Sàn giao dịch phi tập trung – DEX là gì?
Các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) ngày càng trở nên phổ biến. Những điểm khác biệt giữa sàn giao dịch phi tập trung và sàn giao dịch tập trung truyền thống là gì?

Sàn giao dịch phi tập trung (DEX) – Làn gió mới cho thị trường tài chính
Nhờ lợi nhuận đầu tư khổng lồ vào các Altcoin (các loại tiền điện tử ra đời sau Bitcoin) trong đợt tăng giá năm 2017 và sự bùng nổ DeFi (tài chính phi tập trung) năm 2020. Ngày càng có nhiều người dùng bị thu hút vào các giao dịch tiền điện tử trong những năm gần đây. Sự phát triển vượt bậc của các nền tảng giao dịch tiền điện tử đã giúp tối ưu hóa nhu cầu giao dịch của người dùng.
Tuy nhiên, các sàn giao dịch tập trung mang lại rủi ro đáng kể cho các nhà đầu tư. Với hàng tỷ đô la chủ yếu là Bitcoin và Ethereum bị đánh cắp trong các vụ hack và lừa đảo tinh vi mỗi năm. Đã gây ra những ảnh hưởng lớn đến quyền riêng tư của người dùng. Để giải quyết những vấn đề này, các sàn giao dịch phi tập trung đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây.
Sàn giao dịch phi tập trung – DEX là gì?
Các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) là các ứng dụng phi tập trung tự trị (DApps). Cho phép người mua hoặc người bán tiền điện tử giao dịch mà không phải từ bỏ quyền kiểm soát tài sản tiền điện tử của họ cho bất kỳ trung gian hoặc người giám sát nào.
Nguyên tắc hoạt động này hoàn toàn khác với các sàn giao dịch tập trung. Nơi người dùng giao tài sản tiền điện tử của họ cho sàn giao dịch – hoạt động như người giám sát. Về cơ bản, các sàn giao dịch phát hành các IOU (giấy chứng minh vay mượn) để người dùng giao dịch trên nền tảng.
DEX ban đầu được hình thành để loại bỏ sự cần thiết của bất kỳ cơ quan có thẩm quyền nào giám sát và phê duyệt các giao dịch trên một sàn giao dịch cụ thể. Thông qua sự trợ giúp của các Smart Contracts (hợp đồng thông minh), DEX vận hành các sổ lệnh tự động (hoặc công cụ tạo lập thị trường tự động – AMM) và các giao dịch. Điều này làm cho các giao dịch của người dùng thực sự “ngang hàng” – không có sự can thiệp của các tổ chức trung gian.
Cách thức hoạt động của sàn giao dịch phi tập trung
Có nhiều cách thức hoạt động khác nhau, có thể được chia thành các loại sau:
On-Chain Order Books

Sàn DEX sử dụng On-Chain Order Books (sổ lệnh trên chuỗi) và có các node (nút mạng) được chỉ định để duy trì bản ghi của các đơn đặt hàng. Đồng thời yêu cầu hoạt động của các thợ đào nhằm xác nhận mỗi giao dịch.
Một số nền tảng nổi tiếng sử dụng On-Chain Order Books bao gồm các sàn giao dịch Bitshares và StellarTerm.
Off-Chain Order Books

Một số nền tảng nổi tiếng sử dụng On-Chain Order Books bao gồm các sàn giao dịch Bitshares và StellarTerm.
Ví dụ về các DEX sử dụng Off-Chain Order Books là Binance DEX, 0x và EtherDelta.
Công cụ lập thị trường tự động (AMM)
Các công cụ tạo lập thị trường tự động trở nên phổ biến vào năm 2020. Nó đã thúc đẩy sự bùng nổ DeFi và được sử dụng bởi các nền tảng DEX lớn như Uniswap, Pancakeswap,… AMM sử dụng hợp đồng thông minh để tạo thành các nhóm thanh khoản tự động thực hiện giao dịch dựa trên các thông số nhất định.
Ưu điểm của DEX
DEX được ca ngợi vì quyền riêng tư được nâng cao, bảo mật mạnh hơn và khả năng kiểm soát người dùng tốt hơn mà chúng cung cấp cho chủ sở hữu tài sản kỹ thuật số.
Bảo mật
Rủi ro lớn nhất đối với các sàn giao dịch tập trung là bị hacker tấn công. Các vi phạm bảo mật của các sàn giao dịch như Coincheck, Mt. Gox và Bitfinex, đã tàn phá ngành công nghiệp tiền điện tử và làm xói mòn lòng tin của công chúng một cách nghiêm trọng. Chỉ riêng vụ trộm Coincheck đã làm mất số tiền điện tử trị giá 530 triệu đô la, phá vỡ kỷ lục trước đó của Mt. Gox là 472 triệu đô la.
Bản chất giám sát của các sàn giao dịch tập trung thường được coi là lý do chính tại sao chúng thường là mục tiêu của hacker. Họ duy trì tính thanh khoản của mình bằng cách giữ tiền của người dùng trên nền tảng, nó có thể khiến họ dễ bị đánh cắp số tiền lớn. Điều này cũng cho phép họ thực hiện một “exit scam” (trò lừa đảo bằng cách tạo lòng tin). Bằng cách tuyên bố rằng một sự kiện đã khiến họ mất quyền kiểm soát các khóa riêng tư và các quỹ được kết nối để chiếm đoạt tài sản kỹ thuật số của người dùng. Ví dụ đáng chú ý nhất là QuadrigaCX.
DEX ít bị loại rủi ro này hơn, vì người dùng có thể tự do giao dịch trên các nền tảng mà không cần phải sử dụng khóa riêng tư. Về cơ bản, người dùng là những người chịu trách nhiệm duy trì bảo mật cho tài khoản của họ. Ngoài ra, việc hacker đánh cắp tiền từ người dùng sẽ không sinh lợi vì nó có thể quá tốn kém và khó khăn.
Quyền riêng tư

Tất cả các sàn giao dịch tập trung đều yêu cầu người đăng ký tuân thủ yêu cầu Know Your Customer (KYC – xác minh khách hàng của bạn). Điều này buộc người sở hữu tiền điện tử phải cung cấp dữ liệu cá nhân của họ cho nhà điều hành sàn giao dịch.
Hầu hết các DEX không thực hiện điều này. Vì chúng không được duy trì bởi bất kỳ cơ quan trung ương nào nên hiện tại không cần sử dụng các giao thức KYC. Điều này cung cấp cho người dùng sự riêng tư khi giao dịch trên DEX. Tuy nhiên, những tin đồn đã lan truyền vào cuối năm 2020 rằng các nhà quản lý Hoa Kỳ và Lực lượng Đặc nhiệm Hành động Tài chính (FATF) đang tìm cách thực thi KYC trên ví tiền điện tử vào năm 2021.
Quyền kiểm soát
Quyền kiểm soát tiền điện tử của một người có thể được thực hiện một cách tự do trong DEX. Người dùng sẽ có toàn quyền quản lý tiền của họ và sẽ có thể sử dụng chúng khi họ muốn. Các mối quan tâm như sàn giao dịch đóng băng tài sản hoặc chặn rút tiền hiếm khi xảy ra trong DEX. Cần lưu ý rằng không phải tất cả các sàn giao dịch phi tập trung đều được tạo ra như nhau. Và trên thực tế, chúng có phạm vi từ bán phi tập trung đến phi tập trung hoàn toàn.
Nhược điểm của DEX
Bên cạnh những ưu điểm, các sàn giao dịch phi tập trung cũng có phần hạn chế của chúng. Điều quan trọng là bạn phải cân nhắc những nhược điểm này trước khi đưa ra quyết định sử dụng sàn giao dịch nào.
Tốc độ giao dịch

Quá trình xử lý đơn đặt hàng trên DEX có thể chậm. Điều này là do các giao dịch trước tiên phải được đưa tới các node và được xác nhận bởi các thợ đào trước khi chúng được xử lý. Đây là lý do tại sao các giao dịch trên DEX có nhiều khả năng bị “trượt giá”.
“Front-running” (giao dịch chạy trước) cũng là một mối quan tâm của cộng đồng. Trong trường hợp này, người dùng có thể giao dịch với phí giao dịch cao hơn để những giao dịch vẫn đang chờ xử lý của họ có thể được thực hiện sớm hơn.
Tính thanh khoản
Các sàn giao phi tập trung DEX thường gặp vấn đề về thanh khoản. Bởi vì, không giống như các sàn giao dịch tập trung, tính thanh khoản của chúng chủ yếu dựa vào số lượng người dùng tích cực giao dịch trên nền tảng. Họ cũng thường không có quyền truy cập vào bất kỳ quỹ nào để tạo điều kiện giao dịch.
May mắn thay, không gian tài chính phi tập trung (DeFi) đã đưa ra giải pháp cho vấn đề này thông qua các nhóm thanh khoản mà DEX có thể khai thác.
Kết luận
Đưa ra chiến lược để tối đa hóa lợi nhuận từ các hoạt động giao dịch của bạn trong khi vẫn duy trì tính bảo mật, tiện lợi và quyền riêng tư là một trong những vấn đề dẫn đến việc tạo ra các DEX.
Tuy nhiên, vẫn cần hiểu rằng DEX không thể giải quyết tất cả các vấn đề của các sàn giao dịch tập trung. Như đã nói, DeFi không ngừng phát triển, vì vậy chúng ta có thể thấy tất cả những nhược điểm hiện tại của DEX sẽ biến mất theo thời gian.
Nội dung được dịch và biên tập lại từ CoinMarketCap. Trong quá trình dịch không tránh được các sai sót khi biên dịch các thuật ngữ chuyên môn. Bạn có thể đọc bài viết gốc tại đây. Cảm ơn các bạn đã ủng hộ tiendientu.com.
Nếu có bất kỳ câu hỏi và chia sẻ, hãy để lại bình luận bên dưới và đừng ngại tham gia X100 Coin Group để được thảo luận, trao đổi cùng các admin và nhiều member khác nhé!
Đừng quên theo dõi thường xuyên trang tiendientu.com – Nơi cung cấp và cập nhật các thông tin chi tiết liên quan về tiền điện tử nhanh nhất.
Nguồn CoinMarketCap.