Dead Coin – Đồng Coin chết là gì?
Nếu bạn tham gia vào cơn sốt ICO năm 2017 có thể bạn đã biết “Dead coins – đồng coin chết”. Còn bạn chưa biết thì chúng tôi sẽ phân tích xem tất cả những đồng coin “chết” này là gì. Và nó đến từ đâu.

Bạn sẽ thường tìm thấy những đồng coin đã chết bằng cách nhấp vào tab “Hiển thị tất cả số dư” trên phần ví Binance của mình hoặc bằng địa chỉ ví công khai của bạn
Mặc dù tiền điện tử là một lực lượng mang tính cách mạng trong cả lĩnh vực công nghệ và tài chính, nhưng không phải tất cả các loại tiền kỹ thuật số đều mang lại giá trị thực cho người sở hữu chúng. Trên thực tế, phần lớn trong số đó là không.
Crypto đã chết?
Ngành công nghiệp tiền điện tử đang rải rác với cái gọi là “Dead Coin” (đồng coin chết hay đồng tiền chết), ban đầu chúng được tung ra với sự phô trương lớn nhưng cuối cùng chỉ mang lại lợi ích tối thiểu dường như bằng 0. Những đồng coin này thường bị biến mất trên thị trường do những người tạo ra chúng đã rút hết tiền đầu tư của người dùng và khiến cho họ không biết lợi nhuận đầu tư của mình đã đi đâu.
Với sự gia tăng của những đồng coin này đã tạo nên tác động trong cơn sốt đợt phát hành coin đầu tiên (ICO) và làm biến động thị trường vào năm 2017. Các ICO đã nâng số lượng coin có sẵn từ 29 lên hơn 850 dự án. Vào năm 2018, các nhà phát triển đã khởi chạy hơn 1.200 dự án tiền điện tử và thậm chí còn nhiều hơn thế nữa. Vào tháng 12 năm 2020, tổng số tiền điện tử đạt gần 8.000. Trong năm nay, một kiểu lừa đảo mới được gọi là “Rug Pull“, đã làm nảy sinh thêm một thế hệ “Dead Coin” mới.
Những đồng coin chết vẫn có thể được lưu hành rộng rãi trên thị trường tiền điện tử. Sở dĩ như vậy vì có nhiều nhà đầu tư không hề biết rằng mình đang nắm giữ những đồng tiền điện tử đã chết từ lúc nào.
Dead Coin – Đồng coin chết là gì?

Đồng coin chết là tài sản kỹ thuật số của các dự án đã bị bỏ rơi, bị lừa đảo, có tính thanh khoản thấp hoặc không đủ kinh phí,…
Trên thước đo tiền điện tử, chúng được gọi là “sh*t coin”. Chúng đã từng được đưa ra thị trường với những kỳ vọng cao. Nhưng cuối cùng bị trôi nổi trong độ sâu âm u của các blockchain không nổi bật nhất của tiền điện tử. Không có hy vọng, bị bỏ rơi vĩnh viễn hoặc đang chạy hết oxy trong cuộc đua ảo của những dự án đã và đang chết.
Bạn sẽ thường tìm thấy những đồng coin đã chết bằng cách nhấp vào tab “Hiển thị tất cả số dư” trên phần ví Binance của mình hoặc bằng cách thực hiện tìm kiếm trên địa chỉ công khai trong ví của bạn.
Có những trang web như Coinospy và Deadcoins theo dõi các dự án đã chết trôi nổi trong không gian tiền điện tử. Việc báo cáo những đồng coin đã chết này thậm chí có thể giúp bạn kiếm thêm tiền hoặc sự công nhận từ các trang web này.
Làm thế nào chúng ta có thể biết một đồng tiền điện tử đã chết?
Lừa đảo
Các trò lừa đảo thường biểu hiện dưới dạng các dự án tiền điện tử thu hút các nhà đầu tư với những lời hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao và béo bở. Vậy sau các dự án này, tiền điện tử thật sự chết theo dự án hay chỉ là chiêu trò lừa đảo để chiếm đoạt tài sản. Đáng buồn thay, người ta ước tính rằng 80% trong số tất cả các ICO năm 2017 thực sự là lừa đảo.
Khối lượng giao dịch không đáng kể
Khác biệt với những dự án lừa đảo, mọi dự án chân chính đều bắt đầu với kỳ vọng cao, những dự định ấp ủ và kế hoạch khá rõ ràng, tạo sự tin tưởng rằng họ mang đến giá trị cho các nhà giao dịch tiền điện tử. Tuy nhiên, có rất nhiều lý do khiến một dự án thất bại. Một trong số các dự án nhanh chóng trở thành nạn nhân của đồng coin có khối lượng giao dịch thấp, do số lượng niêm yết hạn chế trên các sàn giao dịch hàng đầu.Thêm vào đó trong không gian tiền điện tử, có tới 60% tất cả các dự án có tính thanh khoản kém.
Nói chung, khối lượng giao dịch thấp cho thấy rằng tài sản tiền điện tử thiếu tiện ích hoặc lợi nhuận mà các nhà đầu tư nhận được rất thấp. Điều này dẫn đến việc các nhà giao dịch nhanh chóng từ bỏ các đồng coin mà họ đã đầu tư. Người ta ước tính rằng sáu trong mười đồng coin với khối lượng giao dịch thấp đã không còn được hỗ trợ bởi các nhà phát triển ra nó. Các nền tảng theo dõi các đồng coin chết coi một loại tiền điện tử đã chết hoặc bị bỏ rơi nếu nó có khối lượng giao dịch dưới 1.000 đô la trong vòng ba tháng.
Dự án Joke
Đây là những dự án không có kế hoạch cũng như tương lai cụ thể, nhưng họ vẫn tìm kiếm các khoản đầu tư, đôi khi nhận được lãi bất ngờ so với những gì họ đã dự định. Điều thú vị là một số người đam mê tiền điện tử ban đầu nhìn thấy giá trị của chúng và đặt cược số tiền của họ. Ví dụ: Useless Ethereum Token (UET) đã tổ chức một ICO và thu hút hơn 300.000 đô la.
Đối với mỗi đồng coin mà dự án Joke tạo ra thì có đến chín đồng bị thất bại và giảm giá tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ như Dogecoin và MEMEcoin. Hiện nay, nhìn vào danh sách các coin chết trong tiền điện tử thì các dự án Joke chiếm khoảng 3%.
Nguồn tài trợ ít hoặc không có
Khoảng 3,6% số coin đã chết bởi vì không thu hút được nguồn ủng hộ hoặc không có đủ vốn để hỗ trợ phát triển một dự án trở thành hiện thực. Như đã nói, việc không thu hút được vốn không có nghĩa là một dự án thiếu tiện ích. Nó có thể đơn giản là vì nó không cung cấp đủ tỷ suất lợi nhuận hấp dẫn để các nhà đầu tư quan tâm.
Ví dụ về các đồng coin chết đáng chú ý
BitConnect

Mô hình Ponzi là một hình thức lừa đảo thu hút các nhà đầu tư và trả lợi nhuận cho các nhà đầu tư trước đó bằng tiền từ các nhà đầu tư mới.
BitConnect (BCC) – BCC là mô hình Ponzi lớn nhất trong ngành tiền điện tử. Nó cung cấp một nền tảng để giao dịch Bitcoin cho đồng coin bản địa của mình và nhận được lợi suất cao.
Lùm xùm của nó bắt đầu vào cuối năm 2017 khi các cơ quan quản lý tài chính của Vương quốc Anh lo ngại về tính hợp pháp của nó.
BitConnect đã đạt được thành công sớm nhờ ngân sách tiếp thị lớn và ảnh hưởng bởi đợt tăng giá của Bitcoin. Tuy nhiên, vào đầu năm 2018, các cơ quan quản lý ở Texas đã gọi nó là kế hoạch Ponzi. Ngay sau đó, nó đóng cửa, khiến giá BCC giảm 9%. Không lâu sau, đã có một lời kêu gọi tập hợp chữ ký khá nổi tiếng với mục đích hủy diệt nền tảng này. Và rồi điều gì đến cũng sẽ đến, khi giờ đây “BitConneeeeeeeeectttt!” chỉ còn là quá khứ.
Nguyên nhân cái chết: Lừa đảo
Aeron (ARNX)

Bạn có tiếc vì đã mua đồng coin đã chết này không? Ban đầu, ARNX là một trong những đồng coin có thể giao dịch trên Binance. Sau đó sàn giao dịch đã hủy niêm yết đồng coin này, khiến giá của nó giảm tới 90%.
Những người sáng lập đã tạo ra gấp 10 lần số token nhưng không bao giờ có thể phân phối chúng cho cộng đồng. Ngoài ra bất cứ ai đưa ra những vấn đề của đồng coin này trên các nền tảng truyền thông xã hội đều bị chặn. Mặc dù nhóm phát triển đã hứa hẹn rằng sẽ mở khóa các đồng coin bổ sung sau đó. Nhưng họ đã không giữ lời, thay vì tìm cách mở khóa thì họ tiếp tục phát hành chúng trong khoảng thời gian bảy ngày. Điều này tác động một cách tiêu cực đến giá.
Nguyên nhân cái chết: Tự tử
VegasCoin (VEGCOIN)
VEGCOIN nhắm mục tiêu đến hệ sinh thái cá cược thể thao. Đây là một ví dụ về một dự án bị bỏ hoang. Các báo cáo cho thấy dự án đã được mua lại bởi một công ty khác đã ngừng hoạt động.
Nguyên nhân cái chết: Bị bỏ hoang
Storeum (STO)

STO chết do thị trường suy giảm mà cụ thể là sự kiện “Crypto winter” (mùa đông tiền điện tử). Trên trang web của nó, nó có một cuốn sách đặt hàng chỉ với 18 mục, một con số rất thấp. Nó cũng có độ thanh khoản bằng 0 đồng Ethereum (ETH), với giá 0,000012 đô la. Rốt cuộc, Storeum không phải là một kho lưu trữ giá trị lớn như tên gọi của nó.
Nguyên nhân cái chết: Ảnh hưởng của thị trường (Crypto Winter)
0xBitcoin (0xBTC)

Đồng 0xBTC đầu tiên được khai thác vào năm 2018 và đạt mức giá lên đến 5 đô la. Sau đó, giá giảm xuống khoảng 0,10 đô la. Sau khi giá giảm một cách không thể ngờ như vậy, nhóm nòng cốt của dự án đã bỏ rơi nó.
Nguyên nhân cái chết: Dự án bị bỏ rơi
Làm thế nào để tránh những dự án có thể trở thành đồng coin chết
Trong hệ sinh thái tiền điện tử rộng lớn, khả năng có một đồng coin chết trong danh mục đầu tư của bạn là rất dễ xảy ra. Nhưng đừng vội vã nghi ngờ rằng “tiền điện tử đã chết chưa?” khi chỉ thấy một vài đồng coin chết. Bạn có thể tìm hiểu và đầu tư vào các Altcoin (những đồng coin thay thế khác).
Vậy làm thế nào để phát hiện một đồng coin chết? Ví dụ: có thể tránh lừa đảo các đồng coin chết bằng cách đánh giá kết quả hiệu suất lợi nhuận do đầu tư mang lại (hay nói ngắn gọn là đánh giá ROI). Việc đánh giá này mang lại lợi ích cho cả người đánh giá và những người chuẩn bị đầu tư. Nếu người đánh giá có thể dễ dàng theo dõi hiệu dự án của mình thì những nhà đầu tư mới có thể xem xét để đưa ra những quyết định phù hợp nhất.
Việc quan sát hoạt động của một dự án trên các nền tảng truyền thông xã hội cũng có thể làm góp phần tránh rủi ro về đồng coin chết này. Ngoài ra, các đồng coin có giá trị sẽ được liệt kê trên các sàn giao dịch uy tín như Binance giúp các nhà đầu tư dễ dàng chọn lọc.
Kết luận
Đồng coin chết trong tiền điện tử thường có sự phát triển lệch lạc. May mắn thay, chỉ cần trang bị những kiến thức về lịch sử và sự phát triển của các loại tiền kỹ thuật số là đủ để giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định sáng suốt.
Khi ngày càng có nhiều đồng coin chết vẫn trôi nổi trong thế giới tiền điện tử, các nhà đầu tư có thể dựa vào việc kiểm tra các thông tin để có thế tránh chúng. Cụ thể cần kiểm tra các báo cáo lợi nhuận, tính khả dụng trên các sàn giao dịch và khối lượng giao dịch để tránh gặp phải những đồng coin chết trong vô vàn các “dự án rác”.
Nội dung được dịch và biên tập lại từ CoinMarketCap. Trong quá trình dịch không tránh được các sai sót khi biên dịch các thuật ngữ chuyên môn. Bạn có thể đọc bài viết gốc tại đây. Cảm ơn các bạn đã ủng hộ tiendientu.com.
Nếu có bất kỳ câu hỏi và chia sẻ, hãy để lại bình luận bên dưới và đừng ngại tham gia X100 Coin Group để được thảo luận, trao đổi cùng các admin và nhiều member khác nhé!
Đừng quên theo dõi thường xuyên trang tiendientu.com – Nơi cung cấp và cập nhật các thông tin chi tiết liên quan về tiền điện tử nhanh nhất.
Nguồn CoinMarketCap.