Các mạng phi tập trung được phân cấp như thế nào?

Hầu hết mọi mạng phi tập trung đều tuyên bố mức độ phi tập trung rất cao – nhưng có phải luôn như vậy không?

Các mạng phi tập trung được phân cấp như thế nào?

Các mạng phi tập trung được phân cấp như thế nào?

Sau sự sụp đổ của Infura (cơ sở hạ tầng quan trọng của Ethereum) vào năm 2020, mạng của nó bất ngờ ngừng hoạt động và một đợt Hard Fork được cho là nguyên nhân gây ra sự cố này. Và sau đó đã có rất nhiều hoài nghi về tính phi tập trung của không chỉ Ethereum mà tất cả những mạng phi tập trung hiện có.

Để làm rõ những hoài nghi này, chúng ta cùng tìm hiểu về định nghĩa cũng như mức độ tập trung thông qua các mạng lớn nhất hiện nay.

Mạng phi tập trung là gì?

Mạng phi tập trung là các giao thức được phân phối trên nhiều thiết bị tính toán, thường được gọi là các node (nút). Yếu tố phân quyền được kích hoạt bởi các node có khả năng giao tiếp mà không cần sự giám sát. Ngoài ra, mỗi máy tính trên hệ thống phân tán có một bản sao cập nhật của dữ liệu có sẵn. 

Đáng chú ý, các mạng phi tập trung sử dụng cơ chế đồng thuận để tiến hành các chức năng xác thực dữ liệu mà không cần bộ điều khiển trung tâm. Tuy nhiên, trước khi dữ liệu được xem là hợp lệ trên hệ thống, một số node tham gia nhất định cần đạt được thỏa thuận một cách độc lập. Do đó, một node không đợi lệnh từ một thực thể tập trung mặc dù được dựa trên một quy tắc chung.

Các mạng phi tập trung được phân cấp như thế nào?

Điều cần lưu ý là sự phân cấp không phải là một trạng thái chính xác, mà chỉ là những trạng thái được phổ qua những đặc điểm chính. Điều đó có nghĩa là, không có mạng blockchain nào là hoàn toàn phi tập trung (hoặc tập trung). Các mạng nói chung có các khía cạnh tập trung và phi tập trung được nhúng trong kiến ​​trúc của chúng.

Mặc dù nhiều hệ thống blockchain phi tập trung hơn là tập trung, nhưng mức độ phân quyền của chúng khác nhau giữa các giao thức. Một số mạng thậm chí còn bị vướng vào vòng pháp luật vì ẩn sau bức màn phân quyền mặc dù đã tương đối tập trung.

Dưới đây, chúng ta cùng xem xét một số mạng blockchain lớn nhất đang được sử dụng ngày nay và mức độ phi tập trung của chúng.

Mạng Bitcoin

Nhiều người coi Bitcoin là blockchain hàng đầu về mặt phân quyền nhưng lại có không ít ý kiến trái chiều tranh luận về điều này. Bitcoin sử dụng cơ chế đồng thuận Pow-of-Work (PoW), không giống như các cơ chế khác, nó tốn nhiều năng lượng và yêu cầu thiết bị chuyên dụng tham gia. Điều này làm cho các chi phí trở nên vô cùng đắt đỏ.

Trong blockchain Bitcoin, những người xác minh giao dịch được gọi là thợ đào và họ rải rác trên toàn cầu. Tuy nhiên, hầu hết các thợ đào không độc lập. Họ cần tham gia vào các nhóm khai thác lớn để có thu nhập ổn định, từ đó chuyển giao sức mạnh khai thác của họ cho nhóm. 

Điều này có nghĩa là bất kỳ ai kiểm soát nhóm sẽ nắm quyền kiểm soát các các thợ đào tham gia, điều này gây nên sự tập trung quyền lực. Do đó ngày càng có nhiều thợ đào độc lập và sức mạnh khai thác được phân bổ đồng đều hơn. Việc này cũng khiến mạng Bitcoin càng trở nên phi tập trung hơn.

Vào năm 2014, bản chất phi tập trung của mạng đã bị tấn công khi một báo cáo cho rằng một nhóm khai thác duy nhất kiểm soát gần một nửa tỷ lệ băm của nó. Điều này cho thấy sẽ có khả năng xảy ra một cuộc tấn công 51% (51% Attack), cho phép tội phạm thực hiện hành vi đảo ngược các giao dịch để thu lợi cho riêng mình. Tuy nhiên, những khả năng đó đã không xảy ra và Bitcoin vẫn bình yên vô sự cho đến hiện tại, mạng Bitcoin chưa bao giờ bị tấn công thành công.

Trong suốt những năm qua, ngày càng có nhiều thợ đào tham gia vào blockchain Bitcoin. Điều này giúp hạn chế sự kiểm soát tỷ lệ băm, từ đó thúc đẩy khía cạnh phi tập trung của mạng Bitcoin. Vào năm 2020, không có nhóm khai thác Bitcoin nào có hơn 25% tỷ lệ băm của nền tảng. 

Đáng chú ý, chỉ có bốn nhóm có từ 10-24% tỷ lệ băm. Chín nhóm chiếm tỷ lệ băm từ 1-1%. Theo báo cáo sau đó, Bitcoin có gần 100.000 node vào năm 2019.

Mạng Ethereum

Ethereum là mạng lớn nhất xét về hoạt động của nhà phát triển và cũng là blockchain lớn thứ hai sau Bitcoin. Bên cạnh đó có một số ý kiến cho rằng nó thậm chí còn phi tập trung hơn Bitcoin vì nó hiện đang chuyển sang thuật toán Pow-of-Stake (PoS), với bản nâng cấp cuối cùng là Ethereum 2.0. 

Do không yêu cầu thiết bị chuyên dụng, những người ủng hộ Ethereum tuyên bố rằng PoS phi tập trung hơn theo nghĩa là nó có rào cản gia nhập nhỏ hơn (phiên bản khai thác của Ethereum 2.0). Mặc dù tham gia độc lập vào sự đồng thuận của mạng lưới yêu cầu khóa tối thiểu 32 ETH, nhưng có một số dịch vụ có sẵn từ Coinbase, MyEtherWallet và những dịch vụ khác cho phép bạn đặt cược số tiền thấp hơn. Thật không may, đặt cược một số tiền thấp hơn thông qua các dịch vụ này thì node của bạn trong mạng sẽ không được xác thực đầy đủ. Nhưng lúc này, bạn sẽ tương tự như một người khai thác Bitcoin nhỏ tham gia vào nhóm khai thác Bitcoin.

Mạng Ethereum
Mạng Ethereum

Sự cố trong lần nâng cấp Ethereum

Một số thành viên trong cộng đồng tiền điện tử đã bày tỏ sự hoài nghi về bản chất phi tập trung của giao thức, đặc biệt là sau khi Infura ngừng hoạt động vào mùa thu năm 2020. 

Câu hỏi về việc Ethereum thực sự phi tập trung như thế nào đã xuất hiện rất nhiều trên các diễn đàn vào ngày 11 tháng 11 năm 2020, khi mạng đột ngột chuyển sang trạng thái ngoại tuyến. Sự cố ngừng hoạt động này được cho là do sự phân tách chuỗi được kích hoạt bởi Infura. 

Các phân tích chỉ ra rằng Infura đang sử dụng một phần mềm máy khách (client) lỗi thời, gây khó khăn cho việc hỗ trợ triển khai code mới của các nhà phát triển Ethereum. Tuy nhiên, một số người đổ lỗi cho các nhà phát triển Ethereum vì đã cập nhật code mà không có sự thông báo với bên bộ phận cung cấp bộ công cụ của cơ sở hạ tầng là Infura. Việc này làm cho bộ công cụ không thể tương thích với phiên bản, từ đó gây ra sự cố.

Ngoài ra, vào quý cuối cùng của năm 2019, hơn 50% các node đã khai thác các dịch vụ đám mây như Amazon Web Services (AWS) để lưu trữ. 

Thật không may, nếu có sự cố nào với các dịch vụ này thì các node Ethereum cũng không tránh khỏi. Có vẻ như mạng đang phụ thuộc rất nhiều vào Amazon. 

Mặt khác, Ethereum dự định nâng cấp từ hệ thống PoW lên hệ thống PoS, sự nâng cấp được cho rằng có lợi cho sự phân quyền của họ. Một số người tin rằng PoS phi tập trung hơn các giao thức khác. Và hơn thế nữa, có trên 16.000 node xác thực bổ sung cho Ethereum đã được kích hoạt khi ra mắt vào ngày 1 tháng 12 năm 2020. Khi càng có nhiều node, sự phân quyền sẽ ngày càng trở nên mạnh mẽ.

Mạng Maker

Không giống như Bitcoin và Ethereum, MakerDAO mang đến một khía cạnh khác trong phân quyền là quản trị cộng đồng. Vào tháng 3 năm 2020, Maker Foundation đã tăng cường sự quản trị của mình bằng cách giải phóng quyền kiểm soát giao thức cho những người nắm giữ các đồng coin khai sinh của nền tảng, Maker (MKR). 

Mạng Maker
Mạng Maker

Maker khác biệt theo nghĩa là sự đồng thuận của nó đạt được thông qua những người đứng đầu một đơn vị phi tập trung chứ không phải các thợ đào như trong Bitcoin và Ethereum. 

Maker cho phép người dùng cho vay và mượn tiền điện tử mà không cần bất kỳ bên thứ ba nào. Bằng cách kết hợp các khoản vay và stablecoin, nền tảng này giúp người vay tính toán một cách đáng tin cậy số tiền họ sẽ trả lại dưới dạng lãi suất.

Sự phân quyền của nền tảng có nghĩa là nó cho phép bất kỳ ai có ví MetaMask vay hoặc cho vay tiền mà không cần phải thực hiện việc mở khóa tài sản thế chấp. Vì hợp đồng thông minh tự động xử lý mọi thứ trong khi có khả năng giám sát độc lập số tiền cho vay và tài sản thế chấp được cung cấp để bắt đầu quy trình thanh lý nếu cần.

Hầu hết các nền tảng DeFi phổ biến như SushiSwap, Uniswap, Compound và yearn.finance đều hoạt động tương tự như Maker.

Mạng EOS

EOS sử dụng cơ chế đồng thuận Delegated Proof-of-Stake (DPoS), có sự khác biệt với PoS là nó được ủy quyền. Chức năng được ủy quyền cho phép chủ sở hữu token EOS bỏ phiếu cho 21 cá nhân được giao nhiệm vụ xác nhận giao dịch và tạo các block (khối). 

Do đó, các nhà sản xuất block (BP) duy trì và hỗ trợ blockchain. So với Bitcoin và Ethereum, số lượng node mạng thấp hơn nhiều và quyền biểu quyết cao hơn có thể được xem là nguyên nhân làm cho EOS trở nên ít phi tập trung hơn. 

Tuy nhiên, mạng EOS đặt ngưỡng 15% (hoặc 150 triệu đồng EOS được đặt cọc) cho một BP để mở khóa tất cả các chức năng của mạng. Do đó, một BP phải tìm kiếm sự ủng hộ của những người nắm giữ EOS để đạt được ngưỡng đưa ra này. Việc đó được thực hiện bằng cách cung cấp cho mạng lưới những lợi ích mới như lĩnh vực chuyên môn chính trị xã hội hoặc thương mại mà họ hiện không có quyền truy cập. 

Việc EOS triển khai DPoS mang lại cho các BP sức mạnh để hành động thay mặt cho cộng đồng EOS lớn hơn. 

Block.One, công ty đứng sau EOS, đã bị chỉ trích vì làm giảm tính phi tập trung của EOS sau khi mua EOS New York BP vào tháng 3 năm 2020. Sau đó còn phân bổ một phần của quỹ EOS 100 triệu của mình cho những người bỏ phiếu ủy nhiệm (được giới thiệu lần đầu vào năm 2018). Điều này đã dẫn đến những lo ngại hơn nữa về tính chất ngày càng tập trung của EOS. 

Mạng TRON

TRON sử dụng cơ chế đồng thuận tương tự như EOS, mặc dù có những đặc điểm riêng. Thật không may, giống như EOS, TRON cũng đã vướng phải một loạt các nghi ngờ về mức độ phi tập trung.Vào giữa năm 2019, người đồng sáng lập Lucien Chen đã rời khỏi dự án do một số bất đồng về khía cạnh tập trung của nó.

Sự sai lệch trong sự phân cấp đến từ việc một số Siêu đại diện (Super Representative) của TRON có nhiều quyền biểu quyết hơn những người khác, số biểu quyết này chiếm đến 90% vào thời điểm đó. Do đó, người đồng sáng lập là Chen coi TRON là tập trung và đây cũng chính là điều khiến ông rời đi.

TRON có 27 Siêu đại diện nắm giữ việc xác nhận các block. Tuy nhiên, để tăng cường sự phân cấp cũng như giảm sự tập trung, các đại diện được bầu lại sau mỗi sáu giờ. Ngoài việc bảo mật mạng, các Siêu đại diện bỏ phiếu cho các đề xuất cải tiến bằng cách sử dụng quyền lực được ủy quyền của họ.

Một số người ủng hộ đã gọi hệ thống của TRON là một nền dân chủ trên dây chuyền do tính chất tương tự như chính trị khi tham gia vào các hoạt động quản trị.

Rốt cuộc, các mạng phi tập trung được phân cấp như thế nào?

Các mạng phi tập trung được phân cấp như thế nào? Từ phân tích ở trên, rõ ràng là các mạng blockchain, trong bản chất phi tập trung vẫn tồn tại bản chất tập trung cốt lõi. 

Bitcoin được coi là nền tảng blockchain phi tập trung nhất. Bên cạnh đó còn có Ethereum, mặc dù đôi khi bị cáo buộc là tập trung, nhưng cũng phân cấp hơn so với phần lớn các blockchain hiện có. Và với Ethereum 2.0, sự chuyển đổi từ PoW sang PoS thuần túy có thể dẫn đến sự phân quyền lớn hơn.

Ngoài hai mạng lớn (Bitcoin và Ethereum), hầu hết các mạng khác đã quyết định đánh đổi, hy sinh một phần sự phân quyền để đổi lấy tốc độ, khả năng mở rộng hay một số chức năng mới.

Đây có thể là lý do tại sao hai mạng lớn nhất cũng là hai trong số những hệ thống chậm nhất và cứng nhắc nhất trong số tất cả các mạng phi tập trung. Nhưng cùng với sự phân quyền, sự công bằng, bảo mật và một số các đặc quyền khác, khiến chúng trở thành một thuộc tính đáng giá đáng để bảo tồn.

Kết luận

Bài viết đã cho chúng ta thấy rõ sự phân cấp của các mạng phi tập trung. Thực chất, trong sự phi tập trung ấy vẫn mang bản chất tập trung cốt lõi. Các mạng cũng đã có những thay đổi cũng như nâng cấp để đạt được sự phân quyền mà chúng muốn hướng đến.

Sự phát triển theo con đường nào là tùy thuộc vào sự lựa chọn của các mạng cũng như các nhà phát triển. Việc các nhà đầu tư cần là hiểu rõ bản chất để có thể lựa chọn mạng phù hợp nhất để mang lại lợi ích cho việc đầu tư của mình.

Nội dung được dịch và biên tập lại từ CoinMarketCap. Trong quá trình dịch không tránh được các sai sót khi biên dịch các thuật ngữ chuyên môn. Bạn có thể đọc bài viết gốc tại đây. Cảm ơn các bạn đã ủng hộ tiendientu.com.

Nếu có bất kỳ câu hỏi và chia sẻ, hãy để lại bình luận bên dưới và đừng ngại tham gia X100 Coin Group để được thảo luận, trao đổi cùng các admin và nhiều member khác nhé!

Đừng quên theo dõi thường xuyên trang tiendientu.com – Nơi cung cấp và cập nhật các thông tin chi tiết liên quan về tiền điện tử nhanh nhất.

Nguồn CoinMarketCap.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *