Giao thức Mimblewimble là gì?

Vào mùa đông Crypto năm 2018, đã có một số blockchain gây ra nhiều làn sóng biến động như việc phát hành Mimblewimble và ứng dụng tiền điện tử đầu tiên của Grin có giá trị đã sớm bùng nổ sau khi ra mắt vào cuối năm 2018.

Giao thức Mimblewimble là gì?

Giao thức Mimblewimble là gì?

Khéo léo lấy tên từ câu thần chú dùng để “bịt miệng” trong bộ truyện Harry Potter, giao thức Mimblewimble đã đưa ra nhiều khả năng mới về tính ẩn danh và có thể mở rộng của tiền điện tử. Tuy nhiên, nó cũng đã khiến ngành công nghiệp này phức tạp hơn kể từ đó.

Mặc dù có nhiều nghiên cứu phát triển Mimblewimble được đưa ra nhưng không đạt được sự đồng thuận. Một số ý kiến cho rằng việc hợp nhất Mimblewimble với giao thức Bitcoin là quá khó. Tuy nhiên, hầu hết đều đồng ý rằng Mimblewimble vẫn có thể nâng cấp hệ thống của Bitcoin như một sidechain. Hiện tại, đã có nhiều cách triển khai phổ biến của Mimblewimble lưu hành tự do xung quanh không gian như Blockchain của Grin và Beam. Vào tháng 10 năm 2020, Litecoin đã ra mắt mạng thử nghiệm Mimblewimble để cải thiện quyền riêng tư và khả năng mở rộng của nó. 

Giao thức Mimblewimble là gì?

Mimblewimble là một giao thức blockchain cho phép tạo ra một nền tảng giao dịch hoàn toàn riêng tư thông qua một khung bảo mật đặc biệt, khác biệt rõ rệt so với nền tảng của tiền điện tử Bitcoin. Trong Mimblewimble, không có địa chỉ và các giao dịch nào được bảo mật hoàn toàn. Sổ cái phân tán (DLT) của nó cũng tương đối nhỏ gọn hơn các chuỗi khác trong không gian tiền điện tử.

Mimblewimble được phát triển bởi những người dùng ẩn danh có tên là Tom Elvis Jedusor (tên tiếng Pháp của “Voldemort”). Theo Jedusor, Mimblewimble được thiết kế để gây ảnh hưởng lớn hơn đến quyền riêng tư và khả năng mở rộng so với Bitcoin. 

Mimblewimble hoạt động như thế nào? 

Cấu trúc giao dịch của Mimblewimble có nguồn gốc từ “các giao dịch bí mật”, được thảo luận lần đầu tiên bởi Tiến sĩ Adam Back của Blockstream, tình cờ cũng là người đi đầu của Satoshi Nakamoto. Phương pháp này cũng được sử dụng trong các đồng coin riêng tư khác như Monero. 

Nói một cách chi tiết, tất cả bắt đầu bằng một giao dịch riêng tư trong đó số lượng token nhất định mà người gửi muốn xử lý được mã hóa theo các yếu tố mù (blinding factors). Yếu tố mù là các chuỗi số được sử dụng bởi người gửi và người nhận phải chọn từ đó. Nếu người nhận chọn một giá trị giống người gửi thì giao dịch được coi là hợp lệ.

Trong Mimblewimble, yếu tố mù phải do người gửi lựa chọn. Bằng cách này, nó hoạt động giống như một bằng chứng về quyền sở hữu cho người nhận, cho phép họ sử dụng tiền. 

Triển khai CoinJoin

CoinJoin là một hệ thống mật mã gây tranh cãi được phát triển bởi Gregory Maxwell của Blockstream. Nó cho phép một hệ thống “nhà sản xuất coin”, nơi các khoản thanh toán từ nhiều người gửi khác nhau được kết hợp trong một giao dịch duy nhất, với mục đích làm cho gần như không thể theo dõi dấu vết của các giao dịch từ bất kỳ người ngoài nào. 

Chúng ta thấy điều này được triển khai trong Mimblewimble như một khối chứa các đầu vào khác nhau, các đầu ra được liệt kê và dữ liệu chữ ký. CoinJoin cũng giúp thiết lập một blockchain nhỏ gọn vì nó không còn yêu cầu lưu trữ tất cả các dữ liệu giao dịch khác ngoại trừ đầu vào và đầu ra. 

Các node của Bitcoin phải tải xuống toàn bộ blockchain, bao gồm cả lịch sử giao dịch của nó, sau đó được mạng lưới phân tích để xác nhận tính hợp lệ của nó. 

Cut-Through 

Một tính năng khác của giao thức Mimblewimble là Cut-Through. Nó hoạt động bằng cách tổng hợp các đầu vào và đầu ra trong tất cả các giao dịch được ghi lại để đưa ra các khối nhỏ hơn. Trong quá trình này, các bản ghi trước đó được sử dụng làm đầu vào để tạo thuận lợi cho các giao dịch mới.

Để giải thích rõ hơn điều này, đây là một ví dụ về một giao dịch với các đầu vào và đầu ra khác nhau.

  • A gửi 1 BTC đến B (Điều này hiển thị một đầu vào (input) duy nhất để giao dịch với B, nó dẫn đến một đầu ra (output) duy nhất).
  • B gửi 1 BTC đến C (Điều này có một đầu vào duy nhất để giao dịch với C, nó dẫn đến một đầu ra duy nhất).

Tại đây, Mimblewimble hợp nhất các giao dịch này thành một đầu vào và đầu ra duy nhất. Thông qua các hạt nhân giao dịch, quyền sở hữu tài sản được xác nhận và xác thực. Kernel này giữ khóa công khai, phí khai thác và chữ ký.

Tuy nhiên, không phải lúc nào node cũng phải triển khai tính năng Cut-Through của Mimblewimble. Điều này có nghĩa là nó sẽ chiếm nhiều dung lượng hơn đối với các giao dịch thông thường được lưu trữ trong sổ cái.

Tính năng của Mimblewimble 

Mimblewimble có ba điểm khác biệt chính khi so sánh với các nền tảng blockchain có sẵn khác.

Ẩn danh 

Trong Bitcoin, luôn có một địa chỉ công khai có thể được truy tìm để xác định người gửi và người nhận của bất kỳ giao dịch nhất định nào, đặc biệt nếu địa chỉ của họ được liên kết với danh tính trong thế giới thực của họ. Do đó, Bitcoin là một bút danh. 

Với Mimblewimble, không có lịch sử giao dịch nào có thể được theo dõi. Và không có địa chỉ nào có thể truy cập được bởi bên thứ ba, việc vượt qua sự ẩn danh của bất kỳ ai thực hiện giao dịch thông qua giao thức trở nên vô cùng khó khăn. 

Tính trao đổi 

Tương tự các đồng coin riêng tư khác, Mimblewimble có tính năng thay thế cao hơn so với Bitcoin. Điều này là do người ta có thể giao dịch bất kỳ loại tiền điện tử nào trên nền tảng của nó mà không có rủi ro mất mát. Các đồng coin khác có thể bị “nhiễm bẩn”, đặc biệt là khi chúng được liên kết với các hoạt động bất hợp pháp. Trong khi tài sản bị nhiễm bẩn được một số người chấp nhận, chúng có thể bắt đầu giảm giá trị trong một số trường hợp. Đồng nghĩa với điều này, việc khó theo dõi của Mimblewimble khiến nó trở nên dễ thay thế hơn. 

Khả năng mở rộng

Vì kích thước khối trong Mimblewimble nhỏ hơn nhiều so với Bitcoin, nên kích thước khối trước đây có khả năng mở rộng hơn hầu hết các blockchain. Đây chính xác là vấn đề trước đây đã làm chia rẽ cộng đồng Bitcoin trong nỗ lực giải quyết vấn đề mở rộng quy mô, tạo ra hard fork Bitcoin Cash (BCH) khét tiếng nhằm sửa đổi giới hạn kích thước khối.

Tuy nhiên, cách giải quyết của Mimblewimble thông qua CoinJoin và phương pháp Cut-Through đã đạt được điều đó mà không có nhược điểm là giới hạn kích thước khối lớn. 

Nhược điểm 

Tất nhiên, với bất cứ thứ gì mang tính cách mạng, chắc chắn sẽ có một số hạn chế. Đây là hai điểm lớn nhất:

Thông lượng giao dịch dài hơn

Các hệ thống hỗ trợ triển khai giao dịch bí mật có tốc độ giao dịch thấp hơn do kích thước dữ liệu của chúng. 

Độ tin cậy về chữ ký điện tử

Vì Mimblewimble phụ thuộc vào chữ ký số, nó rất dễ bị tấn công thông qua máy tính lượng tử. 

Kết luận

Mimblewimble là một bước tiến lớn trong việc bảo vệ tính ẩn danh và quyền riêng tư, mục đích mà hầu hết các loại tiền điện tử khác được tạo ra hướng tới. Vì nó không bị truy xuất nguồn gốc và quá trình xác nhận khó khăn, nên bất kỳ ai cũng có thể áp dụng mô hình giao thức Mimblewimble dễ dàng hơn nhiều so với một số hệ thống blockchain hiện tại khác.

Đây là một trong những lý do giải thích tại sao Grin và Beam sử dụng giao thức Mimblewimble để triển khai. Cả hai loại tiền điện tử đều không có địa chỉ, số tiền giao dịch và lịch sử bản ghi tất cả giao dịch.

Trong nhiều trường hợp, đây cũng là những mối quan tâm mà mọi người nghĩ đến bất cứ khi nào quyết định xem xét việc sử dụng tiền điện tử. Nỗ lực của Mimblewimble để đáp ứng những nhu cầu đó có thể giúp đảm bảo được nhiều người áp dụng hơn.

Nội dung được dịch và biên tập lại từ CoinMarketCap. Trong quá trình dịch không tránh được các sai sót khi biên dịch các thuật ngữ chuyên môn. Bạn có thể đọc bài viết gốc tại đây. Cảm ơn các bạn đã ủng hộ tiendientu.com.

Nếu có bất kỳ câu hỏi và chia sẻ, hãy để lại bình luận bên dưới và đừng ngại tham gia X100 Coin Group để được thảo luận, trao đổi cùng các admin và nhiều member khác nhé!

Đừng quên theo dõi thường xuyên trang tiendientu.com – Nơi cung cấp và cập nhật các thông tin chi tiết liên quan về tiền điện tử nhanh nhất.

Nguồn CoinMarketCap

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *