Candlestick – Mô hình nến Nhật Bản là gì?

Có thể bạn không biết rằng mô hình nến mà mọi người thường sử dụng để giao dịch hàng ngày có tên đầy đủ là mô hình nến Nhật Bản. Và chúng được phát minh ra cách đây gần 4 thế kỷ.

Candlestick - Mô hình nến Nhật Bản là gì?

Mô hình nến Nhật hay đồ thị nến Nhật là một loại biểu đồ thể hiện diễn biến trong giá cả của các tài sản tài chính như cổ phiếu, chứng khoán

Bản chất mô hình nến (Candlestick) Nhật Bản là gì?

Các mô hình nến (Candlestick) Nhật thể hiện một hình ảnh trực quan về dữ liệu tài chính phổ biến với các nhà giao dịch tài chính và nhà phân tích kỹ thuật. Hình dạng như chiếc chân nến cho biết giá một tài sản dao động như thế nào. Do đó biết được dấu hiệu thị trường tăng hoặc giảm trong tương lai để thu lợi tài chính. Một thanh nến trên các sàn giao dịch tượng trưng cho chuyển động giá theo các khung thời gian khác nhau, nhỏ nhất là một phút và lâu nhất là một tháng hoặc hơn.

Lịch sử của mô hình nến Nhật Bản

Mặc dù việc sử dụng mô hình nến đã phổ biến khắp mọi nơi trên thế giới. Nhưng ít ai biết mô hình này thực sự là sản phẩm trí tuệ của Munehisa Homma, một thương nhân sống cách đây bốn thế kỷ. 

Vào những năm 1700, Homma, một nhà buôn gạo Nhật Bản, đã quan sát thấy mối liên hệ giữa giá gạo theo ba yếu tố: cung, cầu và cảm xúc của thương nhân.

Sau thành công tại thị trường chứng khoán Nhật Bản, phương pháp này đã du nhập vào thị trường Mỹ. Nó xuất hiện lần đầu trong cuốn sách của nhà phân tích kỹ thuật Steve Nisson có tên là “Japanese Candlestick Charting to the Western World” (Biểu đồ hình nến Nhật Bản cho thế giới phương Tây).

Đáng chú ý, sự xuất hiện ở Mỹ đã mở đường cho việc áp dụng kỹ thuật này trên toàn cầu khi sử dụng với các công cụ tài chính. Vô số nhà giao dịch hiện nay thường xuyên sử dụng biểu đồ nến như một công cụ chính để xác định thời điểm vào hoặc thoát lệnh giao dịch.

Mô hình nến Nhật Bản cho biết điều gì?

Mô hình nến Nhật Bản cho biết điều gì?
Các loại giá hình thành nến Nhật: giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất. Thông thường thì nến Nhật có hai màu xanh và đỏ

Biểu đồ nến thể hiện động thái giá của một loại hàng hóa cụ thể. Các chỉ báo quan trọng bao gồm giá mở cửa và đóng cửa. Hơn nữa, chúng cho biết liệu giá có tăng hay giảm trong một khung thời gian cố định.

Mỗi mô hình nến Nhật thường cấu thành từ 3 thành phần cơ bản. Bao gồm bóng/đuôi nến trên, bóng/đuôi nến dưới và thân nến.

  • Bóng/đuôi nến trên: Là đường thẳng nằm giữa mức giá cao nhất trong phiên giao dịch với mức giá đóng hoặc mở chốt phiên.
  • Thân nến: Phần khoảng cách giữa giá mở và giá chốt phiên.
  • Bóng/đuôi nến dưới: Là đường thẳng nằm giữa mức giá thấp nhất trong phiên với mức giá mở hoặc chốt phiên.

Thân nến màu xanh lá cây hoặc trắng hiển thị giá tích cực, trong khi chuyển động giá tiêu cực chuyển màu thân nến sang đen hoặc đỏ. Các nền tảng giao dịch hiện đại cho phép các nhà giao dịch chọn màu sắc ưa thích của họ để đại diện cho các chuyển động tăng hoặc giảm.

Các mô hình nến Nhật Bản 

Mô hình nến thể hiện một cách thực tế các điều kiện thị trường bằng cách hình thành các mẫu khác nhau. Chúng có thể được chia thành các mô hình nến đơn, đôi và ba.

Mô hình nến đơn

Mô hình này tạo nên nền tảng cho các mô hình khác. Biểu đồ mô hình nến đơn giúp xác định xu hướng thị trường từ mô hình nến đôi và ba. Ngoài mô hình Marubozu, các mô hình khác biểu hiện cho sự đảo ngược của xu hướng hiện tại.

‍Dưới đây là tám mô hình nến đơn cơ bản:

  • Mô hình nến Doji:
Mô hình nến Doji
  • Mô hình nến Doji
  • Nến Doji hình thành khi giá mở cửa và giá đóng cửa bằng nhau hoặc chênh lệch nhỏ. Trong trường hợp này, phần thân nến khá mỏng, gần như là một đường thẳng, tạo hình dấu cộng. Các thị trường truyền thống hoạt động từ thứ hai đến thứ sáu. Còn giao dịch tiền điện tử hoàn toàn trực tuyến và biến động giá trên khung thời gian ngắn hơn. Ví dụ: 15 phút, 30 phút, 1 giờ, 4 giờ và không bị gián đoạn do giao dịch liên tục. Nên nó tạo ra hình ảnh trực quan về biến động của tài sản giao dịch sát với thực tế.

    Nếu giá giữ nguyên, nến Doji giống như một dấu gạch ngang và không có phần đuôi. Cho nên Doji cho thấy một sự đảo ngược hoặc chuyển động theo chiều ngang.

    • Mô hình nến Gravestone:
    Mô hình nến Gravestone
  • Mô hình nến Gravestone
  • Tên của nó bắt nguồn từ việc nó giống với hình bia mộ. Trong mô hình này thì phần đuôi dài nằm phía trên phần thân. Nó báo hiệu một lực mạnh sẽ kéo giá xuống.

    • Mô hình nến Dragonfly:
    Mô hình nến Dragonfly
  • Mô hình nến Dragonfly
  • Còn được gọi là bia mộ ngược. Mô hình này chỉ có phần đuôi duy nhất ở phía dưới thân nến. Nó cho thấy sức mạnh làm tăng giá đang giảm dần.

    • Mô hình nến Hammer:
    Mô hình nến Hammer
  • Mô hình nến Hammer
  • Mô hình nến Hammer hay còn gọi là mô hình nến Nhật hình búa. Nó được hình thành khi phần đuôi dưới thân dài hơn bên trên. Trong hầu hết các trường hợp, phần đuôi trên khó nhận thấy.

    Mô hình này cho thấy sức mạnh của Bears (xu hướng giá xuống) hoặc Bulls (xu hướng giá lên) đã kết thúc. Khi chuyển từ Bulls sang Bears được gọi là mô hình Hanging Man (nến người treo cổ).

    • Mô hình nến Spinning Top:
    Mô hình nến Spinning Top
  • Mô hình nến Spinning Top
  • Mô hình này có hình dạng như con quay. Được hình thành khi thị trường có ít biến động. Nên được biểu thị bằng phần thân ngắn, còn phần đuôi hai đầu thì gần bằng nhau. Ngoài ra cho thấy Bulls và Bears đang tranh giành quyền kiểm soát một cách cân bằng.

    • Mô hình nến Standard Line (đường tiêu chuẩn):
    Mô hình nến Standard Line (đường tiêu chuẩn)
  • Mô hình nến Standard Line (đường tiêu chuẩn)
  • Với phần thân lớn hơn và phần đuôi ngắn hơn ở cả hai đầu. Tuy nhiên, nó không cho biết các manh mối quan trọng về xu hướng thị trường tiếp theo. Thay vào đó, chúng chỉ ra rằng chiều hướng hiện tại trên thị trường có đủ sức mạnh để duy trì xu hướng tăng hoặc giảm.

    • Mô hình nến Marubozu:
    Mô hình nến Marubozu
  • Mô hình nến Marubozu
  • Mô hình này chỉ có thân không có đuôi. Nó cho thấy sự tiến triển của xu hướng giao dịch tăng hoặc giảm.

    •  Mô hình nến Inverse Hammer:
     Mô hình nến Inverse Hammer
  •  Mô hình nến Inverse Hammer
  • Mô hình nến Inverse Hammer hay còn gọi là mô hình búa đảo ngược đại diện cho một xu hướng đảo ngược. Nó đối lập với nến búa và nến người treo cổ. Mô hình búa ngược có đuôi phía trên dài hơn và phần thân nhỏ hơn.

    Khi Bulls sắp mất kiểm soát thì sẽ xuất hiện mô hình sao băng (nến Shooting Star). Ngược lại, mô hình nến búa ngược cho thấy thời gian của Bears đã hết và giờ là lúc Bulls nắm quyền.

    Mô hình nến đôi

    Mô hình nến đôi
    Mô hình nến đôi

    Biểu đồ nến đôi là mô hình nến theo cặp để khám phá trạng thái hiện tại của thị trường. Các mô hình được sử dụng nhiều nhất là nến Bearish/Bullish Engulfing và nến Tweezer.

    ‍Các mô hình nến Engulfing (nến nhấn chìm) thể hiện xu hướng thị trường đang bị chế ngự hoặc bị hấp thụ theo hướng ngược lại. Hai thanh nến liền kề sẽ cho biết xu hướng tăng hay giảm chiếm được ưu thế. Ví dụ: một nến Bullish Engulfing (nến nhấn chìm tăng) gồm một nến giảm theo sau là một nến tăng với thân lớn hơn. Những mô hình này cho thấy sự đảo ngược trong hành vi thị trường.

    Mô hình nến Tweezer cũng biểu thị sự đảo chiều nhưng có sự khác biệt. Hai nến tượng trưng cho chúng có cùng chiều dài thân và đuôi. Đuôi có thể cùng ở trên hoặc dưới. Lưu ý rằng phần đuôi ở trên báo hiệu sự thay đổi từ tăng sang giảm và ngược lại.

    Mô hình nến ba

    Mô hình nến ba
    Mô hình nến ba

    Biểu đồ nến ba là mô hình có ba thanh nến liền kề được xếp chung. Hai mô hình quan trọng là nến Morning/Evening Star và nến Three Soldiers. Mặc dù cả hai đều biểu hiện sự đảo chiều, nhưng cách biểu thị của chúng khác nhau.

    Ví dụ: mô hình nến Evening Star bắt đầu với một thanh nến tăng, theo sau là một thanh nến giảm hoặc tăng nhỏ. Cuối cùng là một thanh nến giảm dài hơn thanh nến tăng đầu tiên.

    Mặt khác, mô hình Three Soldiers (nến ba người lính) tạo thành một mô hình giống như cầu thang với ba bậc. Đối với một xu hướng tăng giá, nó bắt đầu với một thanh nến nhỏ, tiếp theo là một thanh nến lớn hơn, sau đó là một thanh nến lớn hơn nữa. Chúng cho thấy xu hướng chuyển từ tăng sang giảm và ngược lại.

    Tại sao các mô hình nến Nhật Bản lại quan trọng?

    Các mô hình nến Nhật Bản trong lịch sử đã cung cấp cho các nhà giao dịch hình ảnh trực quan đáng tin cậy để sơ đồ hóa một tài sản cụ thể. Ngoài ra, nó giúp các nhà giao dịch dự đoán các động thái tiếp theo và biết khi nào nên bán, mua hoặc nắm giữ.

    ‍Ngày nay, hiểu các mô hình trên giúp các nhà giao dịch đọc biểu đồ phức tạp trên các nền tảng giao dịch tài sản như sàn giao dịch tiền điện tử. Do đó, cho phép nhà giao dịch kết hợp các biểu đồ trong các chiến lược giao dịch của mình.

    Dù các mô hình này là công cụ rất hữu ích để xem xét lịch sử của tiền điện tử hay cổ phiếu, hoặc lập biểu đồ cho tiềm năng trong tương lai của nó. Nhưng điều quan trọng các nhà giao dịch phải xem xét các yếu tố khác khi sử dụng chúng. Chẳng hạn như phân tích cảm xúc và xu hướng thị trường tổng thể, tin tức quan trọng và khung thời gian nhà giao dịch sử dụng. Đừng chỉ dựa vào một công cụ mà hãy chọn những công cụ tốt nhất và đưa ra quyết định sáng suốt trước khi giao dịch.

    Kết luận

    Mô hình nến Nhật Bản giúp cung cấp những thông tin quan trọng trên thị trường. Mong rằng, qua bài viết này các bạn sẽ hiểu rõ về mô hình nến Nhật Bản và có thể đưa ra những chiến lược mua bán phù hợp với bối cảnh của thị trường.

    Nội dung được dịch và biên tập lại từ CoinMarketCap. Trong quá trình dịch không tránh được các sai sót khi biên dịch các thuật ngữ chuyên môn. Bạn có thể đọc bài viết gốc tại đây. Cảm ơn các bạn đã ủng hộ tiendientu.com.

    Nếu có bất kỳ câu hỏi và chia sẻ, hãy để lại bình luận bên dưới và đừng ngại tham gia X100 Coin Group để được thảo luận, trao đổi cùng các admin và nhiều member khác nhé!

    Đừng quên theo dõi thường xuyên trang tiendientu.com – Nơi cung cấp và cập nhật các thông tin chi tiết liên quan về tiền điện tử nhanh nhất.

    Nguồn CoinMarketCap.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *