Metaverse Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Vũ Trụ Số Metaverse
Metaverse đang là xu hướng tương lai mà rất nhiều người nghĩ đến. Nó là gì? Hãy tìm hiểu dưới đây.

Metaverse là gì?
Metaverse có thể hiểu là một siêu vũ trụ số, là một không gian ảo được tạo nên từ internet và các công cụ hỗ trợ thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) như kính VR hoặc các công cụ khác, nhằm giúp chúng ta có được những trải nghiệm chân thật nhất.
Vũ trụ ảo đó như một thế giới được tồn tại song song với thế giới thực tại của chúng ta. Trong thế giới ảo này bất kỳ thứ gì chúng ta có thể tưởng tượng ra đều tồn tại, không chỉ nhìn thấy những vật thể ở đó mà chúng ta còn có thể tương tác với chúng, nghe thấy chúng và chạm vào chúng như trong thế giới thực.
Với khả năng kết nối mọi lúc mọi nơi với mọi người, siêu vũ trụ số này sẽ là một thế giới thứ 2 của chúng ta. Nó được mở rộng theo tất cả giác quan, cả về tầm nhìn, lẫn âm thanh và xúc giác. Khi đó mọi vật thể kỹ thuật số sẽ được hòa trộn vào thế giới thực hoặc đắm mình vào trong các môi trường hoàn toàn 3D bất cứ khi nào mà chúng ta muốn. Những công nghệ tạo nên điều này còn được biết đến với cái tên thực tế mở rộng eXtended Reality XR.
Thực tế, thuật ngữ Metaverse ra đời từ khoa học viễn tưởng với cuốn tiểu thuyết viễn tưởng mang tên “Snow Crash” được nhà văn Neal Stephenson được cho ra mắt vào năm 1992. Theo đó, Metaverse đề cập đến một môi trường kỹ thuật số nhập vai, nơi mọi người tương tác với tư cách là phiên bản nhân vật đại diện. Hoặc trong bộ phim khoa học viễn tưởng “Ready Player One” được ra mắt vào năm 2018 mang đến một cái nhìn thoáng qua về điều mà các công ty công nghệ dự đoán đó sẽ là tương lai của internet, hay còn được gọi là Metaverse.
Tóm lại, nhìn chung về định nghĩa của Metaverse có thể vẫn chưa nhất quán vì ở thời điểm hiện tại Metaverse vẫn chưa có sản phẩm hay dịch vụ nào thực sự có thể tồn tại theo suy nghĩ. Trong tương lai, với những hướng phát triển và xây dựng khác nhau thì có thể sẽ có thêm nhiều định nghĩa mới về Metaverse.
Những đặc điểm nổi bật của Metaverse.
Một số đặc điểm nổi bật của Metaverse có thể nhắc đến đó là:
Sustainability: Khả năng duy trì và liên tục cập nhật cũng như có có những cải tiến về dịch vụ hay hệ sinh thái trong đó.
Immersion: Mức độ chân thực của Metaverse, với đặc điểm này Metaverse sẽ trả lời cho câu hỏi liệu trải nghiệm của chúng ta trong Metaverse đạt được bao nhiêu % so với thực tế.
Openness: Tính mở, có nghĩa là Metaverse cho phép những người tham gia có thể kết nối hoặc ngắt kết nối bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, phải là không gian mở cho những sáng tạo trở nên không có giới hạn.
Economic System: Một nền kinh tế giao thoa song song với thực tế. Trong đó, người tham gia có thể dịch chuyển tài sản của mình giao thoa thực ảo một cách dễ dàng, cũng như có thể dựa trên việc có những cải tiến sáng tạo đột phá trong metaverse để tích lũy và năng cao tài sản cho chính bản thân.
Cấu tạo các lớp trong Metaverse

Có 4 lớp (layer) cơ bản cấu tạo nên kiến trúc cho Metaverse, bao gồm:
Foundation Layer: Đây là nền tảng cho sự kết nối, hay đó chính là mạng lưới Internet kết nối mọi thứ.
Infrastructure Layer: Nói về cơ sở hạ tầng cho Metaverse, ta có thể kể đến các linh kiện phần cứng giúp chúng ta có những trải nghiệm thực tế, chân thực. Ngoài các linh kiện phần cứng thì có các công nghệ để hình thành nên Metaverse cũng nằm trong Layer này (một số công nghệ có thể kể đến như là Blockchain, AI, Big Data,…).
Content Layer: Với Layer này chúng ta sẽ có những trò chơi, ứng dụng giúp người sử dụng đắm chìm trong một hoặc nhiều thế giới khác nhau, cho những trải nghiệm chân thật nhất, sống động nhất.
True Metaverse: Đây được xem là Layer cuối cùng của Metaverse, khi các Layer dưới phát triển đạt đến một mức nào đó thì chúng ta sẽ có một Metaverse đúng nghĩa.
Trong quá trình phát triển, khi các Layer nền tảng được hoàn thành thì chúng sẽ trở thành những nền móng vững chắc để các Layer phía trên đó tăng trưởng và phát triển. Và trong quá trình phát triển đó, các Layer sẽ luôn được nâng cấp cũng như phát triển một cách liên tục, cụ thể như sau:
Internet hiện tại đã và đang rất phát triển, tuy nhiên các đơn vị chuyên môn nghiên cứu vẫn đang tiếp tục cho ra đời những công nghệ Internet khác nhau, ngày càng tiện lợi và thời gian truy cập nhanh hơn (điển hình có thể nhắc đến công nghệ 5G hiện nay).
Trên lớp Internet, ta có thể thấy được lớp Infrastructure đang phát triển rất mạnh mẽ, các ông lớn trong lĩnh vực vẫn đang rất mạnh tay trong cuộc đua linh kiện phần cứng, cũng như các công nghệ nền tảng đang ngày được áp dụng tốt vào thực tiễn đời sống.
Ở lớp Content, ta có thể thấy những hình thái đầu tiên của Metaverse dưới dạng các loại game khác nhau, và Layer này vẫn đang chờ đợi sự hoàn thiện hơn nữa từ Infrastructure để có thể thật phát triển sự bùng nổ trong tương lai.
Sự phát triển và ứng dụng của Metaverse trong thế giới thực
Những lợi ích và tiềm năng mà Metaverse đã và đang mang lại vẫn còn nhiều ẩn số, song trọng tâm của khái niệm metaverse chính là ý tưởng về môi trường thực tế ảo, môi trường 3D có thể truy cập và tương tác như thời gian thực. Đây có thể sẽ trở thành phương tiện chuyển đổi cho sự tham gia của xã hội và doanh nghiệp. Hiện tại, một số doanh nghiệp đã sử dụng nền tảng của Metaverse để tiến hành đào tạo từ xa, các lĩnh vực về giải trí, mua sắm, thể dục thể thao và chăm sóc sức khỏe.
Internet hiện tại đã rất thành công cho việc kết nối mọi người trên khắp thế giới lại với nhau và hoạt động như một thư viện Alexandria hiện đại, chứa đựng những nền tảng, kiến thức khổng lồ. Tuy nhiên, nó cũng đã tăng cường tư nhân hóa các không gian công cộng, mời gọi quảng cáo ở mọi nơi trong cuộc sống của chúng ta, gắn kết chúng ta với một số công ty khổng lồ, họ thậm chí có sức mạnh hơn gấp rất nhiều quốc gia, và có thể dẫn đến việc thế giới ảo chiếm lấy thế giới thực thông qua việc hủy hoại môi trường.
Dưới đây là một số ví dụ điển hình về những mô hình mà các doanh nghiệp đang sử dụng các nền tảng của Metaverse ngày nay để tiến hành điều khiển đào tạo từ xa hay tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới.
- Thể thao và giải trí
Tại công ty game Unity, Peter Moore – người đứng đầu trực tiếp mảng thể thao, giải trí, gần đây đã cho ra mắt Unity Miracast. Nền tảng này được biết sẽ phản chiếu các môn thể thao chuyên nghiệp ở dưới dạng chế độ 3D trong thời gian thực. Máy ảnh sẽ chụp các vận động viên đang trên sân thi đấu và dữ liệu được sử dụng để tạo ra các cặp song sinh giống như vận động viên dưới dạng kỹ thuật số. Buổi phát sóng 3D đầu tiên là trận đấu giữa hai võ sĩ hỗn hợp được quay trong một đấu trường có diện tích nhỏ với số lượng lên đến 106 máy quay.
- Chăm sóc sức khỏe

Những bác sĩ là một trong những người đầu tiên sử dụng AR để hợp tác kết nối. Tai nghe thực tế của Microsoft cũng cho phép các chuyên gia y tế trên toàn cầu cộng tác hầu như với nhau trong các quy trình được tiến hành phẫu thuật ở thế kỷ 21. Do đó, những bác sĩ phẫu thuật có thể sử dụng HoloLens của Microsoft bằng các cử chỉ tay và lệnh bằng câu thoại để hiển thị hình ảnh 3D từ quá trình quét, truy cập dữ liệu của bệnh nhân và liên hệ với những chuyên gia khác. Điều khiển từ xa rảnh tay này là một lợi ích đáng kể của phần cứng đối với các bác sĩ và kể cả các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác.
- Đào tạo
NASA đã sử dụng AR và VR trên trạm vũ trụ để điều khiển từ xa những con robot hoặc hoàn thành việc bảo trì với sự hỗ trợ AR. Trong một dự án thực tế, phi hành gia Scott Kelly đã sử dụng tai nghe Microsoft HoloLens để tiến hành đào tạo ISS và chuẩn bị cho những nhiệm vụ trong tương lai. Trong những cuộc thử nghiệm này, một thành viên kiểm soát sứ mệnh trên Trái Đất đã thực hiện việc truyền trực tiếp trường nhìn của Kelly qua tai nghe và cũng như vẽ các hình ảnh được hiển thị dưới dạng 3D trên màn hình HoloLens của phi hành gia.
Tương lai và những rào cản của Metaverse
Câu hỏi đặt ra đâu là những rào cản nào đối với sự phát triển của Metaverse? Ông Gil Elbaz (Giám đốc công nghệ và đồng sáng lập Datagen) cho biết vẫn còn rất sớm để Metaverse có thể đi xa hơn vì ứng dụng và thiết bị vẫn chưa sẵn sàng, VR vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm phát triển và thậm chí AR còn chưa đi xa.
Ngoài những tiềm năng đáng được mong chờ trong tương lai được nêu trên thì Metaverse cũng mang lại một số rào cản, thách thức vì Metaverse vẫn còn chưa đến giai đoạn phát triển xa hơn vì phần mềm và thiết bị có lẽ vẫn chưa thực sự sẵn sàng.
Bên cạnh đó, nguồn nhân lực cũng như nhận sự hiện tại cũng là một rào cản lớn đối với Metaverse. Metaverse sẽ yêu cầu sức mạnh kinh nghiệm tính toán rộng rãi, chưa kể đến số lượng kỹ sư, nhà thiết kế và quản trị viên mạng để giữ Metaverse hoạt động một cách trơn tru. Một yếu tố quan trọng khác là cơ sở hạ tầng điện toán hoạt động mạnh mẽ, Metaverse có thể sẽ được hưởng lợi từ các mạng lưới của thành phố thông minh.
Trong tương lai Metaverse có thể sẽ trở thành một công nghệ được nhiều công ty tìm hiểu để xây dựng. Bên cạnh đó cũng còn nhiều ẩn số, nhiều thắc mắc về công nghệ này chưa được giải đáp.
Hi vọng qua bài viết này, phần nào đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về Metaverse là gì? và những điều cần biết về vũ trụ số này.
Nếu có bất kỳ câu hỏi và chia sẻ, hãy để lại bình luận bên dưới và đừng ngại tham gia X100 Coin Group để được thảo luận, trao đổi cùng các admin và nhiều member khác nhé!Đừng quên theo dõi thường xuyên trang tiendientu.com – Nơi cung cấp và cập nhật các thông tin chi tiết liên quan về tiền điện tử nhanh nhất.