Cách Wrap Bitcoin cho DeFi
Làm cách nào để bạn có thể tham gia vào hệ sinh thái DeFi với Wrapped Bitcoin? Tìm hiểu thêm xem nó là gì, cách nó được thực hiện và các cân nhắc khác.

Bitcoin còn tồn động nhiều bất tiện và chúng ta cần một giải pháp tối ưu hơn
Nếu trước đây, Bitcoin được phát triển trên hệ thống tiền điện tử ngang hàng còn tồn tại những bất tiện trong giao dịch thì hệ sinh thái Blockchain liên tục xuất hiện các giải pháp vượt trội của thế giới DeFi. Trong đó, nổi bật nhất là dự án Wrapped Bitcoin khi mang lại tính thanh khoản cao, hòa nhập vào hệ sinh thái của Ethereum, Smart Contract và DApp. Chúng tôi sẽ nêu tầm quan trọng của giải pháp này và các bước liên quan đến việc Wrapped Bitcoin. Cùng xem qua khái niệm về Wrapped Tokens nói chung trước khi đi sâu vào cách Wrap Bitcoin cho DeFi nhé!
Wrapped Tokens là gì?
Wrapped Tokens là các tài sản kỹ thuật số thế chấp theo tỷ lệ 1:1 với các loại tiền điện tử khác. Giống như stablecoin (tiền điện tử trong đó giá được thiết kế để gắn với tiền điện tử, tiền fiat hoặc để trao đổi hàng hóa được giao dịch), chúng theo dõi giá trị của các tài sản kỹ thuật số cơ bản của chúng. Sự khác biệt duy nhất là tài sản thế chấp thường là tài sản kỹ thuật số dễ bay hơi hơn là tiền tệ fiat. Do đó, mục đích ở đây không phải là cung cấp sự ổn định về giá cả. Thay vào đó, mục tiêu là thúc đẩy khả năng tương tác bằng cách tạo ra các phiên bản gốc của các loại tiền điện tử đã được thiết lập trên nhiều mạng lưới (network). Kỹ thuật này có thể giúp chuyển thanh khoản giữa hai hoặc nhiều mạng lưới Blockchain (blockchain network) mà chúng không tương thích về mặt kỹ thuật.
Điều đáng nói là DeFi là người hưởng lợi chính từ sự thay đổi mô hình này. Với sự ra đời của Wrapped Tokens, việc chuyển thanh khoản sang hệ sinh thái DeFi trở nên dễ dàng. Đó là lý do tại sao có rất nhiều dòng tiền thanh khoản của DeFi từ thị trường Bitcoin.
Wrap Bitcoin có nghĩa là gì?
Từ định nghĩa này về Wrapped Tokens, chúng ta có thể biết rằng các phiên bản Wrapped của Bitcoin là đại diện kỹ thuật số của BTC trên các blockchain hỗ trợ hợp đồng thông minh như Ethereum và Binance Chain. Các tài sản kỹ thuật số này chỉ đơn giản là các phiên bản token hóa (tokenized version) của Bitcoin. Chúng tuân thủ theo những tiêu chuẩn token của các Blockchain hỗ trợ DeFi. Một ví dụ điển hình về các token như vậy là Wrapped Bitcoin (WBTC), một mã token ERC-20 được gắn với BTC và có nguồn gốc từ hệ sinh thái Ethereum.
Tại sao lại là Wrap Bitcoin?
Bitcoin từ lâu đã duy trì sự thống trị của mình với tư cách là tiền điện tử lớn nhất theo vốn hóa thị trường. Lý do là mọi người nghĩ rằng đồng coin và mạng lưới của nó cung cấp bảo mật hàng đầu cùng với mức độ phi tập trung chưa từng thấy trước đây. Có nhiều khả năng các nhà đầu tư mới sẽ mua Bitcoin trước khi khám phá thị trường altcoin.
Mặc dù, điều này là chắc chắn xảy ra, nhưng các cơ hội tạo ra lợi nhuận của DeFi đều dựa trên các blockchain của altcoin hỗ trợ hợp đồng thông minh. Với việc Bitcoin vẫn còn là một hệ sinh thái “tồi tệ” (tồn tại những bất tiện), hầu như người nắm giữ BTC không thể tham gia trực tiếp vào thị trường DeFi mà không từ bỏ vị trí Bitcoin của họ để có cơ hội truy cập vào các đồng tiền tương thích với DeFi.
Những người nắm giữ Bitcoin thấy quá trình này hơi khó khăn do các khoản phí bổ sung liên quan đến các sàn giao dịch và rủi ro nắm giữ các token DeFi nói chung, vốn là những đồng tiền ít nổi danh hơn, vẫn có tính biến động cao.
Từ góc độ khác, chúng ta có những người đề xuất và phát triển DeFi, những người mà hiểu tầm quan trọng của dòng vốn từ thị trường Bitcoin. Là một phần trong nỗ lực của họ nhằm hạ thấp các rào cản khi gia nhập vào thị trường DeFi, họ đã nghĩ ra nhiều cách khác nhau để làm cho Bitcoin được chú ý nhiều hơn trên Ethereum và các blockchain hỗ trợ hợp đồng thông minh phổ biến khác.
Các hệ thống như vậy duy trì tỷ giá 1:1 giữa Bitcoin và các phiên bản token hóa của tài sản kỹ thuật số. Về bản chất, họ phát hành Bitcoin được token hóa thông qua các blockchain hỗ trợ hợp đồng thông minh.
Ví dụ: Wrapped Bitcoin hoặc WBTC là phiên bản Bitcoin hỗ trợ DeFi phổ biến nhất, luôn phản ánh giá thị trường của BTC. Người dùng WBTC có thể khám phá DeFi và vẫn thu được lợi ích từ hiệu suất giá ổn định của Bitcoin.
Cách Wrapped Bitcoin: Các kỹ thuật Wrap Bitcoin
Có ba cách tiếp cận khác nhau để token hóa Bitcoin. Tất cả đều yêu cầu người dùng khóa BTC hoặc các tài sản kỹ thuật số khác để nhận được token được gắn (peg) với giá trị của Bitcoin. Dưới đây là mô tả ngắn của cả ba kỹ thuật đó.
Centralized Wrapping (Wrap tập trung)
Wrap Bitcoin tập trung liên quan đến các quy trình trung gian do các bên thứ ba quản lý. Tại đây, bạn sẽ gửi một số tiền bằng BTC đến một nền tảng giám sát tập trung. Sau đó, nền tảng này sẽ khóa Bitcoin của bạn trong một hợp đồng thông minh và tạo ra một lượng Bitcoin token hóa tương đương trên Ethereum hoặc bất kỳ Blockchain nào được chỉ định. Cuối cùng, người bán sẽ chuyển Bitcoin được token hóa này vào ví của bạn.
Trustless Wrapping (không cần đặt niềm tin vào ai)
Khi sử dụng mô hình Wrap đáng tin cậy, bạn không cần phải tin tưởng vào một thực thể tập trung nào cả. Bạn chỉ cần trực tiếp gửi Bitcoin của mình đến một hợp đồng thông minh được lập trình để đúc (mint) Bitcoin token hóa tương đương với số BTC bị khóa. Một ví dụ về hệ thống Wrap Bitcoin sử dụng kỹ thuật đáng tin cậy là Keep Network (một lớp bảo mật được sử dụng cho các blockchain và cho phép người dùng và ứng dụng có thể lưu trữ dữ liệu một cách riêng tư).
Synthetic Wrapping (Wrap tổng hợp)
Một số giải pháp Wrap Bitcoin cho phép người dùng nhận các tài sản tổng hợp được gắn với giá trị của Bitcoin. Không giống như hai mô hình còn lại, Wrap tổng hợp không nhất thiết phải sử dụng tài sản thế chấp BTC để đúc một token tổng hợp được chốt (peg) bằng Bitcoin. Tùy thuộc vào giao thức, bạn có thể khóa kết hợp các tài sản kỹ thuật số để đúc Bitcoin tổng hợp.
Làm thế nào để đúc WBTC?
Với vốn hóa thị trường trị giá hơn 6 tỷ đô la, Wrapped Bitcoin (WBTC) hiện là Bitcoin được token hóa phổ biến nhất trên thị trường. Tài sản kỹ thuật số sử dụng kỹ thuật Wrap Bitcoin tập trung (Centralized Bitcoin Wrapping Technique) liên quan đến đầu vào từ người giám sát và người bán. Đáng chú ý, tổ chức tự trị phi tập trung (decentralized autonomous organization – DAO) gọi là WBTC DAO quyết định ai sẽ bị loại hoặc được thêm vào danh sách những người giám sát và thương nhân đã được phê duyệt.
Bước đầu tiên, bạn sẽ phải tương tác với những người bán, người mà được giao nhiệm vụ bắt đầu quy trình Wrapping và thực hiện kiểm tra KYC (Know Your Customer). Sau khi người bán xác nhận danh tính của bạn, họ sẽ gửi BTC của bạn cho người giám sát. Người này sẽ khóa nó và đúc số lượng WBTC được chỉ định trên blockchain Ethereum. Sau đó, người bán chuyển WBTC đã đúc được vào ví của bạn.
Khi người dùng yêu cầu mở BTC, người quản lý phải đốt BTC (đốt tiền mã hoá (Coin Burn) là quá trình loại bỏ vĩnh viễn một số lượng đồng tiền mã hoá ra khỏi lưu thông, làm giảm tổng cung) đã đúc và mở khóa tài sản thế chấp.
Mặt trái của việc Wrap Bitcoin là gì?
Việc sử dụng bản Wrapped của Bitcoin làm mất đi sự phân quyền và bảo mật của mạng Bitcoin, vì những token này có nguồn gốc từ các hệ sinh thái blockchain khác, một số trong số đó không được phân cấp như Bitcoin. Do đó, Bitcoin được mã hóa chỉ phản ánh giá trị của BTC chứ không phản ánh khả năng phi tập trung và bảo mật của Bitcoin blockchain.
Kết luận
Như đã nêu rõ trong bài viết, mã hóa Bitcoin cho phép bạn tận dụng tối đa lượng BTC nắm giữ của mình. Với giải pháp này, bạn có thể tạo ra nhiều giá trị hơn mà không hoàn toàn rời khỏi chuỗi giá trị của hệ sinh thái Bitcoin. Tuy nhiên, trước khi vội vàng Wrap số dư Bitcoin của bạn, hãy chắc chắn hiểu những nhược điểm và chọn kỹ thuật gói phù hợp nhất cho nhu cầu của bạn.
Nội dung được dịch và biên tập lại từ CoinMarketCap. Trong quá trình dịch không tránh được các sai sót khi biên dịch các thuật ngữ chuyên môn. Bạn có thể đọc bài viết gốc tại đây. Cảm ơn các bạn đã ủng hộ tiendientu.com.
Nếu có bất kỳ câu hỏi và chia sẻ, hãy để lại bình luận bên dưới và đừng ngại tham gia X100 Coin Group để được thảo luận, trao đổi cùng các admin và nhiều member khác nhé!
Đừng quên theo dõi thường xuyên trang tiendientu.com – Nơi cung cấp và cập nhật các thông tin chi tiết liên quan về tiền điện tử nhanh nhất.
Nguồn CoinMarketCap