Điều gì xảy ra trong các cuộc tấn công 51% (51% Attack)?

Sự gia tăng phổ biến của tiền điện tử đã một phần kích thích tội phạm mạng tìm ra những cách mới và tốt hơn để tấn công các blockchain cơ bản. Một phương pháp khá thành công trong những năm gần đây là tấn công 51% (51% Attack).

51% Attack

51% Attack

Tấn công 51% (51% Attack) là gì?

Tấn công 51% (51% Attack) đề cập đến một cuộc tấn công tiềm năng vào tính toàn vẹn của hệ thống blockchain. Trong đó một tác nhân hoặc tổ chức độc hại duy nhất tìm mọi cách để kiểm soát hơn 50% tổng sức mạnh tính toán hoặc tỷ lệ băm của mạng blockchain. Nếu thành công, kẻ tấn công có thể:

  • Ngăn chặn việc ghi lại, xác nhận hoặc xác nhận các giao dịch.
  • Thay đổi thứ tự xử lý giao dịch.
  • Đảo ngược các giao dịch hiện có và sau đó chi tiêu gấp đôi (double-spend) số tiền giao dịch.

Ngoài tác động tiêu cực mà các cuộc tấn công 51% gây ra đối với người dùng, chúng cũng có thể ảnh hưởng đến các thợ đào Bitcoin khác.

Bằng cách kiểm soát sức mạnh tính toán của mạng, những kẻ tấn công có thể ngăn chặn khai thác từ bất kỳ ai ngoài họ. Điều này cũng đưa ra một mối đe dọa đáng gờm đối với các doanh nghiệp dựa vào blockchain để quản lý tài chính và lưu giữ hồ sơ giao dịch.  

Và khi số lượng tiền điện tử tiếp tục tăng, 51% Attack sẽ tiếp tục xảy ra, đặc biệt là đối với các network có hashrate (tỷ lệ băm) thấp.

Các cuộc tấn công 51% đáng chú ý trên Blockchain

Nhiều cuộc tấn công 51% đã diễn ra trong những năm gần đây. Một trong những cuộc tấn công gần đây nhất là cuộc tấn công vào tháng 8 năm 2021 vào mạng Bitcoin SV (BSV).

BSV (SV là viết tắt của Satoshi Vision) là một fork của blockchain Bitcoin ban đầu, nó được ra đời xuất phát từ việc không có tiếng nói chung trong việc nâng cấp mạng của Bitcoin Cash. Hiện tại, BSV có vốn hóa thị trường cao thứ 45 trong số các loại tiền điện tử với chỉ hơn 3 tỷ đô la.

Trong cuộc tấn công BSV gần đây, phạm vi tổng thể vẫn chưa được xác định rõ ràng. Và những kẻ tấn công (vẫn chưa rõ) đã ảnh hưởng đến khoảng 100 blocks và xóa sạch các giao dịch trong khoảng 10 giờ hoặc hơn 570.000 giao dịch khỏi blockchain. 

Tuy nhiên, BSV không đơn độc. Bitcoin Gold (BTG), cũng bị 51% attack vào năm 2019. Một số sàn giao dịch của nó ước tính đã mất 18 triệu đô la do những kẻ tấn công thay đổi chi tiêu gấp đôi. Điều này đã khiến một sàn giao dịch, Bittrex, hủy niêm yết BTG trừ khi họ bồi thường cho sàn giao dịch với các khoản lỗ của mình. Sau cuộc tấn công đó, BTG có vốn hóa thị trường cao thứ 27 trong số các đồng tiền đã dần tụt hạng, hiện nó ở vị trí thứ 84 sau hai năm.

Ethereum Classic (ETC), được tách ra từ Ethereum blockchain ban đầu sau vụ hack DAO khét tiếng (không phải cuộc 51% attack!). Cũng không tránh khỏi bị 51% Attack nhiều lần.

Một cuộc tấn công đã tổ chức lại 11 blocks và cho phép những kẻ tấn công chi gấp đôi số tiền. Tổng số tiền thất thoát lên đến 1,1 triệu đô la và giá của Ethereum Classic đã giảm đáng kể sau ngay sau đó. Một cuộc tấn công khác vào ETC vào năm 2020 dẫn đến việc chi gấp đôi 5,6 triệu đô la coin.

Tuy nhiên, không giống như BTG, Ethereum Classic cuối cùng đã phục hồi vị trí của mình trong bảng xếp hạng. Nó có giá trị vốn hóa thị trường lớn thứ 20 ước tính vào khoảng 8,2 tỷ đô la.

Điều khiến các loại tiền này khác biệt và dễ bị tấn công hơn so với các loại lớn hơn, lâu đời hơn như Bitcoin và Ethereum là hashrate (tỷ lệ băm) của chúng rất thấp.

51% Attack có bất hợp pháp không?

Dường như không có bất kỳ luật nào đặc biệt ngăn cản các thợ đào tìm cách kiểm soát hơn 50% khả năng tính toán của network. Tuy nhiên, các hành vi mà thợ đào hoặc nhóm khai thác thực hiện sau khi giành được quyền kiểm soát network (các cuộc tấn công thực tế) có thể tạo ra trách nhiệm hình sự.

Tại Hoa Kỳ, Đạo luật Lạm dụng và Lừa đảo Máy tính (CFAA) có thể áp dụng đối với hành động của những kẻ tấn công 51%, mặc dù còn có nhiều bất cập trong trường hợp này.

CFAA trừng phạt các hoạt động sau: truyền một chương trình, thông tin, mã hoặc lệnh tới một máy tính được bảo vệ một cách cố ý, không được ủy quyền và gây ra thiệt hại. 

Mặc dù những tiêu chí này đều tiềm ẩn những vấn đề khó thực thi, nhưng có lẽ khó khăn nhất là yêu cầu “không được ủy quyền”. Việc nắm giữ hơn 51% sức mạnh khai thác của mạng mặc nhiên cho phép những kẻ tấn công thực hiện hành động, ngay cả khi chúng gây thiệt hại cho mạng và những người dùng khác.

Các vấn đề tương tự cũng tồn tại trong việc áp dụng các luật khác của Hoa Kỳ, chẳng hạn như các luật điều chỉnh giao dịch chứng khoán. Thực tế là câu hỏi ở tiêu đề trên không hề có một câu trả lời chắc chắn. Nó chỉ làm lộ rõ những lỗ hổng về quy định của pháp luật trong thế giới tiền điện tử.

Bạn có thể làm gì để ngăn chặn một 51% Attack?

Có nhiều tùy chọn để ngăn chặn các cuộc 51% Attack. Một là thay đổi thuật toán phê duyệt cơ bản cho blockchain từ thuật toán PoW sang thuật toán DPoS (tối ưu hơn PoW). DPoS liên tục thay đổi để xác thực từng block mới. Trong một blockchain DPoS, kẻ tấn công 51% phải kiểm soát cả hashrate và phải ứng biến với sự thay đổi liên tục, khiến các cuộc tấn công trở nên khó khăn hơn và khó xảy ra hơn.

Một giải pháp thay thế khác là sử dụng Modified Exponential Subjective Scoring (MESS). MESS phân tích việc tổ chức lại block và ấn định điểm số để chỉ ra mức độ đáng tin cậy của việc tổ chức lại. MESS coi việc tái tổ chức quy mô lớn, làm nền tảng cho hầu hết các cuộc tấn công 51% là không đáng tin cậy. 

ETC hiện sử dụng MESS để bảo vệ mạng của mình trước các cuộc 51% Attack. Theo ETC, nếu một cuộc tấn công năm 2020 chỉ cần một máy tính 3.800 đô la thì bây giờ sẽ tiêu tốn khoảng 20 triệu đô la để thực hiện.

Một số loại tiền như Horizen và Komodo được bảo vệ khỏi các cuộc 51% Attack bằng cách sử dụng các phê duyệt trì hoãn giao dịch, cùng với tiền phạt.

Bitcoin có thể bị 51% Attack không?

Câu trả lời ngắn gọn là rất khó xảy ra một 51% Attack Bitcoin thành công do chi phí phải trả cực kỳ cao. Trên thực tế, chỉ khi được nhà nước tài trợ mới có quyền truy cập vào số lượng lớn thiết bị và các nguồn điện độc lập mới có thể thực hiện một cuộc tấn công 51% vào Bitcoin. 

Các ước tính về chi phí của một cuộc 51% Attack Bitcoin rất khác nhau, với một số ước tính lên tới 15 tỷ đô la. Tuy nhiên với các trang web như Crypto51.app, ước tính thấp hơn nhiều, với chi phí lý thuyết để thực hiện một cuộc tấn công 51% Bitcoin kéo dài một giờ chỉ hơn 1,5 triệu đô la.

PoW 51% Attack Cost
PoW 51% Attack Cost

Nhưng theo xem xét, ước tính với Crypto51 là không chính xác vì chi phí mua hashrate không phải là trở ngại lớn đối với một cuộc tấn công mạng Bitcoin. Thay vào đó, nó là số lượng hashrate có sẵn để mua, được hiển thị trong cột có nhãn NiceHash-could.

Tóm lại, để thực hiện thành công một cuộc 51% Attack Bitcoin, các thợ đào về cơ bản sẽ cần tăng gấp đôi hashrate hiện có bằng cách sử dụng thiết bị và sức mạnh của riêng họ. Tuy nhiên với sự phổ biến và tỷ lệ băm (hashrate) của Bitcoin cao như thế thì đây là một kịch bản gần như không thể xảy ra.

Kết luận

51% Attack đề cập đến một cuộc tấn công tiềm năng vào tính toàn vẹn của hệ thống blockchain. Trong đó một tác nhân hoặc tổ chức độc hại duy nhất tìm mọi cách để kiểm soát hơn 50% tổng sức mạnh tính toán hoặc tỷ lệ băm của mạng blockchain.

Nếu cuộc tấn công thành công, sẽ gây ra những thất thoát khôn lường. Sau bài viết chúng ta cũng đã hiểu một phần nào về cách thức hoạt động cũng như những cách cơ bản để hạn chế sự tấn công này.

Nội dung được dịch và biên tập lại từ CoinMarketCap. Trong quá trình dịch không tránh được các sai sót khi biên dịch các thuật ngữ chuyên môn. Bạn có thể đọc bài viết gốc tại đây. Cảm ơn các bạn đã ủng hộ tiendientu.com.

Nếu có bất kỳ câu hỏi và chia sẻ, hãy để lại bình luận bên dưới và đừng ngại tham gia X100 Coin Group để được thảo luận, trao đổi cùng các admin và nhiều member khác nhé!

Đừng quên theo dõi thường xuyên trang tiendientu.com – Nơi cung cấp và cập nhật các thông tin chi tiết liên quan về tiền điện tử nhanh nhất.

Nguồn CoinMarketCap.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *