Hard Fork là gì?
Trong lịch sử hoạt động của tiền điện tử và blockchain, đã có một số hard fork đóng vai trò khá quan trọng. Vậy chính xác thì chúng hoạt động như thế nào?

Hard Fork là gì?
Hard fork là gì?
Nó là một bản cập nhật phần mềm mới được thực hiện bởi các node trong mạng lưới của một blockchain hoặc crypto currency. Các node này không tương thích với giao thức của blockchain hiện tại, nó gây nên sự chia tách vĩnh viễn thành hai mạng riêng biệt và chạy song song. Không giống như soft fork là các bản cập nhật tương thích ngược, hard fork thiết lập sự thay đổi vĩnh viễn trong các quy tắc của giao thức trong blockchain, với mỗi phiên bản sẽ tự tạo ra những khối (block) và giao dịch (transaction) của riêng chúng.
Do các quy tắc xung đột của các mạng này, các node của blockchain triển khai phần mềm được nâng cấp sẽ ngừng sử dụng phiên bản trước đó. Điều này gây ra các vấn đề không tương thích và buộc các thợ đào đồng coin phải lựa chọn giữa cập nhật lên phiên bản mới cùng các quy tắc của nó, hoặc tiếp tục sử dụng phiên bản lỗi thời.
Vào tháng 11 năm 2020, cả Ethereum và Bitcoin Cash đều trải qua các đợt hard fork vì những lý do khác nhau. Hậu quả là không chỉ các blockchain bị mà cộng đồng cũng bị chia tách. Trong trường hợp của Bitcoin Cash, một chuỗi mới là Bitcoin Cash Node (BCHN) đã được tạo ra và hiện được coi là Bitcoin Cash chính thức do sức mạnh khai thác đồng coin mang sức thống trị của nó.
Giao thức Blockchain là gì?
Mỗi blockchain được quản lý bởi một tập hợp các quy tắc khác nhau – nói cách khác là một giao thức mà những người tham gia trong mạng lưới blockchain phải tuân theo. Các quy tắc này tạo ra các thông số và tiêu chuẩn nhất định cho các hoạt động như khai thác đồng coin (mining), đặt cược (staking), kết nối các node, chi tiết cụ thể cho giao dịch,… mà tất cả những người tham gia phải tuân thủ.
Tại sao Hard Forks xảy ra?
Mọi thứ thay đổi làm cho chúng thay đổi nhanh hơn và thường xuyên hơn trong lĩnh vực tiền điện tử so với các lĩnh vực khác. Điều này bắt nguồn từ tính đổi mới và nâng cấp nhanh chóng của blockchain. Do vậy, theo một cách nào đó, mã cơ bản của tiền điện tử luôn đổi mới và nó luôn sẵn sàng để được khai thác và cải tiến khi công nghệ thay đổi.
Vì những nguyên do hợp lý, các bản cập nhật phần mềm thường tạo ra hard fork. Bản cập nhật có thể thêm các chức năng và tính năng mới vào giao thức blockchain để làm cho nó hoạt động tốt hơn, có tính cạnh tranh cao hơn hoặc thậm chí tương thích chéo với các blockchain khác. Tất nhiên, các nhà phát triển cộng đồng thường không đồng ý về những thay đổi này có thể cải thiện dự án tiền điện tử. Tệ hơn, những ý kiến này đôi khi dẫn đến sự khác biệt không thể đi đến thống nhất mà chỉ có thể được khắc phục bằng các phiên bản khác nhau của tiền điện tử.
Các nhà phát triển tài sản tiền điện tử và blockchain liên tục sử dụng các tính năng mới lặp lại trên phần mềm mở nguồn mở (open-source) của giao thức và cải thiện tính bảo mật, độ ổn định và quy mô của nó.
Trong một số trường hợp, nâng cấp mạng lưới một cách đơn giản là không đủ mà thay vào đó là phải trải qua một cuộc trùng tu lớn. Tuy nhiên, có một sự tương đồng khả quan ở đây là máy chơi trò chơi điện tử hoặc điện thoại di động thế hệ mới thường không tương thích với các trò chơi hoặc ứng dụng thế hệ cũ.
Các hard fork của tiền điện tử có thể giúp vá các lỗ hổng bảo mật trong các giao thức, giới thiệu các tính năng mới hoặc chức năng tốt hơn và thay đổi lợi nhuận khai thác hoặc phí giao dịch, cũng như tốc độ và quy mô mà các giao dịch của blockchain được xác thực. Quan trọng là, hard fork có thể giúp các blockchain nhỏ hơn đảo ngược các giao dịch độc hại trong đó những kẻ xấu đã tấn công hoặc lừa đảo người dùng rút tiền của họ.
Sự kiện đáng chú ý nhất của hard fork đó là chuỗi Ethereum mới được tạo ra sau khi chuỗi Ethereum gốc – hiện được gọi là Ethereum Classic, đã phải hứng chịu một vụ hack kinh hoàng trị giá 150 triệu đô la vào năm 2016 do các lỗ hổng bảo mật. Để khôi phục lại số tiền của các nạn nhân, Ethereum Foundation đã triển khai một bản cập nhật mới giúp khôi phục các giao dịch bất hợp pháp tiếp theo của DAO hacker.

Tất nhiên, vụ hard fork nổi tiếng nhất chắc chắn là của Bitcoin năm 2017 và sau đó đã tạo ra Bitcoin Cash. Một cuộc tranh cãi kéo dài trong cộng đồng đã xảy ra khi các thợ đào Bitcoin Cash cập nhật phiên bản giao thức giúp tăng kích thước của block từ 1MB lên 8MB. Do đó, Bitcoin và Bitcoin Cash hiện tồn tại dưới dạng hai blockchain với rất nhiều điểm khác biệt, phục vụ cho các cộng đồng khác nhau với các quy tắc và mục tiêu riêng.
Điều quan trọng cần lưu ý là mặc dù fork, đặc biệt là hard fork có thể gây ra nhiều gián đoạn nhưng chúng rất cần thiết để khắc phục các vấn đề bảo mật và giúp tiền điện tử hoạt động tốt hơn. Bạn nên nhớ rằng, khi con sóng này gối lên con sóng kia thì đó là biểu hiện cho sự tiến hoá và phát triển.
Kết luận
Hard Fork hay bất kỳ Fork là những Fork diễn ra có chủ đích. Chúng phụ thuộc vào ý chí và mục đích của người khai thác và lập trình viên. Các Hard Fork gây nhiều chú ý là những Hard Fork thiếu sự đồng thuận dẫn đến tách chuỗi. tiendientu.com hy vọng mọi người đã có thêm kiến thức hữu ích về Hard Fork.
Nội dung được dịch và biên tập lại từ CoinMarketCap. Trong quá trình dịch không tránh được các sai sót khi biên dịch các thuật ngữ chuyên môn. Bạn có thể đọc bài viết gốc tại đây. Cảm ơn các bạn đã ủng hộ tiendientu.com.
Nếu có bất kỳ câu hỏi và chia sẻ, hãy để lại bình luận bên dưới và đừng ngại tham gia X100 Coin Group để được thảo luận, trao đổi cùng các admin và nhiều member khác nhé!
Đừng quên theo dõi thường xuyên trang tiendientu.com – Nơi cung cấp và cập nhật các thông tin chi tiết liên quan về tiền điện tử nhanh nhất.
Nguồn CoinMarketCap