ cần các máy tính lượng tử chuyên dụng cao để hack. 

Tóm lại – nếu bạn nghe ai đó nói rằng “blockchain đã bị tấn công!”, sau khi đọc bài viết này, bạn đã có cơ sở để tự xác nhận độ chính xác của thông tin này.

Nội dung được dịch và biên tập lại từ CoinMarketCap. Trong quá trình dịch không tránh được các sai sót khi biên dịch các thuật ngữ chuyên môn. Bạn có thể đọc bài viết gốc tại đây. Cảm ơn các bạn đã ủng hộ tiendientu.com.

Nếu có bất kỳ câu hỏi và chia sẻ, hãy để lại bình luận bên dưới và đừng ngại tham gia X100 Coin Group để được thảo luận, trao đổi cùng các admin và nhiều member khác nhé!

Đừng quên theo dõi thường xuyên trang tiendientu.com – Nơi cung cấp và cập nhật các thông tin chi tiết liên quan về tiền điện tử nhanh nhất.

Nguồn CoinMarketCap.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *