Chống kiểm duyệt là gì?

Sự nổi tiếng của Bitcoin không có gì phải bàn cãi. Ngoài ra, nó còn được nhắc đến là một loại tiền tệ dựa trên blockchain có khả năng chống lại sự kiểm duyệt. Vậy chống kiểm duyệt là gì và làm thế nào một loại tiền kỹ thuật số có thể làm được điều đó?

Chống kiểm duyệt là gì

Ngay cả khi đặc tính quan trọng nhất của Bitcoin là chống lại sự kiểm duyệt, các nhà phát triển Bitcoin đã xắn tay áo để tăng cường khả năng mở rộng của nó

Nếu bạn có tìm hiểu về Bitcoin (BTC), rất có thể bạn đã nghe mọi người đề cập đến khái niệm chống kiểm duyệt. 

Trước khi tìm hiểu chống kiểm duyệt là gì, hãy cùng tìm hiểu kiểm duyệt xem nó là gì – Kiểm duyệt là những hạn chế sự thể hiện quan điểm và quyền tự do ngôn luận, tự do thể hiện hay truyền thông công cộng dựa vào những quy định, chỉ thị, phân loại của chính phủ và các cơ quan kiểm soát khác. Vậy khái niệm này có liên quan gì đến tiền tệ kỹ thuật số?

Trong thời đại mà các nền kinh tế đang chuyển sang thanh toán không dùng tiền mặt và người tiêu dùng có quyền truy cập vào những cách thức mới, tiện lợi để giao dịch. Ví dụ như dùng thẻ Visa, ứng dụng thanh toán di động hay ngân hàng kỹ thuật số. Có vẻ như chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên tự do tài chính chưa từng có. 

Tuy nhiên, các loại tiền kỹ thuật số như Bitcoin đã được thiết kế để đảm bảo một khái niệm tự do hơn bao giờ hết – một khái niệm vượt ra ngoài sự thuận tiện và sự lựa chọn đơn thuần của người tiêu dùng. 

Ai là người trung gian giữa các giao dịch?

Ai là người trung gian giữa các giao dịch?
Giao dịch bằng tiền tệ fiat khiến người dùng dễ bị can thiệp chính trị như khi một quốc gia áp đặt các biện pháp trừng phạt

Cho dù người tiêu dùng sử dụng ứng dụng di động nào để quản lý tài chính cá nhân của họ, điểm mấu chốt vẫn là cơ quan quản lý tập trung. Các cơ quan ấy là ngân hàng hoặc công ty fintech (là sự kết hợp giữa Finance và Technology, hiểu nôm na là công nghệ tài chính) và cuối cùng là tổ chức phát hành tiền tệ (chính phủ) – giữ toàn quyền kiểm soát tiền của họ.

Các cơ quan chức năng này đóng vai trò là người trung gian giữa những người sử dụng tiền tệ truyền thống (được gọi là tiền tệ fiat hay tiền pháp định).

Là người trung gian, những cơ quan này có thể kiểm duyệt các giao dịch cụ thể mà họ cho là đáng ngờ hoặc không mong muốn. Mặc dù điều này được biện minh bởi nhu cầu ngăn chặn tội phạm tài chính (ví dụ: rửa tiền), nó cũng làm giảm bớt quyền tự do, quyền riêng tư và quyền kiểm soát tài sản cá nhân của người dùng. 

Giao dịch bằng tiền tệ fiat khiến người dùng dễ bị can thiệp chính trị như khi một quốc gia áp đặt các biện pháp trừng phạt, các tài sản bị đóng băng hoặc kiểm soát vốn để ngăn các nhà đầu tư chuyển tài sản của họ ra nước ngoài.

Tại sao Blockchain có thể kháng kiểm duyệt?

Tại sao Blockchain có thể kháng kiểm duyệt?
Đặc tính quan trọng nhất của Bitcoin (BTC) là khả năng chống kiểm duyệt, sau đó là khả năng mở rộng

Bitcoin và các loại tiền tệ dựa trên blockchain tương tự được thiết kế dưới dạng mạng phi tập trung và không trung gian. Điều này khiến cho bất kỳ tác nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền nào hầu như không thể kiểm duyệt một giao dịch nhất định. Đây là một trong những khái niệm cơ bản đằng sau khả năng chống kiểm duyệt khi nói về tiền tệ kỹ thuật số. 

Một sự giải thích khác liên quan thiết kế kỹ thuật của mạng blockchain và việc sử dụng mật mã của chúng để đảm bảo rằng các giao dịch không thể thay đổi sau khi hoàn thành.

Một thuật ngữ phổ biến cho tính không thể thay đổi này là “tính bất biến” – hiểu theo nghĩa đen là thứ gì đó không thể thay đổi được. Và đúng vậy, chúng ta không thể thay đổi bất kỳ thông tin gì trên blockchain chỉ để phù hợp với lợi ích của thể chế hay tổ chức chính trị nào đó.

Điều đáng chú ý là khả năng xảy ra một cuộc tấn công 51% là rất mỏng manh. Về lý thuyết, cuộc tấn công này có thể làm tổn hại đến tính bất biến của blockchain. Cuộc tấn công như vậy đề cập đến một kịch bản giả định, theo đó một kẻ xấu sẽ chiếm quyền kiểm soát phần lớn tài nguyên và cố ý làm gián đoạn hoặc thay đổi thứ tự các giao dịch trên blockchain. 

Kẻ tấn công có thể đảo ngược các giao dịch của chính họ (mở ra khả năng chi tiêu gấp đôi) nhưng sẽ không được trao quyền để đảo ngược các giao dịch của người dùng khác. 

Khả năng xảy ra một cuộc tấn công 51% vào một nền tảng lớn như Bitcoin vẫn cực kỳ nhỏ. Vì các nguồn lực cần thiết để thực hiện một sự can thiệp như vậy có thể sẽ tốn kém hơn so với lợi nhuận bất hợp pháp kiếm được nếu thành công. 

Các nền tảng với tỷ lệ băm thấp hơn (tức là mức độ tham gia thấp hơn), đã từng là nạn nhân của các cuộc tấn công như vậy trong quá khứ (ví dụ: Monacoin (MONA), Bitcoin Gold (BTG) và Ethereum Classic (ETC)).

Kết luận

Bài viết đã cho chúng ta thấy được sự kì diệu qua việc chống kiểm duyệt của Bitcoin nói riêng và các loại tiền kỹ thuật số dựa trên blockchain nói chung. Và một điều chúng ta luôn hướng đến đã phần nào được thực hiện khi các giao dịch có thể thoát khỏi sự kiểm duyệt, dưa chúng ta bước vào một kỷ nguyên tự do tài chính chưa từng có.

Nội dung được dịch và biên tập lại từ CoinMarketCap. Trong quá trình dịch không tránh được các sai sót khi biên dịch các thuật ngữ chuyên môn. Bạn có thể đọc bài viết gốc tại đây. Cảm ơn các bạn đã ủng hộ tiendientu.com.

Nếu có bất kỳ câu hỏi và chia sẻ, hãy để lại bình luận bên dưới và đừng ngại tham gia X100 Coin Group để được thảo luận, trao đổi cùng các admin và nhiều member khác nhé!

Đừng quên theo dõi thường xuyên trang tiendientu.com – Nơi cung cấp và cập nhật các thông tin chi tiết liên quan về tiền điện tử nhanh nhất.

Nguồn CoinMarketCap.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *