Ethereum là gì? – Đồng tiền ảo ETH
Bạn đã biết đến Bitcoin trong thế giới tiền điện tử. Vậy còn Ethereum là gì? Sự khác nhau giữa Bitcoin và Ethereum là gì?

Ethereum là gì?
Ethereum (ETH) là một nền tảng điện toán phân tán blockchain sử dụng smart contract để chạy trên nền tảng công nghệ Blockchain. Ethereum có thể thực hiện các giao dịch, hợp đồng mạng ngang hàng thông qua đơn vị tiền điện tử Ether (ETH).
Lịch sử ra đời của Ethereum
Ethereum được giới thiệu vào cuối năm 2013 bởi nhà lập trình viên Vitalik Buterin với mục tiêu xây dựng các ứng dụng phi tập trung (DApps – Decentralized Application) với mong muốn sẽ khắc phục được những điểm chưa tốt ở Bitcoin.
Dự án Ethereum bắt đầu vào đầu năm 2014 thông qua Ethereum Switzerland GmbH, một công ty Thụy Sỹ, trước khi thành lập Ethereum Foundation.
Nhóm Ethereum đã thực hiện vòng gọi vốn crowdfunding trong suốt từ tháng 7 – tháng 8 năm 2014 với 11,9 triệu đồng Ether (chiếm khoảng 13% tổng số ETH được lưu hành) được bán cho những người tài trợ.
Sau một năm xây dựng và phát triển, đến tháng 06/2015 block đầu tiên của Ethereum đã được khai thác. Nó đánh dấu sự hình thành chính thức của Ethereum Blockchain.
Cách Ethereum hoạt động
Blockchain của Ethereum cũng tương tự các blockchain khác, nó được cấu thành bởi mạng lưới các máy tính, hay còn được gọi là Nodes.
Để tham gia vào mạng lưới thì các nodes cần cài đặt phần mềm Ethereum Client như Geth, Parity,… Khi cài đặt Ethereum, các nodes sẽ phải chạy một chương trình máy ảo – Ethereum Virtual Machine (EVM). EVM chịu trách nhiệm thực thi các Smart Contract.
Để kích hoạt việc thực thi các hoạt động như smart contract, lệnh giao dịch,… mạng lưới cần đến một lượng phí gọi là “Phí Gas”. Phí Gas trong mạng Ethereum sẽ được thanh toán bằng đồng ETH. Khi giao dịch thực thi, Miner Node – thành phần đảm nhiệm việc xác nhận giao dịch đó có hợp lệ hay không.
Để mạng lưới vận hành độc lập, Ethereum sử dụng cơ chế đồng thuận tên là Proof of Work (PoW – bằng chứng công việc), tức là các miner nodes phải chứng minh được công việc họ đã hoàn thành và thông báo đến toàn mạng lưới. Sau đó, các miner nodes khác trong mạng lưới sẽ xác nhận xem bằng chứng này là có hợp lệ hay không. Công việc ở đây có thể là:
- Tạo ra block mới bằng cách tìm ra lời giải thông qua thuật toán Ethash.
- Xác nhận giao dịch trên mạng lưới.
Khi bằng chứng được thông qua (bằng chứng hợp lệ), dữ liệu giao dịch sẽ được ghi vào Blockchain của Ethereum và không thể thay đổi.
Ngoài ra, Ethereum cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng phi tập trung trên nền tảng của nó.
Các ứng dụng được xây dựng trên Ethereum
Có rất nhiều loại ứng dụng khác nhau có thể xây dựng trên Ethereum. Nổi bật như:
- Tài chính phi tập trung (Defi): Các dịch vụ tài chính trong hệ thống đều được bên trung gian kiểm soát. Cho dù đó là chuyển tiền, mua tài sản hay cho vay thì bạn phải thông qua bên trung gian tính phí thuê để trung gian giao dịch tài chính. Ngoài ra các dịch vụ tài chính kết nối các cá nhân ngang hàng và cho phép họ truy cập tài sản dễ dàng và chi phí hợp lý hơn. Một số ứng dụng tài chính trên Ethereum như: Stablecoin, Coinbase Wallet, Huobi Wallet,… Ngoài ra còn có các ứng dụng cho vay, đầu tư, thanh toán, bảo hiểm, thị trường dự đoán,..
- Sàn giao dịch phi tập trung (DEX): Tạm hiểu đây là hình thức cắt giảm rủi ro của các vụ hack tài sản và nhiều rủi ro khác. Hình thức trao đổi có thể kể đến như: Mạng ngang hàng ( Peer-to-peer)… cùng với ứng dụng phi tập trung Dapps.
- Ứng dụng phi tập trung (Dapps): cùng với mạng ngang hàng, đây là nơi mà người dùng tương tác với smart contract. Dưới đây là danh sách các Ethereum Dapps mà bạn có thể tải xuống miễn phí thông qua các Appstore hay CH Play, hoặc tải trực tiếp từ trang web của họ dưới dạng demo, beta hoặc bản phát hành chính thức:
- Trình duyệt, ví và các tiện ích: như MetaMask, Status, Brave, Opera, Ethereum Name Service,…
- Các ứng dụng khác: Ngoài các ví, trang web hay tiện ích, ứng dụng của Ethereum còn trải dài trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: Platform, market, game,…. Ví dụ như: IDEX (một trao đổi phi tập trung với giao dịch thời gian thực và thông lượng giao dịch cao), ForkDelta (một trao đổi token Ethereum phi tập trung),…
Giá trị của đồng coin Ethereum
Nguồn khai thác của thợ đào quyết định đến giá trị đồng ETH. Vì là một nền tảng non trẻ, thường xuyên biến động về giá nên nhiều người cho rằng chúng ít giá trị và không nên đầu tư. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu và theo dõi sát sao thì ETH đem lại nhiều cơ hội cho nhà đầu tư.
Là một thị trường mở, Ethereum cho phép người dùng dễ dàng tham gia mua bán, trao đổi bằng tiền mặt hoặc Bitcoin thông qua các sàn giao dịch hoặc giữa các nhóm, tổ chức, cá nhân với nhau.
Trong năm 2017 và 2018, Ethereum là phương tiện giúp nhiều công ty huy động vốn như EOS, IOTA,… Vào năm 2019, tuy nắm giữ vị trí số 2, nhưng hiện không còn là kênh HOT để huy động vốn và đang dần bị các kênh khác thay thế. Do đó giá trị ETH sẽ bị thay đổi, dù chưa biết rõ tương lai thế nào.
So sánh Ethereum với Bitcoin
- Tầm nhìn của Blockchain: Ethereum có tầm nhìn trở thành nền tảng giúp cho việc phát triển Dapps trở nên dễ dàng hơn, trong khi Bitcoin được thành lập với tầm nhìn trở thành hệ thống thanh toán ngang hàng.
- Tổng cung: Ethereum không cố định tổng cung, còn Bitcoin có tổng cung cố định là 21 triệu BTC. Do đó việc đào ETH gặp ít sự cạnh tranh hơn.
- Thuật toán: giống nhau về cơ chế đồng thuận Proof of Work (PoW), nhưng Ethereum sử dụng thuật toán Ethash, khác với Bitcoin, sử dụng thuật toán SHA-56.
- Transaction per seconds: Tốc độ giao dịch của Ethereum rơi vào khoảng 20-25 TPS/giây, gấp 3 lần so với Bitcoin ( 7 TPS/giây).
- Cách thức xuất hiện lần đầu tiên: Ethereum xuất hiện thông qua việc hoạt động gọi vốn ICO sau khi premine gần 72 triệu ETH. Còn Bitcoin xuất hiện sau khi Satoshi Nakamoto khai thác khối block đầu tiên trong chuỗi Bitcoin.
- Người tạo lập: Ethereum được sáng lập bởi Vitalik Buterin, một lập trình viên người Canada, khác với nhà sáng lập Bitcoin, Satoshi Nakamoto – một cá nhân hoặc tổ chức ẩn danh.
Có nên đầu tư vào Ethereum không?
Do giá ETH thường xuyên biến động nên việc chọn đúng thời điểm để đầu tư là rất quan trọng để tăng khả năng thu được lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều quốc gia chấp nhận Ethereum là một hình thức thanh toán hợp lệ, vì các nhà phát triển đã giải quyết được vấn đề về khâu quản lý và bảo mật, giúp đảm bảo các giao dịch được an toàn, tránh tình trạng bị hack – điều mà Bitcoin chưa làm được.
Thị trường của Ethereum ngày càng lớn mạnh. Từ vốn hóa thị trường là 25 triệu USD vào năm 2014. Đến nay, vốn hóa của nó đã tăng lên hơn 15.5 tỷ USD. Vì thế việc đầu tư vào Ethereum dường như là một cơ hội tiềm năng để sinh lời.
Các giao dịch trong mạng lưới của Ethereum đều trả phí bằng ETH. Phí giao dịch phụ thuộc vào các thợ mỏ khai thác ETH. Để tổng lượng phí giao dịch tăng thì lượng giao dịch phải tăng. Nhưng, cho dù tổng phí giao dịch tăng mạnh cũng không thật sự ảnh hưởng đến giá của một dự án có giá trị hàng chục tỷ đô chưa kể trường hợp thợ mỏ bán phí thu được để trả các chi phí cho hoạt động khai thác ETH của họ.
Vốn dĩ việc đầu tư vào Ethereum cũng giống như đầu tư các đồng coin khác hay đầu tư chứng khoán. Nên thường xuyên cập nhật tin tức về đồng coin này nếu có hướng đầu tư nó để nắm được biến động giá vì những tin tức quan trọng trên thế giới là yếu tố tác động trực tiếp đến giá.
Giao dịch và mua bán Ethereum ở đâu là an toàn?
Các sàn giao dịch uy tín khi mua và bán Ethereum tại Việt Nam:
Các sàn giao dịch Ethereum hàng đầu trên thế giới:
Ngoài ra các bạn có thể mua và bán Ethereum thông qua những người mua bán trung gian uy tín mà mọi người được giới thiệu.
Nơi cập nhật thông tin về Ethereum uy tín
Dưới đây là một số website Crypto uy tín giúp các bạn cập nhật thông tin và kiến thức thị trường một cách đúng đắn và chính xác:
- Cập nhật tin tức nhanh nhất: Telegram, Twitter, Facebook.
- Cập nhật thông tin thị trường: Coindesk, Coingecko, Coinmarketcap, MarginATM.
- Cung cấp thông tin nghiên cứu chuyên sâu: Messari, The Block, Delphi Digital, Medium, Binance Research.
Cách lưu trữ ETH
Ví Ethereum là công cụ cho phép người dùng tạo địa chỉ ví Ethereum để lưu trữ các token được phát hành trên chuỗi khối của Ethereum, bao gồm cả ETH.
Địa chỉ Ví Ethereum: là chuỗi ký tự, thông thường sẽ được bắt đầu với ký tự “0x” và có thể tra cứu trên công cụ Etherscan. Để truy cập vào địa chỉ ví Ethereum cần phải có chuỗi ký tự gọi là Private Key.
Ví Ethereum được chia làm 4 loại phổ biến, gồm:
- Paper Wallet: là loại ví Ethereum có được tất cả các thông tin quan trọng như chuỗi Private Key, Public Key và địa chỉ ví được in trên giấy. Dù có ưu điểm sẽ không bị hack hoặc biến mất khi điện thoại, thiết bị của bạn bị mất. Song, paper wallet rất khó sử dụng khi giao dịch và khó bảo quản vì dễ bị hư hỏng, cháy và phá hủy
- Hardware Wallet (ví cứng) : là loại ví lưu trữ Private Key trong một thiết bị phần cứng, rất an toàn để sử dụng. Muốn sử dụng loại ví này, người dùng cần phải dùng tiền để mua. Một số ví cứng lưu trữ Ethereum uy tín như: Ledger Nano S, Ledger Nano X hay Trezor.
- Software Wallet: là loại ví lưu trữ Ethereum trên ổ cứng máy tính hoặc điện thoại. Dễ sử dụng nhưng cũng dễ bị hacker tấn công và không có tính bảo mật cao như ví cứng. Một số phần mềm lưu trữ Ethereum uy tín như:
- Desktop: Jaxx, Coinomi, Etherwall, Exodus,…
- Mobile: Trust Wallet, Coinbase Wallet, imToken,…
- Web Wallet: là loại ví lưu trữ trên website. Một số ví phổ biến được nhiều người sử dụng như: Blockchain.com, CoinBase, MyEtherWallet… Trong đó, MyEtherWallet là loại ví chuyên dụng để lưu trữ các token được chạy trên nền tảng Ethereum.
Những lưu ý để bảo mật Ethereum một cách an toàn nhất.
- Backup các thông tin quan trọng: Không lưu private key, seed phrase trên phần mềm máy tính mà các bạn nên lưu offline như ghi giấy (ghi ra nhiều bản) và cất nó ở nơi dễ nhớ.
- Tránh site scam:
- Kiểm tra kĩ địa chỉ website các ví Ethereum trước khi thực hiện đăng nhập vào địa chỉ ví Ethereum.
- Không nhấp vào quảng cáo search trên Google để tránh vào các website giả mạo.
- Trước khi thực hiện giao dịch, luôn kiểm tra kỹ địa chỉ mà các bạn chuyển tiền đến. Một khi chuyển đi thì không có cách nào khiến giao dịch ngừng hoặc trở lại.
- Tránh bị hack, keylog, virus:
- Không đăng nhập vào địa chỉ ví Ethereum bằng Wifi công cộng như các quán cafe, khách sạn,…
- Không truy cập vào những website, đường link lạ để tránh bị keylog, virus.
- Luôn sử dụng bảo mật Two-Factor Authentication (2FA) cho ứng dụng ví Ethereum.
Nếu có bất kỳ câu hỏi và chia sẻ, hãy để lại bình luận bên dưới và đừng ngại tham gia X100 Coin Group để được thảo luận, trao đổi cùng các admin và nhiều member khác nhé!
Đừng quên theo dõi thường xuyên trang tiendientu.com – Nơi cung cấp và cập nhật các thông tin chi tiết liên quan về tiền điện tử nhanh nhất.