Chỉ số Sợ hãi và Tham lam tiền điện tử là gì?

Chỉ số sợ hãi và tham lam tiền điện tử cung cấp thông tin giúp minh họa tâm lý chung trên thị trường tiền điện tử.

Chỉ số Sợ hãi và Tham lam tiền điện tử là gì?

Chỉ số Fear & Greed Index giúp nhà đầu tư theo dõi trạng thái tâm lý của thị trường crypto bằng cách phân tích các yếu tố xung quanh Bitcoin

Chỉ số Sợ hãi và Tham lam tiền điện tử (Crypto Fear & Greed Index) đã dần trở nên phổ biến đối với những người tham gia vào thị trường tiền ảo này. Các chỉ số này như một cách đo lường cảm xúc, tình cảm của các nhà đầu tư. Những lợi ích cũng như rủi ro mà chỉ số này đem lại là gì? Nó có tác động ra sao đến thị trường tiền điện tử? Hãy cùng tìm hiểu chỉ số sợ hãi và tham lam tiền điện tử trong bài viết này.

Chỉ số Sợ hãi và Tham lam là gì?

Theo Investopedia (một trang web tài chính) cho rằng chỉ số sợ hãi và tham lam được CNNMoney phát triển để đo lường hai trong số những cảm xúc chính có thể làm ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng chi trả cho cổ phiếu của các nhà đầu tư. Chỉ số này được đo lường trong khung thời gian hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm và có thể được sử dụng để ước tính xem thị trường chứng khoán có được định giá đúng hay không. 

Điều này dựa trên logic cho rằng, nỗi sợ hãi tột độ sẽ làm giảm giá cổ phiếu xuống dưới giá trị hợp lý của chúng, trong khi lòng tham cực độ sẽ làm ngược lại hoàn toàn. Chỉ số sợ hãi và tham lam của CNN đo lường 7 chỉ số, đó là: nhu cầu trái phiếu rác, động lượng thị trường, biến động thị trường, quyền chọn mua và bán, nhu cầu trú ẩn an toàn, độ rộng giá cổ phiếu và sức mạnh giá cổ phiếu.

Chỉ số Sợ hãi và Tham lam tiền điện tử là gì?

Chỉ số Sợ hãi và Tham lam tiền điện tử là gì?
Hành vi của người đầu tư tham gia vào thị trường tiền điện tử rất cảm tính

Chỉ số sợ hãi và tham lam tiền điện tử là việc phân tích, đo lường cảm xúc và tình cảm của nhà đầu tư đối với Bitcoin. Tại thời điểm viết bài này, chỉ số sợ hãi và tham lam tiền điện tử đang thể hiện sự tham lam, với điểm số là 71.

Alternative.me, người tạo ra chỉ số này giải thích rằng nó dựa trên hai giả định đơn giản: “Mọi người có xu hướng tham lam khi thị trường đang tăng giá, dẫn đến hiệu ứng FOMO (hiệu ứng tâm lý lo sợ bỏ lỡ khi thấy thị trường tăng giá nhanh). Ngoài ra, mọi người thường bán tiền điện tử của họ khi nhìn thấy giá giảm”.

Điều này thể hiện, nhiều nhà đầu tư có xu hướng mua cao và bán thấp. 

Cách thức hoạt động của chỉ số sợ hãi và tham lam tiền điện tử

Chỉ số sợ hãi và tham lam tiền điện tử chạy từ 0 đến 100. Điểm thấp có nghĩa là thị trường có nhiều sợ hãi, trong khi chỉ số cao cho thấy lòng tham đang tăng.

Sợ hãi tột độ ứng với số điểm từ 0 đến 24, mức sợ hãi từ 25 đến 49. Và số điểm 50 gần như là trung tính. Từ 51 đến 74 cho thấy có tham lam trên thị trường, tham lam cực độ với số điểm trên 75.

Khi chỉ số đo lường đạt sợ hãi tột độ, nhiều người tham gia thị trường thực hiện bán ra, khiến giá giảm. 

Khi đạt mức tham lam cực độ, hiệu ứng FOMO có thể tạo ra cơ hội giúp các nhà đầu tư chốt lời bằng cách bán ra ở đầu thị trường. 

Điều này có nghĩa, bạn cần phải thận trọng khi sử dụng chỉ số này để tính thời điểm thị trường (thời điểm chuyển tiền vào hoặc ra khỏi thị trường) – điều mà nhiều nhà đầu tư thông minh cảnh báo.

Chỉ số sợ hãi và tham lam tiền điện tử dựa trên chỉ số sợ hãi và tham lam của thị trường chứng khoán CNNMoney. Và đã có những bài học được rút ra từ những cạm bẫy tiềm ẩn của chỉ số này.

Ví dụ như Fidelity đã xem xét khoản đầu tư 10.000 đô la vào S&P 500 trong khoảng thời gian gần 4 thập kỷ từ năm 1980 đến tháng 8 năm 2020. Họ đã bỏ lỡ 10 ngày tốt nhất, làm cắt giảm hơn một nửa lợi nhuận của khoản đầu tư đó.

Chỉ số sợ hãi và tham lam tiền điện tử đo lường điều gì?

Chỉ số sợ hãi và tham lam tiền điện tử đo lường điều gì?
Nó đo lường trên thang đo từ 0 đến 100. Trong đó: Giá trị “0”: Sợ hãi cực độ; Giá trị “100”: Tham lam cực độ

Trước hết, cần lưu ý rằng chỉ số sợ hãi và tham lam tiền điện tử chỉ đo lường Bitcoin chứ không phải toàn bộ thị trường. Tuy nhiên, Bitcoin có xu hướng theo dõi cả giá và tâm lý của thị trường tiền điện tử rộng lớn, vì vậy nó có mức độ liên quan ngay cả khi bạn không đầu tư vào Bitcoin.

Theo Alternative.me, có năm thành phần tạo nên chỉ số sợ hãi và tham lam tiền điện tử. Bao gồm:

  • Sự biến động chiếm 25%. Đo lường giá hiện tại của Bitcoin và so sánh nó với mức trung bình trong 30 và 90 ngày. Khi có sự biến động tăng mạnh, điều này có thể cho thấy thị trường đang lo sợ.
  • Động lượng thị trường/ Khối lượng là yếu tố quan trọng khác, cũng chiếm 25% của chỉ số. Lấy động lượng và khối lượng giao dịch hiện tại của Bitcoin, so sánh nó với mức trung bình trong 30 và 90 ngày, sau đó kết hợp các kết quả. Đây được coi là điểm chuẩn cho sự tăng giá hoặc tham lam quá nhiều trên thị trường.
  • Truyền thông xã hội chiếm 15%. Phân tích tình cảm được tính toán từ lượt thích, bài đăng trên Twitter tập trung vào Bitcoin. Tỷ lệ tương tác cao hơn bình thường có nghĩa là hành vi thị trường tham lam. 
  • Chiếm ưu thế nhận được 10%, dựa trên thị phần của Bitcoin trong tổng thị phần tiền điện tử. Sự thống trị của Bitcoin ngày càng tăng thì càng có ít đầu cơ đối với các Altcoin (những đồng tiền điện tử thay thế cho Bitcoin). 
  • Xu hướng cũng chiếm 10%, dựa trên việc thu thập dữ liệu trên Google về các tìm kiếm khác nhau liên quan đến Bitcoin.
  • Khảo sát (Hiện bị tạm dừng) chiếm 15%. Các cuộc khảo sát hàng tuần được thực hiện trên nền tảng thăm dò ý kiến ​​để xem các cá nhân đang nghĩ gì về thị trường. Tuy nhiên, hiện tại nó đã bị tạm dừng.

Không nên tin tưởng hoàn toàn

Không nên tin tưởng hoàn toàn vào chỉ số Sợ hãi và Tham lam tiền điện tử
Chỉ số sợ hãi và tham lam tiền điện tử giúp các nhà đầu tư nắm bắt tâm lý thị trường

Chỉ số sợ hãi và tham lam tiền điện tử giúp các nhà đầu tư nắm bắt tâm lý thị trường. Tuy nhiên, không nên tin tưởng hoàn toàn 100% vì nó biến động mạnh và không thể hiện được hết tâm lý thị trường.

Đáng chú ý, sự biến động của Bitcoin có thể dẫn đến những thay đổi rất nhanh trong thời gian ngắn. 

Tuần cuối cùng của tháng 2 năm 2021. Bitcoin đã giảm gần 12.000 đô la, từ 57.500 đô la xuống khoảng 45.100 đô la, trước khi vượt qua 60.000 đô la trong hai tuần tiếp theo. Điều này thật sự nghiêm trọng, chỉ số sợ hãi và tham lam tiền điện tử đã giảm từ 94 – mức cao nhất của tham lam cực độ – vào ngày 22 tháng 2 xuống còn 38 vào ngày 1 tháng 3. 

Đồng thời, chỉ số sợ hãi và tham lam tiền điện tử ở mức 73 vào ngày 20 tháng 4, giảm xuống 27 vào ngày 26 tháng 4 khi Bitcoin mất 50% giá trị trong nhiều tháng.

Kết luận

Mặc dù chỉ số sợ hãi và tham lam tiền điện tử chắc chắn là một công cụ hữu ích để nắm bắt tâm lý thị trường, tuy nhiên không có giải pháp nào có thể đánh giá tâm lý thị trường một cách chính xác. Hãy cân nhắc cẩn thận nếu bạn sử dụng chỉ số sợ hãi và tham lam tiền điện tử để đưa ra quyết định đầu tư.

Nội dung được dịch và biên tập lại từ CoinMarketCap. Trong quá trình dịch không tránh được các sai sót khi biên dịch các thuật ngữ chuyên môn. Bạn có thể đọc bài viết gốc tại đây. Cảm ơn các bạn đã ủng hộ tiendientu.com.

Nếu có bất kỳ câu hỏi và chia sẻ, hãy để lại bình luận bên dưới và đừng ngại tham gia X100 Coin Group để được thảo luận, trao đổi cùng các admin và nhiều member khác nhé!

Đừng quên theo dõi thường xuyên trang tiendientu.com – Nơi cung cấp và cập nhật các thông tin chi tiết liên quan về tiền điện tử nhanh nhất.

Nguồn CoinMarketCap.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *