Tài chính phi tập trung -DeFi là gì?

Mô hình tài chính phi tập trung đang ngày càng chiếm được ưu thế trong thị trường tài chính, đặc biệt trong ngành công nghiệp tiền điện tử. Tuy nhiên có rất nhiều nhà đầu tư chưa hiểu rõ về mô hình tài chính phi tập trung DeFi là gì? Do đó, trong bài viết này tiendientu.com sẽ cùng bạn tìm hiểu những điều cần biết về thị trường tài chính phi tập trung DeFi.

DeFi là gì?

DeFi là gì?

DeFi là gì?

DeFi viết tắt của Decentralised Finance, được dịch là: Tài chính phi tập trung. DeFi là phiên bản tiền điện tử của ngành tài chính. Người dùng sử dụng DeFi mà không cần thông qua những trung gian như các ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính.

Trên thực thế, DeFi được hiểu là một mạng lưới chồng chéo của các DApps (các ứng dụng phi tập trung)Smart Contract (hợp đồng thông minh) được xây dựng trên blockchain Ethereum. Mô hình DeFi tập trung vào các ứng dụng tài chính như cho vay, sàn giao dịch, phái sinh và trading,… DeFi có thể giúp bạn dễ dàng kiểm soát được tài sản của mình cũng như có thể giao dịch, cho vay, đầu tư và thanh toán,…

DeFi được xem là mô hình tài chính trái ngược hoàn toàn với CeFi
DeFi được xem là mô hình tài chính trái ngược hoàn toàn với CeFi

DeFi được xem là mô hình tài chính trái ngược với kiểu truyền thống CeFi (Centralized Finance). Trong CeFi, quyền kiểm soát tài chính thuộc về bên trung gian (là ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính) và người dùng tin rằng họ sẽ làm tốt việc quản lý tài sản của bạn. Đối với mô hình DeFi, nó hướng đến mục tiêu tạo ra một hệ thống tài chính mới, dân chủ hóa hệ thống hiện có và khiến hệ thống trở nên công bằng hơn, thông qua việc sử dụng các giao thức mở và dữ liệu minh bạch.

DeFi là ý tưởng của ai?

Sự thật đó là không có ai phát minh ra DeFi cả, nhưng các ứng dụng DeFi được xây dựng trên blockchain Ethereum. Và nền tảng blockchain này được tạo ra bởi Vitalik Buterin.

MakerDAO là ứng dụng DeFi lớn nhất và đầu tiên trên thế giới bắt đầu phong trào xu hướng DeFi. Ứng dụng MakerDAO được thành lập bởi Rune Christensen.

Tại sao DeFi lại quan trọng?

DeFi lấy nguyên tắc cơ bản của Bitcoin để tạo ra một giải pháp thay thế kỹ thuật số thực sự mà không cần chi phí liên quan (phòng giao dịch, lương của nhân viên ngân hàng, v.v.). Nó có thể dẫn đến các thị trường tài chính cởi mở hơn, tự do hơn và bình đẳng hơn, có thể truy cập thông qua kết nối Internet một cách đơn giản.

Đặc điểm của DeFi

Dễ tiếp cận

Với mô hình tài chính kiểu truyền thống CeFi, bạn phải trả tiền thì mới có thể sử dụng được toàn bộ các chức năng của nó. 

Ví dụ như những người thường không giao dịch nhiều với ngân hàng thì không thể trở thành khách hàng VIP của ngân hàng đó. Do đó, khi họ đến ngân hàng giao dịch, họ không thể hưởng những đặc quyền chỉ dành cho khách hàng VIP.

Còn đối với mô hình DeFi, bạn hoàn toàn có thể tiếp cận được tối đa những tiện ích DeFi mang lại mà không tốn bất cứ chi phí nào.

Khả năng tương tác

Mô hình DeFi hướng đến cộng đồng vậy nên khả năng tương tác giữa những người nằm trong DeFi rất cao.

Ví dụ như những nhà đầu tư trên sàn giao dịch Binance có thể giao lưu với nhau để học hỏi kinh nghiệm. Hoặc một số nhà đầu tư vào Stablecoin hoàn toàn có thể tạo nên một cộng đồng tiền điện tử nào đó và mang lại lợi nhuận cho cộng đồng.

Tính riêng tư

Tính riêng tư là đặc trưng của bất kỳ mô hình nào sử dụng công nghệ Blockchain. Bạn có thể sở hữu một ví lưu trữ tiền điện tử mà không cần phải định danh. Bạn không cần chia sẻ tên, địa chỉ email hoặc thông tin cá nhân khác của bạn. 

Tính minh bạch

Với mô hình tài chính phi tập trung, ai cũng có thể kiểm tra được 1 giao dịch bất kỳ thông qua mã transaction.

Tính công bằng

Các lệnh thực hiện chuyển tiền của người tham gia đều như nhau, được áp dụng dựa trên một cơ sở các modules đã thiết lập trước. Tại DeFi sẽ không có sự phân biệt ai sở hữu nhiều tiền điện tử hơn hay ai ít hơn như là ngân hàng truyền thống.

Sự khác nhau giữa DeFi và CeFi

Hãy so sánh 1 vài sự khác nhau của DeFi và CeFi

Tài chính phi tập trung (DEFI) Tài chính tập trung (CEFI)
Không cần sự cho phép của ai khácCần sự cho phép của các cơ quan, tổ chức chính phủ
Mở với tất cả mọi ngườiĐóng, không phải ai cũng tiếp cận được
Chống kiểm duyệtCó thể phải qua kiểm duyệt
Rẻ hơnĐắt
Xây dựng trên BlockchainXây dựng trên nền tảng cũ trước đây

Các ứng dụng phổ biến của DeFi

Nền tảng cho vay phi tập trung

Hiện có rất nhiều sản phẩm tài chính khác nhau được tạo ra dựa trên mô hình DeFi. Và các nền tảng vay và cho vay là lĩnh vực phát triển nhanh nhất và phổ biến nhất.

Tương tự như cách các ngân hàng kiếm lãi, người dùng gửi tiền và kiếm lãi từ những người mượn tiền của họ. Tuy nhiên, ở đây, bên thứ ba trung gian không phải là ngân hàng mà là Smart Contract – Hợp đồng thông minh. Smart Contract là bên kết nối giữa hai người dùng, thực thi các điều khoản vay và phân chia tiền lãi.

Stablecoin

Có thể bạn đã biết rằng thị trường tiền điện tử cũng giống như thị trường chứng khoán. Đây là một trong những thị trường có tính biến động rất cao. Chính vì vậy, cần có một đồng coin được sử dụng để giữ giá trị. Đồng coin này được gọi là Stablecoin.

Một số Stablecoin được xây dựng trên nền tảng tài chính phi tập trung như: DAI, Terra, True USD,…

Sàn giao dịch phi tập trung

Một ứng dụng khác khá phổ biến dựa trên mô hình DeFi chính là sàn giao dịch phi tập trung (DEX).

DEX là các sàn giao dịch tiền điện tử sử dụng Smart Contract để thực hiện giao dịch và xử lý một cách an toàn. Vì thế, khi bạn giao dịch trên DEX, bạn không cần xác minh danh tính và mất phí rút tiền.

Một số sàn giao dịch phi tập trung: Binance DEX, Huobi Lite,…

Ngoài ra còn có một số ứng dụng khác như các nền tảng thanh toán phi tập trung như Lightning Network, Helis, xDai,…; các sản phẩm phái sinh phi tập trung như Market protocol, Uma,…

Một số dự án crypto sử dụng hệ thống tài chính phi tập trung

Hiện nay có một số dự án tiền điện tử đang được xây dựng dựa trên DeFi như: Kava, Matic, UMA,…

Rủi ro trong DeFi

Tương tự như CeFi hay bất kỳ thị trường, nền tảng tiền điện tử nào khác, DeFi cũng có những rủi ro mà chúng ta cần lưu ý trước khi đầu tư.

Mặc dù các Smart Contract luôn luôn được bảo mật kỹ càng nhưng những hacker giỏi vẫn có thể tìm ra được những lỗ hổng để xâm nhập vào. Do đó, DeFi vẫn đang cố gắng cải thiện tính bảo mật cho các Smart Contract.

Lừa đảo trong lĩnh vực DeFi

Không chỉ DeFi, mà thị trường tiền điện tử nói chung vẫn xuất hiện những dự án lừa đảo, Điển hình là các mô hình Ponzi. Nhìn thấy được sự phát triển của DeFi, rất nhiều người (hoặc người) đã lợi dụng nó để lừa tiền từ những người dùng mới, những nhà đầu tư kém hiểu biết, nhẹ dạ cả tin và muốn kiếm tiền lời cao. Việc mới đầu tư mà đã lời nhiều là một trong những lý do chính khiến nhiều người dùng mới bị lôi vào vòng xoáy lừa đảo này.

Mặc dù về hình thức là khác nhau, nhưng các dự án lừa đảo tận dụng DeFi thường có điểm chung là vận hành theo mô hình Ponzi. Hình thức này chính là lấy tiền của người sau để trả cho người đến trước.

Tương lai của DeFi sẽ ra sao?

Tiềm năng của lĩnh vực DeFi có lẽ là điều không cần phải bàn cãi. Những gì mà DeFi mang lại cho thị trường tiền điện tử và cải tiến từng ngày là dấu hiệu về một ngày mai tươi sáng. Chúng ta có thể thấy DeFi – Tài chính phi tập trung sẽ là tương lai của nền tài chính thế giới. 

Tuy nhiên, thị trường thay đổi nhanh thì xu hướng DeFi cũng có sự dịch chuyển. Mọi người cần tham gia nghiên cứu thật kỹ những chủ đề trước khi đổ tiền vào đầu tư.

Nếu có bất kỳ câu hỏi và chia sẻ, hãy để lại bình luận bên dưới và đừng ngại tham gia X100 Coin Group để được thảo luận, trao đổi cùng các admin và nhiều member khác nhé!

Đừng quên theo dõi thường xuyên trang tiendientu.com – Nơi cung cấp và cập nhật các thông tin chi tiết liên quan về tiền điện tử nhanh nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *