Phân tích giá Bitcoin
Lịch sử thường không lặp lại, tuy nhiên không có điều gì là chắc chắn. Cùng phân tích chuyên sâu về giá của Bitcoin để tránh những quyết định nóng vội.

Giá bitcoin vượt 67.000 USD, lập kỷ lục mọi thời đại
Với cách phân tích biểu đồ theo khung thời gian cao và thấp, kết hợp các số liệu. Bài viết này sẽ giúp bạn dễ dàng hiểu hơn về cách xem xu hướng của thị trường ở thời điểm hiện tại và biết được cách phân tích giá Bitcoin.
Khung thời gian (Time Frame) là gì ?
Biểu đồ giá trị của Bitcoin được biểu diễn dạng biểu đồ hình nến (Candlestick) để mô tả chuyển động giá và đánh giá hướng đi của thị trường.
Khung thời gian (Time Frame) là khoảng thời gian mà một thanh nến (Candlestick) nắm giữ trên biểu đồ giá trị của một loại tài sản hoặc một tổ chức. Ví dụ: nếu bạn chọn khung thời gian 3 giờ (H3) thì một thanh nến candlestick sẽ biểu thị mức giá trong 3 giờ, sau đó sẽ xuất hiện thanh nến mới tiếp theo, và cứ sau 3 giờ thì lại hình thành cây nến mới.
Triển vọng của Bitcoin trong khung thời gian 1 tháng
Khi bạn quan sát biểu đồ hàng tháng, bạn sẽ thấy nó khá đơn giản. Bitcoin hiện đang trong xu hướng tăng mạnh. Bạn có thể thấy các higher lows và higher highs (các đỉnh cao hơn và đáy cao hơn) trong khung thời gian hàng tháng.
Tuy nhiên, nếu coi đây là một xu hướng tăng lớn thì tất nhiên là hơi sai lầm. Vì vậy, chúng ta hãy đi sâu hơn một chút.
Tổng quan chung về tất cả các mức giá cao nhất của Bitcoin
Nếu bạn tham gia vào thị trường tiền điện tử đủ lâu, bạn có thể thấy rằng Bitcoin đã đạt đỉnh giá vào năm 2011.
Vào năm 2013, mức giá đó đã bị phá vỡ và Bitcoin đạt mức cao nhất mọi thời đại (ATH) với đỉnh chu kỳ rõ ràng vào cuối năm. Tuy nhiên, tiếp sau đó thị trường lại có xu hướng giảm mạnh.
Phải mất một vài năm sau để Bitcoin phá vỡ đỉnh của chu kỳ trước.
Một lần nữa, Bitcoin lại phá vỡ mức giá cũ và có mức giá cao nhất mới vào cuối năm 2017, bạn có thể nhìn thấy rõ hơn trong khung thời gian hàng tuần. Tuy nhiên, mức giá này tồn tại không lâu và sau đó liên tục giảm, đánh dấu mức giá thấp nhất của nó vào năm 2018.
Tình hình hiện tại là gì?

Ngay bây giờ, bạn có thể thấy một kịch bản tương tự. Bitcoin lại mất khoảng ba năm để phá vỡ đỉnh giá trước đó và mức giá cao nhất mọi thời đại mới xuất hiện. Với tình trạng hiện tại của thị trường và tất cả các thông tin có sẵn khác, có thể dự đoán mức giá này vẫn còn cơ hội tăng thêm nữa. Nó có thể sẽ thiết lập một đỉnh giá mới trong tương lai.
Bạn có để ý rằng trong hai đợt tăng giá trước, không có việc thiết lập mức giá cao nhất mọi thời đại (ATH) nào sau khi Bitcoin vượt qua đỉnh giá cũ của nó không? Ở thời điểm hiện tại, rất có thể đây là lần thứ ba không cần thiết lập lại mức giá cao nhất mới (ATH) bởi vì giá của Bitcoin có thể tăng hơn nữa.
Bitcoin trong khung thời gian 1 tuần

Đường màu xám mỏng trên biểu đồ mà bạn thấy là đường trung bình động hàm mũ (EMA) 21 tuần. Có thể thấy rằng đường EMA đã theo sau Bitcoin trong toàn bộ xu hướng tăng giá vào năm 2016 và 2017.
Toàn bộ đợt tăng giá này đều khắc nghiệt hơn đợt trước, cả về mặt tăng và giảm. Đáy của đợt giảm giá vào quý 1 năm 2019 ngắn hơn nhiều. Xu hướng tăng sau đó với nhiều cực đoan hơn trong một khoảng thời gian ngắn.
Mặt khác, đại dịch Covid là một tình huống bất ngờ và nghiêm trọng mà bạn sẽ khó có thể quên.
Khi Bitcoin vượt qua ngưỡng kháng (nơi giá đạt mức cao trong một khoảng thời gian, khó có thể tăng thêm) vào một năm trước, xu hướng tăng giá lớn đã đưa Bitcoin đến mức giá 65 nghìn đô la. Ở thời điểm hiện tại, không có sự điều chỉnh lớn nào từ tháng 4 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021.
Vì vậy, với thông tin mà chúng ta có được, mức điều chỉnh giảm 55% mà bạn đã thấy hồi tháng 5 là cần thiết. Thị trường quá nóng ở nhiều thời điểm và theo nghĩa đen, mọi người đều có lợi nhuận.
Bitcoin trong khung thời gian hàng ngày

Hãy xem biểu đồ hàng ngày. Trong phần này, bạn sẽ thấy cấu trúc thị trường trước đây và hiện tại. Sau đó, bạn sẽ thấy lý do tại sao việc xem xét đường trung bình động theo cấp số nhân lại có lợi cho phân tích.
- Ba điểm được khoanh tròn cần chú ý là:
Điểm thứ nhất: Thanh nến phá vỡ mức giá cũ dẫn đến mức giá cao nhất mọi thời đại (ATH) mới. Lưu ý rằng, như đã đề cập, không có sự kiểm tra lại các mức giá cao nhất (ATH) trước đó? Thanh nến phá vỡ giá kháng cự đã khiến nhiều người phải kiểm tra lại số lượng người mua vào và cũng một phần gây ra hiệu ứng FOMO (sợ bỏ lỡ) trong những tháng sau đó.
Cấu trúc thị trường tăng giá được đánh dấu trên biểu đồ với HH (Higher high – Đỉnh cao hơn) và HL (Higher low – Đáy cao hơn). Nó đã tăng giá trong 4 tháng liên tiếp, cho đến khi Bitcoin đạt mức cao nhất mọi thời đại gần đây nhất vào giữa tháng 4.
Sau đó, cấu trúc thị trường chuyển sang giảm giá. Đáy thấp hơn được tạo ra, đánh dấu một vùng cầu mới (khu vực mà lượng người mua đang áp đảo so với lượng người bán, khiến cho giá sẽ tăng). Bulls (xu hướng giá lên) đã trở nên khó khăn và giá thậm chí còn giảm xuống thấp hơn.
Điểm thứ hai: Sự giảm giá mạnh trên biểu đồ. Khu vực mà giá giảm từ 40 nghìn đô la xuống 20 nghìn đô la trong một ngày.
Giá giảm xuống vùng cầu D1, được đánh dấu trên biểu đồ. Sau đó, đã có sự bẫy giá. Bitcoin đã bẫy cả Bears và Bulls (xu hướng giảm giá và xu hướng tăng giá) bằng cách tạo SFP (Mô hình Swing thất bại) ở mức cao và thấp.
Cấu trúc thị trường đã thay đổi theo hướng có lợi cho Bulls một lần nữa. Bears đã không hoạt động trong 3 tháng. Khi MSB tăng giá (Market Structure Break – cấu trúc thị trường tăng) đã thể hiện Bulls đang trong phạm vi tốt.
Điểm thứ ba: Một lần nữa, giá đã không quay lại mức cao cũ trong khi nhiều người đang chờ đợi nó. Thật không may, thị trường có xu hướng bẫy cả hai bên khá thường xuyên.
Điểm mấu chốt 3 được đánh dấu bởi vì đó là điểm mà giá bứt phá ra khỏi phạm vi và vượt qua ngưỡng kháng cự dốc xuống.
Như chúng ta đã nói, Bitcoin đang tạo ra các HH & HL (các đỉnh cao hơn và đáy cao hơn) và sắp khôi phục lại vùng cầu bị phá vỡ. Trên thực tế, việc khôi phục này thực sự quan trọng và nó có thể đưa Bitcoin lên mức cao nhất mọi thời đại vào cuối năm nay.
Đường EMA giao nhau trong xu hướng tăng
Có bốn đường EMA (đường trung bình động theo cấp số nhân) phổ biến là 21 (hoặc 20), 50, 100 và 200. Tất nhiên, bạn có thể quyết định sử dụng đường EMA mà bạn muốn. Sử dụng đường EMA giống nhau sẽ giúp ích rất nhiều. Bởi vì nó được hầu hết mọi người trên thị trường sử dụng, do đó giá sẽ phản ứng với đường EMA khi nhà đầu tư có xu hướng mua hoặc bán bằng cách sử dụng những EMA nhất định này.
Vào ngày 19 tháng 8, giao nhau trong xu hướng tăng giá xuất hiện giữa các đường EMA này. Giao nhau trong xu hướng tăng là khi đường EMA cuối cùng giao với các đường còn lại và chúng được xếp theo thứ tự 21, 50, 100 và 200 từ trên xuống dưới.
Tất nhiên, sự giao nhau trong xu hướng giảm là ngược lại. Bây giờ, chúng ta sẽ tập trung vào sự giao nhau trong xu hướng tăng giá.

Lần cuối cùng một giao dịch tăng giá xảy ra là khoảng 15 tháng trước. Giá của Bitcoin vào khoảng 8,6 nghìn đô la vào thời điểm đó. Sau khi sự giao nhau xảy ra, nó đã tăng khoảng 6,5 lần so với mức trước đó.

Tuy nhiên, bạn không nên giao dịch trên điểm cắt nhau của các đường EMA tăng khi con số tăng lên từ đây vì nó không được đảm bảo.
Một giao dịch tăng giá không thành công là giao dịch ngay trước khi COVID xảy ra.

Nhưng thông thường, những sự giao nhau này thực sự rất hấp dẫn. Toàn bộ thị trường tăng trưởng 2016 – 2017 bắt đầu ngay sau khi có sự giao nhau trong xu hướng tăng của đường EMA. Tiếp theo là mức tăng ~ 7000%, và không có sự giao cắt giảm giá nào ở giữa!

Quay lại giao dịch tăng giá gần đây nhất. Các con số về khả năng tăng giá mang tính đầu cơ cao. Nhưng, bạn có nghĩ rằng chúng ta sẽ chứng kiến một đến 3 lần tăng giá tiếp theo? Và chúng ta vẫn chưa chứng kiến giai đoạn đạt đỉnh giá cuối cùng. Nếu bạn có suy nghĩ như thế thì việc Bitcoin có thể tăng đến 150 nghìn – 300 nghìn USD là điều hoàn toàn khả thi.

Ngay bây giờ, đường EMA 100 ở mức 42,5 nghìn đô la và đường 200 ở mức 40,5 nghìn đô la. Tiềm năng tăng giá thực sự tốt đẹp.
Dữ liệu On-Chain xác nhận xu hướng tăng giá
Phân tích dữ liệu On-chain (dữ liệu được lưu trữ trên Blockchain) là một công cụ tuyệt vời nếu bạn muốn có cái nhìn tổng quan về tâm lý và hành vi thị trường đằng sau các biểu đồ.
Chỉ với một vài số liệu sẽ không thể cho bạn biết liệu thị trường đang tăng hay giảm. Tuy nhiên, khi bạn có một cái nhìn tổng quan về tất cả các thông tin có sẵn, bạn sẽ có một ý tưởng tốt về tình trạng của thị trường.
Bản tóm tắt về dao động giá gần đây nhất của Bitcoin
Vào ngày 19 tháng 5 năm nay, Bitcoin đã có sự sụt giảm giá lớn. Đồng thời, nhiều đồng tiền điện tử khác trên thị trường cũng đồng loạt giảm giá.
Sự sụt giảm đó đã khiến nhiều nhà đầu tư điêu đứng. Bản thân cấu trúc thị trường đã thay đổi theo hướng có lợi cho Bears. Nhưng các chỉ số cơ bản cho thấy thị trường sẽ sớm tích lũy (mua vào) trở lại. Whale (các nhà đầu tư lớn) bắt đầu mua vào sau khi phân phối (bán ra) tiền của họ trong đợt tăng giá vào đầu năm nay.
Nếu bạn muốn phân tích nó nhiều hơn, đây là một chủ đề bạn muốn đọc.
Hai tháng sau, vào cuối tháng 6, các dấu hiệu cho một phạm vi tái tích lũy đã tăng lên khá thuyết phục. Các nhà đầu tư, tổ chức lớn đã tích lũy đầy đủ kể từ lần giảm đầu tiên vào tháng Năm.
Nói một cách đơn giản, phần lớn các nhà đầu tư sẽ không mua thêm nếu họ nghĩ rằng Bitcoin đã đạt đỉnh giá. Nếu đúng như vậy, họ vẫn sẽ bán ra coin của mình. Hoạt động phân phối xảy ra trong toàn bộ chu kỳ tăng giá. Nếu một thị trường đang trong xu hướng tăng mạnh, thì phân phối đó đang được hấp thụ, cho đến khi phân phối theo thời gian chiếm ưu thế và đỉnh giá mới được tạo ra.
Vì vậy, từ ngày 19 tháng 5 đến đầu tháng 8, Bitcoin ở chế độ tích lũy khi giá xuống thấp. Bitcoin đã trải qua 80 ngày trong khu vực này.
Thị trường cuối cùng đã bùng nổ và toàn bộ cấu trúc thay đổi theo hướng có lợi cho Bulls, nhưng tâm lý rất khác so với lần trước khi ở mức 50 nghìn đô la.

Trái ngược với Smart money (vốn đầu tư từ các nhà đầu tư lớn), đám đông bán lẻ đã giảm hoặc mất hứng thú với thị trường trong giai đoạn này.

Hãy xem lại biểu đồ quý 1 năm 2021. Chà, các nhà bán lẻ rõ ràng đã mất lãi sau động thái giá đi xuống.
Thật vui khi thấy rằng mọi người vẫn quan tâm nhất đến Bitcoin khi sự sụt giảm xảy ra vào tháng năm. Hầu hết mọi người sẽ mua Bitcoin vào cuối chu kỳ này và rất phấn khích về điều đó.
Bitcoin càng tăng giá vào đầu năm nay thì càng có nhiều vị thế đòn bẩy được mở. Trong khoảng thời gian 1 năm, Open Interest (nguồn vốn được thêm vào thị trường) đã tăng ~ 1800%, từ 1,5 tỷ đô la lên 27,6 tỷ đô la!

Nguồn vốn đầu tư tăng lên bởi vì nhiều người đã thấy tiềm năng tăng giá. Được hiển thị trên biểu đồ (ô đầu tiên) là tỷ lệ tài trợ được duy trì trong nhiều tuần.
Ở trên, bạn cũng nhận thấy sự sụt giảm mạnh của nguồn vốn. Kết hợp với tỷ lệ tài trợ giảm mạnh, có thể thấy rằng một lượng lớn tiền điện tử đã được chuyển sang tiền mặt.
Sau khi chuyển thành tiền mặt, xu hướng giảm giá đã gia tăng rất nhiều (hộp thứ hai).
Điều đó dẫn đến sự không quan tâm và không mấy tin tưởng vào tình trạng hiện tại của thị trường: sự hoài nghi (ô thứ ba).
Kết luận
Khá chắc chắn, Bitcoin vẫn đang trong xu hướng tăng giá bởi vì:
- Bitcoin trong khung thời gian hàng tháng thể hiện các Higher high (Đỉnh cao hơn) và Higher low (Đáy cao hơn).
- Bitcoin trong khung thời gian hàng tuần cho thấy giá của nó đã vượt ngưỡng kháng cự, và đang ở trong một chuyển động tăng.
- Khung thời gian hàng ngày của Bitcoin cho thấy cấu trúc thị trường đang tăng giá trở lại. Sự giao nhau trong xu hướng tăng giá đã được quan sát bằng cách sử dụng đường EMA.
- Các chỉ số On-Chain cho thấy rằng Smart money đã được tích lũy.
- Đám đông bán lẻ đã mất hứng thú hoặc không còn tin tưởng. Họ sẽ quay lại mua Bitcoin một lần nữa với mức giá cao hơn những gì bạn thấy ngay bây giờ.
Bài viết này được thiết kế để sử dụng cho mục đích thông tin. Điều quan trọng là bạn phải tự nghiên cứu. Phân tích trước khi đưa ra bất kỳ quyết định quan trọng nào. Bài viết này không nhằm mục đích và sẽ không được hiểu là lời khuyên tài chính.
Nội dung được dịch và biên tập lại từ CoinMarketCap. Trong quá trình dịch không tránh được các sai sót khi biên dịch các thuật ngữ chuyên môn. Bạn có thể đọc bài viết gốc tại đây. Cảm ơn các bạn đã ủng hộ tiendientu.com.
Nếu có bất kỳ câu hỏi và chia sẻ, hãy để lại bình luận bên dưới và đừng ngại tham gia X100 Coin Group để được thảo luận, trao đổi cùng các admin và nhiều member khác nhé!
Đừng quên theo dõi thường xuyên trang tiendientu.com – Nơi cung cấp và cập nhật các thông tin chi tiết liên quan về tiền điện tử nhanh nhất.
Nguồn CoinMarketCap.