MakerDAO là gì?
MakerDAO là một dự án lending trên nền tảng Ethereum ra mắt vào năm 2014, cho phép người dùng vay stablecoin mang tên DAI bằng cách thế chấp quá mức tài sản của mình.
MakerDAO còn là một tổ chức tự trị phi tập trung (DAO), nơi mà các quyết định và đề xuất của dự án được thực hiện thông qua việc sử dụng token quản trị MKR thay vì được điều hành bởi một nhóm nhà phát triển hoặc một thực thể duy nhất.
Các sản phẩm của MakerDAO
DAI Stablecoin
DAI Stablecoin là một loại tiền điện tử phi tập trung, được hỗ trợ bằng tài sản thế chấp và neo giá theo đồng USD. DAI có thể được lưu trữ trong ví hoặc trên nền tảng Ethereum và được tạo ra bằng cách gửi tài sản thế chấp vào Maker Vault trong giao thức Maker. Đây là cách DAI được lưu hành trong nền tảng, cung cấp khả năng thanh khoản cho người dùng.
Các tính năng chính của DAI:
- Lưu trữ: DAI là một tài sản có giá trị ổn định, không bị khấu hao theo thời gian, ngay cả khi thị trường biến động.
- Phương tiện giao dịch: DAI được sử dụng để giao dịch các tài sản trong hệ sinh thái DeFi.
- Đơn vị tính toán: DAI được sử dụng làm đơn vị tính toán giá trị trong các dịch vụ dApp và hạch toán trong giao thức Maker.
- Tiêu chuẩn thanh toán trả chậm: DAI được sử dụng để thanh toán các khoản nợ trong giao thức, như trả phí ổn định và đóng Vault. Điều này làm DAI khác biệt so với các stablecoin khác.
- Tài sản thế chấp: DAI được tạo ra, hỗ trợ và bảo đảm bởi các tài sản thế chấp được gửi vào Maker Vault.
Maker Vault
Maker Vault giúp quản lý vị thế nợ DAI, nơi người dùng có thể cung cấp tài sản thế chấp, vay DAI và trả nợ DAI kèm phí ổn định để rút tài sản thế chấp. Người dùng có quyền kiểm soát hoàn toàn và độc lập đối với tài sản thế chấp của mình miễn là giá trị tài sản không giảm dưới mức thanh lý.
Các bước tương tác với Vault
- Tạo và gửi tài sản thế chấp vào Vault: Người dùng tạo Vault qua cổng thông tin Oasis Borrow hoặc giao diện do cộng đồng tạo và gửi tài sản thế chấp vào Vault.
- Tạo DAI từ Vault có tài sản thế chấp: Chủ sở hữu Vault khởi tạo một giao dịch để tạo DAI từ tài sản thế chấp trong Vault.
- Trả nợ và phí ổn định: Để rút tài sản thế chấp, người dùng cần trả nợ DAI cùng với phí ổn định.
- Rút tài sản thế chấp: Sau khi trả hết nợ và phí, người dùng có thể rút tài sản thế chấp khỏi Vault.
Mỗi Vault sẽ có một loại tài sản thế chấp riêng, vì vậy người dùng có thể sở hữu nhiều Vault với các loại tài sản và mức độ thế chấp khác nhau.
MakerDAO và Real World Asset (RWA)
MakerDAO đã mở rộng danh mục tài sản thế chấp cho stablecoin DAI bằng cách thêm vào các tài sản dưới dạng RWA ngoài tiền mã hóa. Tổng giá trị RWA mà MakerDAO đang nắm giữ hiện nay là khoảng 2,5 tỷ USD.
Họ cũng đề xuất tạo ra một sản phẩm token hóa dựa trên các trái phiếu chính phủ, nhằm thành lập một quỹ ETF off-chain được quản lý bởi MakerDAO. Phiên bản token hóa này sẽ hoạt động trên blockchain và khuyến khích các hoạt động hỗ trợ tài sản thế chấp trên Aave khi cần thiết.
Đội ngũ MarkerDAO
Rune Christensen – Người sáng lập & CEO
- 2011 – 2013: Rune học tại trường kinh doanh Copenhagen, chuyên ngành kinh doanh quốc tế.
- 2013 – 2014: Rune học tại Đại học Københavns Universitet, ngành hóa sinh.
- 2011 – 2014: Rune là đồng sáng lập tại Try China, một công ty về tuyển dụng và quản trị kinh doanh.
- Tháng 3/2015: Rune cùng các cộng sự sáng lập MakerDAO.
Nhà đầu tư
Dự án đã thành công trong việc kêu gọi 54.5 triệu USD qua 3 vòng gọi vốn:
- 15/12/2017: Kêu gọi thành công 12 triệu USD từ 9 nhà đầu tư, dẫn đầu là A16Z.
- 24/09/2018: Kêu gọi thành công 18 triệu USD từ A16Z.
- 19/12/2019: Kêu gọi thành công 27.5 triệu USD từ 3 nhà đầu tư, dẫn đầu là Dragonfly và Paradigm.
Hay gần đây nhất, vào ngày 15/8/2024 Grayscale đã lập quỹ đầu tư mới dành cho MakerDAO.
Toàn tập về MKR Token
Thông tin cơ bản về MKR Token
- Tên Token: MakerDAO
- Mã Token: MKR
- Blockchain: Ethereum
- Smart Contract: 0x9f8f72aa9304c8b593d555f12ef6589cc3a579a2
- Tổng cung: 930,330 MKR
- Nguồn cung tối đa: 977,631 MKR
- Nguồn cung lưu hành: 1,005,577 MKR
Phân bổ MKR Token
- Seed Round 1: 4%
- Seed Round 2: 6%
- Seed Round 3: 5,5%
- Đội ngũ phát triển: 15%
- Người sáng lập và dự án: 65%
Lịch phát hành MKR Token
Hiện tại, hầu hết các token MKR đã được mở khóa, tuy nhiên, hàng năm vẫn có một lượng phát thải từ Maker Core để hỗ trợ sự phát triển của các SubDAO.
MKR Token dùng để làm gì?
- Quản trị: $MKR được sử dụng để tham gia biểu quyết các thay đổi và chính sách trên nền tảng.
- Điều chỉnh lãi suất: Người sở hữu $MKR có thể tham gia điều chỉnh lãi suất ổn định (Stability Fee) trong hệ thống MakerDAO.
- Bỏ phiếu: Bỏ phiếu cho các cải tiến và nâng cấp.
- Thanh toán phí: MKR cũng có thể được sử dụng để thanh toán các khoản phí và chi phí trong hệ thống như chi phí bảo trì, phí giao dịch và các chi phí khác liên quan đến việc vận hành và phát triển dự án.
- Staking: Hiện tại, một số nền tảng thứ ba cho phép người dùng stake MKR để nhận lãi suất như Binance (APR 0.44%), OKX (APR 1%),…
Giao dịch MKR Token ở đâu?
Hiện tại, MKR Token đang được mua bán trên các sàn giao dịch lớn như: Binance, OKX, Bybit,…
Giao Dịch MKR Trên Binance Tại Đây!!!
Dự án tương tự
MakerDAO là một giải pháp lending tương tự như: AAVE, Radiant Capital,…
Đánh giá cá nhân
Dưới đây là một vài góc nhìn cá nhân của mình về tiềm năng của MakerDAO:
- Dự án lâu năm: MakerDAO thuộc mảng lending, dù không phải trend nhưng luôn rất cần thiết trong thị trường tiền điện tử.
- Stablecoin uy tín: DAI đạt được độ uy tín ngang ngửa với USDC và USDT.
- Phát triển RWA: MakerDAO mở rộng thêm RWA được nhiều tổ chức trong thị trường truyền thống tin tưởng và gửi gắm tài sản.
- Token MKR tiện ích: MKR có nhiều tiện ích, dù đã mở khóa hoàn toàn nhưng có chút lạm phát hàng năm cho việc phát triển SubDAO. SubDAO được đánh giá nghiêm ngặt (SubDAO càng phát triển -> càng nhận nhiều MKR -> MakerDAO càng phát triển).
Kết luận
Tiền Điện Tử đã giới thiệu đến bạn đọc thông tin về MakerDAO là gì và MKR Token, nếu có thắc mắc gì hãy để lại ở phần bình luận ngay nhé!